【xếp hạng 2 đức】"Nâng cao chất lượng tham mưu hỗ trợ doanh nghiệp"
Mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong năm 2013 là khôi phục ổn định vĩ mô,ângcaochấtlượngthammưuhỗtrợdoanhnghiệxếp hạng 2 đức kiềm chế lạm phát và phục hồi tăng trưởng cùng với củng cố niềm tin cho DN và thị trường. Do đó VCCI sẽ tập trung vào các hoạt động tham mưu tư vấn về chính sách và môi trường kinh doanh theo hướng ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng bền vững, các chính sách và chương trình tháo gỡ khó khăn cho DN, hỗ trợ DN vượt khó thông qua đổi mới và tái cấu trúc DN. VCCI cũng sẽ tăng cường tìm kiếm thị trường và đối tác cho DN trong nước, mở rộng quan hệ hợp tác đa phương cho DN.
Trong năm 2013 VCCI sẽ tập trung vào hoạt động nào để tham mưu những chính sách đúng và trúng cho DN, thưa ông?
Chúng tôi sẽ nâng cao hơn nữa chất lượng tham mưu, tư vấn bằng việc đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và tổng kết thực tiễn phát triển kinh tế, phát triển DN trong những năm qua, kết hợp với kinh nghiệm của các nước phát triển để đề xuất các giải pháp đẩy nhanh tốc độ tái cấu trúc nền kinh tế phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và tình hình thế giới thời kì hậu khủng hoảng.
Bên cạnh đó, hoạt động điều tra, khảo sát cũng là một thế mạnh của VCCI, hỗ trợ công tác tham mưu hiệu quả. Trong năm, VCCI sẽ đẩy mạnh các hoạt động “Hậu công bố PCI” thông qua các hoạt động như tổ chức các hội thảo chẩn đoán, phân tích PCI, tư vấn trực tiếp cho các địa phương nhằm hỗ trợ các địa phương cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển kinh tế, thu hút đầu tư và đánh giá hiệu quả của việc công bố chỉ số PCI đối với việc cải thiện môi trường kinh doanh và cải cách thủ tục hành chính ở các địa phương. Song song với việc điều tra và công bố chỉ số PCI, Báo cáo đánh giá chất lượng hoạt động xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật của các bộ liên quan đến DN (MEI) do Phòng xây dựng cũng là một kênh tham khảo quan trọng góp phần minh bạch hóa và nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh. Cũng trong các hoạt động điều tra, khảo sát, năm 2013, “Khảo sát động thái DN Việt Nam” sẽ tiếp tục thực hiện nhằm tập hợp các phản hồi chính sách từ phía DN để kiến nghị với Chính phủ.
VCCI cũng có thế mạnh về tập hợp sức mạnh của các bên: DN, chuyên gia và cơ quan Nhà nước. Trong năm 2013, VCCI sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh này như thế nào, thưa ông?
VCCI sẽ tăng cường hợp tác với các bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội DN tiếp tục tổ chức các hội nghị đối thoại với DN tập trung vào các lĩnh vực thuế, hải quan, xây dựng, XNK, phối hợp tìm kiếm các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế và DN.
Bên cạnh những giải pháp hỗ trợ thị trường trong nước, VCCI có kế hoạch gì đối với thị trường nước ngoài?
Đây là một mảng hoạt động quan trọng của VCCI. Phòng sẽ đẩy mạnh hoạt động của các Diễn đàn DN và Hội đồng kinh doanh, xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động hiệu quả giữa các hội đồng kinh doanh và diễn đàn DN giữa Việt Nam với các nước. Cùng với việc tập trung triển khai mạnh mẽ và sâu rộng các hoạt động trong khuôn khổ các diễn đàn phù hợp với quan hệ thương mại, đầu tư với từng nước và khu vực, VCCI hy vọng sẽ nắm bắt được mong muốn hợp tác kinh doanh của DN tại các thị trường này, khai thác và hỗ trợ DN Việt Nam đẩy mạnh XK vào các thị trường theo các diễn đàn.
Ngoài ra chúng tôi cũng sẽ tiếp tục tổ chức tốt hơn nữa các đoàn DN tháp tùng các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước đi làm việc tại các nước. Công tác xúc tiến thương mại (khảo sát thị trường, hội chợ triển lãm, chắp mối kinh doanh, hội nghị hội thảo, gặp gỡ tiếp xúc DN...) sẽ được tiến hành một cách chuyên nghiệp, có chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của DN, nâng cao uy tín và xây dựng hình ảnh về môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam.
Xin cảm ơn ông!
