【nhận định sevila】Hơn 220.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch bệnh
Khoảng 926 nghìn tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
Ông Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế NHNN cho biết,ơntỷđồnghỗtrợdoanhnghiệpbịảnhhưởngdịchbệnhận định sevila tính đến nay, có 23 TCTD báo cáo về tác động của dịch bệnh. Theo đó, ước tính có khoảng 926.000 tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, chiếm khoảng 14,27% trên tổng dư nợ của 23 TCTD này và chiếm khoảng 11,3% dư nợ cho vay toàn hệ thống. Trong đó, một số ngành bị ảnh hưởng lớn như nông, lâm nghiệp và thủy sản, DN có hoạt động xuất nhập khẩu, dịch vụ lưu trú, ăn uống, thực phẩm, đồ uống, vận tải, dệt may, da giầy, điện tử, điện lạnh, dầu khí, du lịch, giáo dục… Vì thế, trong khoảng 3 tuần trở lại đây, các TCTD đã thực hiện chỉ đạo của NHNN khẩn trương rà soát tình hình khách hàng vay vốn để chủ động xây dựng chương trình, kịch bản hành động nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn.
Ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết, bước đầu ghi nhận các TCTD đã hỗ trợ cho trên 44.000 khách hàng với dư nợ khoảng 222.000 tỷ đồng, thông qua các biện pháp như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay các khoản nợ hiện hữu, giảm lãi vay các khoản cho vay mới, miễn giảm các loại phí, triển khai các chương trình, sản phẩm tín dụng... để chia sẻ khó khăn, hỗ trợ DN khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, gần 30 ngân hàng thương mại đã đồng hành cùng Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) triển khai các chương trình miễn, giảm phí chuyển tiền, nhằm chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng và khách hàng. Đồng thời, Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) đã giảm mức thu dịch vụ thông tin tín dụng để giúp các TCTD giảm chi phí, hạ lãi suất, qua đó gián tiếp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của DN.
Để tăng cường hỗ trợ DN vượt qua khủng hoảng, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết thêm, NHNN đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan tích cực, khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp lý, nhằm tạo điều kiện cho cả TCTD và các DN trong việc khắc phục khó khăn, thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Trong đó, NHNN đang tiến hành các thủ tục để ban hành gấp thông tư hướng dẫn các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Được biết, các ngân hàng thương mại cũng bày tỏ mong muốn NHNN sớm ban hành thông tư hướng dẫn trên để các ngân hàng thống nhất cách thực hiện, tránh để mỗi ngân hàng làm một kiểu sẽ dễ dẫn đến rủi ro cho bản thân các ngân hàng cũng như toàn hệ thống.
Thiệt hại còn kéo dài
Chia sẻ về tác động của dịch Covid-19, ông Trần Trọng Kiên – Chủ tịch Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB) cho biết, dịch Covid-19 đã và đang gây ra tác động nặng nề đối với nhiều ngành kinh tế của Việt Nam, trong đó du lịch được đánh giá là một trong những ngành chịu thiệt hại nặng nề nhất.
Theo ông Kiên, nghiên cứu ban đầu của TAB cho thấy, tỷ lệ lấp buồng của các khách sạn trong tháng 2/2020 đã giảm từ 20% đến 50% so với cùng kỳ năm ngoái, tùy vào vị trí ở các thành phố lớn (Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh) hay ở các địa danh nghỉ dưỡng (Sa Pa, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Cam Ranh, Nha Trang, Phú Quốc…). Đối với các công ty quản lý điểm đến và các DN lữ hành tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Hạ Long, ghi nhận mức giảm khoảng 50% khách so với cùng kỳ năm ngoái. Đối với mảng MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm), đây là mảng bị thiệt hại nặng nhất do nhiều công ty quốc tế lớn cấm cán bộ, nhân viên của họ đi nước ngoài.
Đặc biệt, các DN khách sạn ở Cam Ranh, Nha Trang (Khánh Hòa) cho biết, tỷ lệ lấp buồng của các khách sạn chuyên đón du khách Trung Quốc giảm tới 98%, còn các khách sạn phục vụ đa dạng đối tượng khách thì bị hủy đặt buồng trung bình 50% và số lượng đặt buồng tương lai bị hủy tới 70%. Các thị trường tốt nhất tại thời điểm này chủ yếu là Vương quốc Anh, châu Âu và Úc, với mức sụt giảm đặt buồng mới chỉ cỡ 20%, trong khi thị trường Mỹ bị giảm 40% và Nga giảm 50%...
