【tỷ số chile】Đưa kiến thức đến tận… tay học trò
Giúp những học sinh không thể học trực tuyến hiện nay,Đưakiếnthứcđếntậntayhọtỷ số chile các trường học trên địa bàn tỉnh đang chủ động triển khai nhiều cách làm để các em đảm bảo theo kịp kiến thức chung.
Học sinh không thể học trực tuyến ở Trường THCS Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, được giáo viên mang bài gửi đến tận nhà các em.
Sau những giờ dạy trực tuyến, cứ mỗi cuối tuần các thầy, cô ở Trường THCS Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, lại tất bật soạn bài học, bài tập đưa đến nhà cho những học sinh không thể học trực tuyến, vì thiếu phương tiện. Đây là cách làm được các thầy, cô tập trung thực hiện từ đầu năm học đến nay, nhằm giúp các em học sinh đảm bảo theo kịp kiến thức. Ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ: “Trường có khoảng 35 học sinh, phải học bằng hình thức giáo viên gửi bài đến tận nhà. Để giúp các em này vẫn theo kịp kiến thức với những học sinh đang học trực tuyến, chúng tôi đã phân công giáo viên mỗi tuần, soạn bài học, kèm bài tập ở tất cả các môn dựa theo thời khóa biểu, mang đến tận nhà gửi cho học sinh. Sau khi giao bài mới, giáo viên sẽ nhận lại các bài tập gửi kèm ở tuần trước, để tiến hành đánh giá”.
Trường THCS Lương Nghĩa có khoảng 569 học sinh theo học, qua rà soát ban đầu, trường có hơn 80 học sinh không có thiết bị học trực tuyến. Theo Ban Giám hiệu nhà trường, trong số học sinh đang phải học bằng hình thức gửi bài đến tận nhà, nhiều em nhà ở những vùng nông thôn sâu. Các thầy cô gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi lại, tuy nhiên để tránh tình trạng quá nhiều bài tập nên mỗi tuần các giáo viên đều đến gửi bài thay vì gửi theo tháng.
Dù nhà chỉ cách trường khoảng 1km, nhưng từ đầu năm học mới đến nay, em Nguyễn Ngọc Nhi, học sinh lớp 8A4, Trường THCS Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, phải học bằng hình thức nhờ thầy cô gửi bài đến tận nhà. Nhi bộc bạch: “Do gia đình cũng khó khăn, nên em không có thiết bị học trực tuyến, nhờ được cô giáo mang bài tập hàng tuần đến, em theo kịp kiến thức các bạn. Học bằng hình thức này, em vẫn được kiểm tra định kỳ, khi nào không hiểu em có thể gọi điện để nhờ cô hướng dẫn thêm”. Gia đình Nhi thuộc diện hộ cận nghèo của địa phương, mẹ em chỉ có nghề bán vé số dạo, cha em thì làm thuê làm mướn, nên cuộc sống khó khăn, chưa thể mua điện thoại thông minh học trực tuyến.
Ở Trường THCS Ngô Quốc Trị, huyện Vị Thủy, năm học 2021-2022 trường có khoảng 1.400 học sinh đang theo học. Qua rà soát, trường có hơn 200 học sinh không có thiết bị học trực tuyến. Bà Đặng Thị Ảnh, Phó Hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ: “Trường có khoảng 15% học sinh không có thiết bị học trực tuyến, các em này ngoài học sinh nghèo, cận nghèo, học sinh khó khăn, còn có một số em sau một thời gian học trực tuyến thiết bị hư không sử dụng được. Với những em này, thông qua số điện thoại liên lạc, chúng tôi vận động các em áp dụng hình thức học cùng bạn, nếu ở gần nhà có bạn nào cùng khối, cùng lớp có thiết bị học trực tuyến các em có thể đến nhà bạn để học nhờ”.
Ngoài tiếp tục áp dụng hình thức trên, hiện nay Trường THCS Ngô Quốc Trị đang triển khai kế hoạch soạn bài gửi đến cho học sinh không thể học trực tuyến. Bài học và bài tập gửi đến học sinh sẽ được soạn với nội dung cô đọng, cốt lõi và trọng tâm nhất, để học sinh dễ tiếp thu.
Ở Trường Tiểu học Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp, đối với những học sinh không có thiết bị học trực tuyến nhiều tháng nay, trường đang áp dụng gửi bài cho học sinh và vận động các em mượn thiết bị của người quen để có thể học trực tuyến. Bà Nguyễn Thị Ngọc Thùy, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Học sinh phải học bằng hình thức gửi bài của trường thường rơi vào khối lớp 4 và lớp 5, số lượng này hiện không nhiều. Bên cạnh gửi bài, các giáo viên sẽ có kiểm tra đánh giá, hướng dẫn thêm và phối hợp với phụ huynh để học sinh tiếp thu bài hiệu quả. Sau thời gian triển khai và thực hiện, theo tôi hình thức học qua việc gửi bài so với trực tuyến thì không bằng, nhưng đây là cách giúp các em theo kịp chương trình, nếu khi trở lại học trực tiếp”.
Trường Tiểu học Kinh Cùng có khoảng 892 học sinh đang theo học, trường đang gặp khó vì một số học sinh, học bằng thiết bị của phụ huynh, nhưng cha mẹ các em phải đi làm, việc học của nhiều em có khi bị gián đoạn, điều này có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả học tập.
Năm học 2021-2022 diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, học sinh không thể tập trung để học tập trong thời gian dài. Vì thế nhiều tháng nay, các trường phải xây dựng kế hoạch giảng dạy và hướng dẫn các em học bằng nhiều hình thức. Đối với những học sinh không có điều kiện học trực tuyến ở các cấp học, ngành giáo dục và đào tạo vẫn đang nỗ lực phối hợp, vận động hỗ trợ thiết bị, sim 4G… để giúp học sinh có thể tham gia học tập trực tuyến.
Bài, ảnh: MỸ XUYÊN
(责任编辑:La liga)
- ·Yên Bái: Nổ lớn ở hàng bơm bóng bay nghệ thuật, khiến 1 người bị thương
- ·Viet Nam concerned over escalating conflict in Gaza Strip
- ·Việt Nam, China beef up defence ties: ministers
- ·Deputy PM welcomes Vientiane Mayor
- ·Chủ tịch Quốc hội: Viettel cần tiếp tục giữ vững vị trí số 1 về viễn thông
- ·Draft law on public investment proposed
- ·Deputy PM holds bilateral meetings at Francophonie Summit
- ·Draft law on public investment proposed
- ·Cách chức Ủy viên Trung ương Đảng khoá XII đối với đồng chí Tất Thành Cang
- ·Việt Nam, Denmark issue joint statement
- ·Đáp án môn Sinh học mã đề 208 THPT Quốc gia 2018 chuẩn nhất
- ·NA deputies talk debt, sea economy
- ·Việt Nam, Russia seek measures to forge bilateral ties
- ·Việt Nam holds its own against external trade threats, achieves 6.7% GDP growth
- ·Đáp án môn Tiếng Anh mã đề 413, 414, 415 THPT quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Deputy PM holds bilateral meetings at Francophonie Summit
- ·Sixth sitting of National Assembly holds great importance: NA Chairwoman
- ·Việt Nam always treasures relations with Malaysia: PM
- ·Đăk Lăk: Sau cái chết bất thường của nữ hiệu trưởng, phòng khám tư nhân bị đình chỉ
- ·Congratulations keep coming to new Vietnamese President