会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ttbd keo nha cai】Đại biểu Quốc hội lên tiếng về một số vụ giám đốc thẩm đình đám!

【ttbd keo nha cai】Đại biểu Quốc hội lên tiếng về một số vụ giám đốc thẩm đình đám

时间:2025-01-11 05:24:46 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:967次

Luật sư - đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa..

Không chỉ có vụ Hồ Duy Hải mà vụ ly hôn của vợ chồng “Vua cà phê” Trung Nguyên cũng gây ra nhiều hoang mang, lo lắng trong cộng đồng doanh nhân, nhất là những cặp vợ chồng đang cùng là cổ đông của các công ty lớn, dưới phân tích của Luật sư - đại biểu Trương Trọng Nghĩa.

Thưa ông, được biết ít ngày trước, Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội đã có phiên họp toàn thể để xem xét các vấn đề xung quanh phiên xử giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, sau đó cơ quan này đã có văn bản kiến nghị gửi tới cấp có thẩm quyền về nhiều nội dung phiên tòa. Từ vụ án này, là một thành viên Uỷ ban Tư pháp, ông đánh giá thế nào về việc xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm?

Theo luật định, bản án hình sự phúc thẩm có hiệu lực thi hành ngay. Tuy nhiên, ở đa số các quốc gia, trong đó có Việt Nam, pháp luật tố tụng luôn dành cho các bị cáo hay đương sự quyền kiến nghị xem xét lại bản án phúc thẩm bằng thủ tục giám đốc thẩm.

Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng, có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết vụ án hoặc kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án. Giám đốc thẩm là cơ hội cuối cùng của bị cáo, đương sự khi cho rằng bản án phúc thẩm bất hợp lý, trái pháp luật, gây thiệt hại cho họ.

Theo tôi, nếu việc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm làm tốt thì đơn đề nghị giám đốc thẩm sẽ giảm bớt. Tuy nhiên, số lượng đơn này lại tăng lên trong các năm qua, gây áp lực cho việc xét đơn và xét xử giám đốc thẩm của tòa cấp trên, tỷ lệ giải quyết đơn chưa đạt chỉ tiêu do Quốc hội đề ra.

Về chất lượng, trên nguyên tắc, bản án giám đốc thẩm phải là một sản phẩm thể hiện được tinh hoa trí tuệ, công minh, khách quan, có sức thuyết phục cao. Vừa qua, một số bản án giám đốc thẩm hình sự vẫn để lại nhiều ý kiến. Thậm chí có hai đoàn đại biểu Quốc hội gửi văn bản chính thức về một số vụ giám đốc thẩm.

Tôi nghĩ, Toà án nhân dân tối cao cần quan tâm nhiều hơn đến công tác này.     

Tình trạng giám đốc thẩm hình sự như vậy, còn giám đốc thẩm các vụ án dân sự hiện nay thì sao, thưa ông?

Giám đốc thẩm dân sự thì tình hình đáng lo ngại hơn, vì nhiều bản án dân sự sơ và phúc thẩm có biểu hiện tùy tiện, trái hoặc bỏ qua các quy định pháp luật, trong khi yêu cầu cao nhất đối với thẩm phán là “độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”.

Thậm chí, có vụ, giám đốc thẩm đã hủy án sơ, phúc thẩm, chỉ rõ những sai phạm và yêu cầu khắc phục khi xét xử sơ thẩm lại, nhưng thẩm phán cấp dưới vẫn giữ nguyên quan điểm, lặp lại sai lầm khi xét xử sơ thẩm lại.

Từ thực tế trên, tôi cho rằng việc xét đơn kiến nghị giám đốc và xét xử giám đốc thẩm cần được tiến hành khẩn trương hơn, chuẩn mực hơn, với những phân tích, lập luận có sức thuyết phục cao hơn để sửa chữa, khắc phục những sai phạm của bản án sơ, phúc thẩm bị kháng nghị.

Trước tình hình xét xử phúc thẩm dân sự có xu hướng tùy tiện, chất lượng không cao, khiến cho nhu cầu xử lý đơn kiến nghị và xét xử giám đốc thẩm đang tăng nhanh thì phải thấy rằng, vai trò xét xử giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự ngày càng quan trọng.

Kháng nghị Giám đốc thẩm dân sự gần đây nhất là vụ xét xử ly hôn của vợ chồng "vua cà phê" Trung Nguyên. Liên quan đến vụ ly hôn “đình đám” này, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ra quyết định kháng nghị với cả bản án sơ thẩm và phúc thẩm của các cấp tòa, chỉ ra nhiều vấn đề cả về nội dung cũng như những vi phạm trong tố tụng. Như ông đề cập, sai sót trong hoạt động xét xử quả thật không ít?

