【tỷ lệ kèo c2】Bộ Tài chính đối thoại với DN Hàn Quốc về lĩnh vực thuế, hải quan
Cải cách, hiện đại hóa về thuế, hải quan
Đến tham dự hội nghị có bà Lee Miyon, Công sứ Đại sứ quán Đại Hàn Dân Quốc tại Việt Nam; Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn; Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan, Tổng Cục Hải quan Âu Anh Tuấn và đại diện các vụ, cục thuộc Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan. Đặc biệt có sự tham gia của đại diện của khoảng 200 DN Hàn Quốc kinh doanh và đầu tư tại khu vực phía Nam.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn cho biết, năm 2017 là năm thứ 10 diễn ra hội nghị đối thoại giữa Bộ Tài chính Việt Nam với các DN Hàn Quốc. Các hội nghị này là cố gắng nỗ lực của Bộ Tài chính Việt Nam nhằm hỗ trợ DN Hàn Quốc trong việc thực thi chính sách và thủ tục hành chính thuế và hải quan.
Năm 2017 là năm Việt Nam và Hàn Quốc kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong những năm qua, quan hệ Việt Nam và Hàn Quốc đã có những phát triển vượt bậc về kinh tế. Có được thành tựu đó, bên cạnh sự vươn lên của khối DN trong nước, phải kể đến sự đóng góp quan trọng của các DN đầu tư nước ngoài, trong đó có cộng đồng DN Hàn Quốc. Sau 25 năm thực hiện các hoạt động đầu tư vào Việt Nam, Hàn Quốc đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu và đối tác đầu tư trực tiếp lớn nhất của Việt Nam.
Ông Cao Anh Tuấn nhấn mạnh, Bộ Tài chính luôn ưu tiên chú trọng cải cách thủ tục hành chính về thuế và hải quan, chú trọng hiện đại hóa công tác quản lý thu thuế, tạo môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi cho DN.
Đại diện DN Hàn Quốc nêu vướng mắc tại hội nghị. Ảnh T.D |
Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan đã tích cực triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, điện tử hóa nhiều khâu, giảm thủ tục hành chính, giúp DN giảm thời gian đăng ký, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế, thời gian thông quan hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và dịch vụ của DN.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện áp dụng các quy định của chính sách và thủ tục hành chính vào thực tiễn không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc. Vì vậy, thông qua những buổi đối thoại như hôm nay, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan mong muốn nhận được những phản hồi tích cực từ phía cộng đồng DN nhằm tiếp tục cải cách, hoàn thiện theo hướng ngày càng minh bạch, giúp người nộp thuế thực hiện chính sách thuế và hải quan đầy đủ, nhanh chóng và thuận tiện, góp phần khuyến khích xuất khẩu và phù hợp với thông lệ quốc tế, cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của Việt Nam.
Bà Lee Miyon, Công sứ Đại sứ quán Đại Hàn Dân Quốc tại Việt Nam khẳng định, trong 25 năm qua, mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam đã được thiết lập trên nhiều lĩnh vực. Đến nay, Hàn Quốc đã trở thành nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam với sự đóng góp ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Để có được những thành công đó là sự hỗ trợ không nhỏ của Bộ Tài chính thông qua nhiều hội nghị đối thoại nhằm tháo gỡ vướng mắc cho DN trong lĩnh vực thuế và hải quan.
Gỡ nhiều vướng mắc cho DN
Tại hội nghị, bên cạnh việc phổ biến những chính sách và thủ tục hành chính Thuế, những chính sách mới về pháp luật Hải quan từ tháng 9/2016 đến nay, đại diện Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan cũng đã giải đáp nhiều vướng mắc cho DN Hàn Quốc liên quan đến các vấn đề như: Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu, thời điểm tính thuế, hoàn thuế GTGT…
Liên quan đến vướng mắc của Hiệp hội DN Hàn Quốc đầu tư tại Bình Dương về đối tượng hoàn thuế trong vấn đề nộp thuế GTGT khi nhập khẩu nguyên liệu thô và vật liệu ứng dụng, đại diện Vụ chính sách Thuế, Tổng cục Thuế cho biết, căn cứ theo quy định tại khoản 3, Điều 1, Thông tư 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính là cơ sở kinh doanh phải nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng/quý thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo.