Tìm ra những điểm mấu chốt để từ đó tạo được sức bật cho DN là điều quan trọng. Báo Hải quan ghi lại những khuyến nghị của các chuyên gia về những yếu điểm để có một sức bật tốt cho DN. PGS. TS Lê Quân, nguyên Giám đốc Trung tâm Đào tạo và giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội: Nhân lực tốt là một cột trụ quan trọng để DN kiến thiết sức cạnh tranh của mình. Nếu dây chuyền thiết bị hiện đại nhưng nguồn nhân lực không đủ khả năng và kiến thức để vận hành, cỗ máy đó cũng chỉ là những bộ sắt thép. Một nguồn nhân lực tốt, từ người quản lý từng bộ phận sẽ hiểu, sử dụng hiệu quả và phát huy tiềm năng trong nguồn lực con người của mỗi cá nhân. Còn với một đội ngũ cán bộ nhân viên, công nhân giỏi, đồng thuận và nhiệt huyết với DN, DN đó mới có một sức mạnh tổng hợp mà không gì có thể tạo ra được. Do đó, DN không chỉ cần quan tâm lựa chọn, tuyển dụng nhân sự giỏi, bổ sung cho nguồn nhân lực của mình mà còn cần tái đào tạo, nâng cao chất lượng nhân sự hiện có. Những kinh nghiệm về quản trị nhân sự của Tập đoàn Phú Thái, FPT… là những điển hình tốt. Trong đường hướng hoạt động về nhân sự của Phú Thái hay FPT, nhân viên luôn được đào tạo trong một môi trường để vươn lên. Tại đây, toàn bộ nhân viên được tạo mọi điều kiện để đào tạo và tái đào tạo theo yêu cầu công việc của cá nhân. Nhân viên của hai tập đoàn này cũng được làm việc và học tập trong một môi trường như gia đình, ở đó, các thành viên quan tâm và chia sẻ với nhau, động viên nhau trong công việc. Ông Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương: Cơ hội cho các DN trong khủng hoảng kinh tế không phải là không có. Để có một sức lực tốt, chuẩn bị cho đà vươn lên sau khoảng thời gian khó khăn, DN cần biết tập trung đồng vốn vào một hay hai mục đích chính. Nếu DN nào khôn ngoan sẽ biết đầu tư mua lại dây chuyền thiết bị hiện đại của những DN cùng ngành nghề nhưng không thể trụ lại trong khó khăn. Những dây chuyền này sẽ giúp DN đỡ một phần lớn chi phí bởi được mua với giá chỉ bằng 1/3-1/2 giá của thiết bị. Tuy nhiên, DN muốn làm được điều này phải chịu cắt lỗ, chấp nhận hy sinh, mất mát, loại bỏ lãng phí. Với một tinh thần như thế DN sẽ tìm được phương hướng mới cho mình. Không thể ngồi thụ động chờ đợi sự cứu trợ bởi sẽ không có sự cứu trợ nào đủ để cứu tất cả, mà phải chủ động sáng tạo từ cái mình có. Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế: Thương hiệu là vấn đề không thể thiếu của một DN trong bất kỳ giai đoạn kinh tế nào, đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn kéo dài như hiện nay. Với một DN đã xây dựng được thương hiệu trong thời kỳ trước khó khăn, cần cắt riêng một khoản đầu tư phù hợp về bảo vệ thương hiệu đã có. Còn với một DN mới nổi, tạo được thương hiệu là vấn đề khó, do đó cần xác định thị trường nhỏ, thị trường ngách phù hợp với mình, sau đó thiết kế được sản phẩm thích hợp với thị hiếu tiêu dùng và tiến đến xây dựng, bảo vệ thương hiệu sản phẩm, thương hiệu DN của mình. H.H (ghi) |
An Tư (thực hiện)
(责任编辑:Thể thao)
- ·PTT Vũ Đức Đam: Thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp trong học sinh sinh viên
- ·Party chief urges expediting major corruption cases
- ·Việt Nam calls for prevention of famine in Yemen
- ·Việt Nam has turned a crisis into an opportunity for success: Korean ambassador to ASEAN
- ·Tiếp tục chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng
- ·RCEP signing strengthens the centrality of ASEAN
- ·Expert, official praise Việt Nam's performance as ASEAN Chair
- ·UN member states highlight importance of 1982 UNCLOS
- ·Những chiếc ô tô nào sẽ phải đóng thuế tài sản
- ·Vietnamese, Dutch PMs hold phone talks
- ·Bộ Y tế công bố thêm 7 ca nhiễm Covid
- ·VN shows strong leadership in keeping region cohesive and responsive
- ·Prime Minister holds phone talks with US President
- ·Jail terms upheld for Sơn La officials involved in high school exam scandal
- ·Hà Nội: Khắc phục các tồn tại trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải
- ·Four guilty over deaths of 39 Vietnamese migrants
- ·Việt Nam Fatherland Front urged to uphold its role in 90th founding anniversary
- ·Inspection agency's roles and rights need to be cleared: official
- ·Vụ MC Minh Tiệp: Có thể bị truy tố hình sự về tội hành hạ người khác với mức phạt 3 năm tù
- ·US wants to promote comprehensive partnership with Việt Nam: US security advisor