Vụ án ly hôn của vợ chồng Tập đoàn Trung Nguyên là một vụ án dân sự điển hình, thu hút sự quan tâm lớn của xã hội, nhất là tầng lớp doanh nhân.

Sau khi xử sơ thẩm, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao TP.HCM đã có kháng nghị phúc thẩm, chỉ ra nhiều sai phạm nghiêm trọng của bản án sơ thẩm, nhưng tòa phúc thẩm không sửa chữa những sai phạm đó và đã y án sơ thẩm đối với những nội dung quan trọng nhất.

Sau bản án phúc thẩm, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã lại kháng nghị giám đốc thẩm, nêu lên những sai phạm cũ và mới. Kháng nghị chỉ ra nhiều sai phạm nghiêm trọng và tính nghiêm trọng của các sai phạm trong vụ án này đã gây ra nhiều hoang mang, lo lắng trong cộng đồng doanh nhân, nhất là những cặp vợ chồng đang cùng là cổ đông của các công ty lớn.

Tôi ví dụ, kháng nghị khẳng định, chứng thư thẩm định giá đã hết hiệu lực 6 tháng, nhưng Tòa phúc thẩm vẫn căn cứ vào các chứng thư đó mà không định giá lại là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Điểm đáng chú ý nữa, khi quyết định chia tài sản chung của hai vợ chồng, tòa chia cho người vợ một số bất động sảnvà tiền tài khoản ngân hàngdo người khác đứng tên, nhưng tòa lại không triệu tập những người ấy, mà không kiểm tra xem là của ai và tài sản đó có còn không? Kháng nghị xem đây là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng…

Ví dụ khác là việc tòa sơ và phúc thẩm chia toàn bộ cổ phần, phần vốn góp cho người chồng, buộc người vợ nhận bằng giá trị và rời khỏi tập đoàn. Kháng nghị giám đốc thẩm cho rằng quyết định này là không đúng, không bảo đảm quyền lợi của người vợ về quyền được kinh doanh theo quy định của pháp luật. Kháng nghị giám đốc thẩm cũng không chấp nhận việc chia cho người chồng nhiều hơn người vợ 20% tài sản.

Theo đánh giá của Luật sư, những vụ việc "đình đám” như vậy, tác động xã hội mà nó tạo ra sẽ như nào với môi trường kinh doanh?

Đất nước ta đang xây dựng kinh tếthị trường, khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển. Nền kinh tế nước ta đã tăng trưởng mạnh trong nhiều năm qua, tầng lớp doanh nhân trung bình và “đại gia” tăng lên đáng kể. Không ít người sở hữu tài sản hàng chục ngàn tỷ, hay nắm giữ các các tập đoàn kinh tế lớn hàng trăm ngàn tỷ, với hàng vạn cổ đông lớn, nhỏ, trong và ngoài nước.

Không chỉ các vụ xét xử tranh chấp về kinh doanh, thương mại mà các vụ án dân sự như thừa kế, ly hôn liên quan đến họ tác động trực tiếp chẳng những đến quan hệ gia đình, thân tộc, đến tình cảm, danh dự, mà còn có thể gây thiệt hại không nhỏ về uy tín, về thương hiệu, ảnh hưởng các lợi ích vật chất, tài sản rất lớn.

Vì thế, theo tôi, các ủy ban hay hội đồng thẩm phán khi xét xử giám đốc thẩm phải hết sức công minh, trí tuệ và khách quan để sửa chữa những sai phạm, thiếu sót của bản án sơ, phúc thẩm, từ đó có những bản án giám đốc thẩm có sức thuyết phục cao, làm mẫu mực cho các tòa án cấp dưới, tạo được sự “tâm phục, khẩu phục” của đương sự và công luận xã hội.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Trường hợp nào được xử lý không thu thuế trên Hệ thống MGH?
  • Environmental violations and property scams focus of NA discussion
  • East Sea: Sovereignty protection is top priority
  • Việt Nam treasures ties with China’s Yunnan province: Deputy PM
  • Khởi tố vụ án hai ô tô tông nhau ở Đồng Nai khiến 4 người chết
  • PM Phúc meets Japanese local official
  • Việt Nam, China forge defence cooperation
  • Deputies question Long Thành Airport investor choice
推荐内容
  • Trung Quốc lên tiếng "trấn an" về nguy cơ bệnh đường hô hấp do virus HMPV
  • PM Nguyễn Xuân Phúc holds meetings at ASEAN Summit
  • VNA leader suggests ways to win public trust in battle with fake news
  • Hồ Chí Minh lays foundation for Vietnamese cultural diplomacy
  • Trong năm 2024 trung bình mỗi tháng có 6.348 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
  • Việt Nam wants to expand ties with South Africa: Deputy PM