Đồng thời, căn cứ theo quy định về hoàn thuế đối với hàng hóa dịch vụ xuất khẩu tại Thông tư 130, trường hợp DN nhập khẩu nguyên liệu thô và vật liệu ứng dụng để xuất khẩu thì DN không phải tính thuế GTGT đầu ra, nhưng thuế GTGT đầu vào của sản phẩm không được hoàn thuế. Trường hợp DN nhập khẩu nguyên liệu thô và vật liệu ứng dụng để sản xuất thành sản phẩm khác sau đó xuất khẩu hoặc vừa xuất khẩu vừa bán trong nước thì số thuế GTGT đầu vào của sản phẩm xuất khẩu được xem xét hoàn thuế theo quy định…
Trả lời vướng mắc của Công ty CP Phát triển Phú Mỹ về kiến nghị giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với loại hình kinh doanh golf, đại diện Vụ chính sách Thuế cho rằng, bản chất của thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế gián tiếp được cấu thành trong giá sản phẩm dịch vụ do người mua hàng trả khi sử dụng hàng hóa dịch vụ. Tổ chức cá nhân có sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là người nộp thuế thay cho người tiêu dùng và thuế suất 20% về kinh doanh golf đã được quy định tại Luật. Do đó, việc kiến nghị giảm thuế suất kinh doanh loại hình này vượt thẩm quyền của Bộ Tài chính.
Về lĩnh vực Hải quan, trả lời vướng mắc của Hiệp hội các DN Hàn Quốc về việc miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu cho một số mặt hàng như Billet nhôm, Profile nhôm và một số mã hàng khác, ông Nguyễn Ngọc Hưng, Phó Cục trưởng Cục thuế XNK, Tổng cục Hải quan cho biết, thời gian qua, Bộ Tài chính cũng nhận được kiến nghị của DN về việc điều chỉnh giảm thuế suất xuất khẩu về 0% đối với một số mặt hàng nhôm thuộc nhóm HS 76.01 và 76.04.
Căn cứ khung thuế xuất khẩu ban hành kèm theo Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 của Quốc hội thì các mặt hàng nhôm thuộc các nhóm trên có khung thuế suất từ 5%-40%. Do đó, việc điều chỉnh giảm thuế suất thuế xuất khẩu về 0% theo kiến nghị là vượt thẩm quyền của Chính phủ.
Tuy nhiên, hiện nay, Bộ Tài chính đang nghiên cứu đề xuất chỉnh giảm thuế xuất đối với mặt hàng nhôm chưa gia công thuộc mã 7601.10.00.10, mã 7601.20.00.10 và nhôm dạng thanh que, hình thuộc nhóm 76.04 về mức thuế 5% (mức thuế thấp nhất trong khung thuế suất của các nhóm hàng này) để xin ý kiến các Bộ, ngành.
Ngoài ra, tại hội nghị các vướng mắc liên quan đến thời điểm tính thuế, hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu của DN Hàn Quốc cũng được giải đáp thỏa đáng.
Đến nay, Hàn Quốc đã và đang đầu tư vào gần 50 tỉnh, thành phố Việt Nam với gần 6.000 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 49 tỷ USD, đứng thứ nhất về tổng vốn đăng ký đầu tư và tổng số dự án đầu tư trong tổng số 115 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Quy mô trung bình mỗi dự án FDI của Hàn Quốc đạt 9,3 triệu USD. Doanh nghiệp FDI của Hàn Quốc là thành phần quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, sử dụng khoảng 70 vạn lao động và đóng góp trên 25% tổng giá trị xuất khẩu Việt Nam (nhập khẩu từ Hàn Quốc chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam). |
(责任编辑:World Cup)
- ·Chống buôn lậu, hàng giả nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu
- ·Dữ trự tại siêu thị tăng 2
- ·Bộ Công Thương tổ chức tập huấn công tác đào tạo, bồi dưỡng năm 2022
- ·Giáo sư Thayer: Việt Nam và Australia có quan điểm chung trong nhiều vấn đề
- ·Các chính sách mới có hiệu lực từ tháng 1/2022
- ·Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 8, 9 vào cùng một kỳ cho 5 tỉnh miền Trung, Tây Nguyên
- ·Không điều chỉnh các tài sản tiền tệ trong luật về tài sản công
- ·474 chung cư sắp sập: TPHCM chờ cơ chế để cải tạo
- ·Đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn
- ·Thổ Nhĩ Kỳ đối mặt với vũ khí diệt tăng nguy hiểm của người Kurd
- ·Đẩy mạnh các ứng dụng hỗ trợ khách hàng
- ·Thông tin về trường hợp mắc Covid
- ·Việt Nam trông đợi gì ở Hiệp định CPTPP sắp được ký?
- ·Tập trận chung Mỹ
- ·Khai giảng lớp đào tạo sơ cấp nghề 'Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp'
- ·Eurocham đánh giá cao các cải cách thuế tại Việt Nam
- ·Obama thăm Việt Nam: Thực đơn chiêu đãi Tổng thống Obama ở VN có gì?
- ·Ngày này năm xưa 30/10: Khánh thành Nhà máy Phân đạm Hà Bắc, thành lập tỉnh Quảng Ninh
- ·Vì môi trường xanh, sạch, đẹp
- ·Tích tụ đất đai: Không thể bỏ nông dân lại phía sau