“Các điểm tham quan du lịch và điểm đến du lịch lớn đều bị thiệt hại. Đơn cử, bình thường vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) đón trung bình khoảng từ 7.000 đến 8.000 khách mỗi ngày, nhưng khảo sát của TAB vào một ngày trung tuần tháng 2/2020, số khách chỉ còn khoảng 2.300, đa phần là khách châu Âu. Các chủ cửa hàng bán đồ lưu niệm tại các điểm du lịch lớn trong cả nước cũng cho biết nhìn chung tình hình kinh doanh giảm 50% vì không còn khách Trung Quốc, trong khi khách Hàn Quốc, Nhật Bản… cũng đã vắng hơn nhiều” – ông Kiên thông tin.
Ông Kiên cũng cho biết thêm, hồi dịch SARS bùng nổ năm 2013, có tới 400.000 khách du lịch nước ngoài hủy tour đến Việt Nam. Tuy nhiên theo ông Kiên, ngành du lịch hồi đó có quy mô nhỏ hơn nhiều và tỷ lệ đóng góp trực tiếp của ngành vào GDP Việt Nam ít hơn nhiều (dưới 4%). Trong khi đó hiện nay, ngành du lịch đã đóng góp trực tiếp tới 9,2% GDP Việt Nam và đóng góp gián tiếp, lan tỏa vào GDP Việt Nam có thể lên đến 18%. Diễn biến của dịch Covid-19 vẫn đang hết sức phức tạp, khó lường, vì thế, cũng giống như nhiều ngành kinh doanh khác, thiệt hại đối với ngành du lịch ngày càng lớn và có thể sẽ kéo dài.
Chia sẻ với khó khăn của các DN Việt trước đại dịch Covid-19, từ góc độ hiệp hội, ông Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng, các DN là “mạch máu” của nền kinh tế, trực tiếp tạo nên tăng trưởng của đất nước. Tuy nhiên, các DN Việt Nam phần lớn là DN vừa và nhỏ chiếm đến khoảng 97% tổng số DN, với đặc tính quy mô như vậy, các DN Việt rất dễ bị tổn thương trước những biến động lớn của thị trường, thậm chí nhiều DN không thể chống đỡ nổi dẫn đến phá sản. Vì vậy, Chính phủ, các bộ, ngành cần có những giải pháp hỗ trợ trước mắt kịp thời, nhất là các chính sách hỗ trợ về tài chính, tín dụng, để DN trụ vững trong giai đoạn khó khăn hiện nay cũng như có điều kiện phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh khi dịch bệnh kết thúc.
Hiện nay, ngành du lịch đã đóng góp trực tiếp tới 9,2% GDP Việt Nam và đóng góp gián tiếp, lan tỏa vào GDP Việt Nam có thể lên đến 18%. Diễn biến của dịch Covid-19 vẫn đang hết sức phức tạp, khó lường, vì thế, cũng giống như nhiều ngành kinh doanh khác, thiệt hại đối với ngành du lịch ngày càng lớn và có thể sẽ kéo dài. |
Diệu Thiện
(责任编辑:World Cup)
- ·Chỉ đạo nóng vụ đường 12 tỷ chưa nghiệm thu đã rạn nứt
- ·Những đại gia chi triệu đô mời người nổi tiếng đến Việt Nam
- ·Smartphone giá rẻ dưới 4 triệu vừa lên kệ Thế Giới Di Động
- ·So sánh ô tô bán tải Mazda BT
- ·Cá nhân không thực hiện đúng quy định về gia hạn tạm trú có thể bị phạt 1 triệu đồng
- ·Vì sao ít thương hiệu Việt có clip quảng cáo xúc động?
- ·Giá vàng hôm nay 3/6/2015 đạt đỉnh hơn 1 tuần
- ·So sánh ô tô giá rẻ Chevrolet Spark và Mitsubishi Mirage
- ·Ngày 3/1: Giá bạc đồng loạt tăng cả thị trường thế giới và trong nước
- ·Du lịch 30/4 tại Sài Gòn và cẩm nang từ A đến Z
- ·Chuyến xe 52 chỗ phủ kín rèm, hàng chục người bị lừa 'vào tròng' đi xem đất
- ·Ung thư buồng trứng do ngồi quá nhiều?
- ·Giá vàng hôm nay 15/7/2015 giảm phiên thứ 4 liên tiếp
- ·Giá vàng hôm nay ngày 28/4/2015 bất ngờ vượt ngưỡng 1.200 USD
- ·Bộ Công an đề xuất xe đưa đón học sinh phải có màu sơn riêng
- ·Smartphone giá rẻ pin 'khủng' cho chuyến du lịch dài ngày
- ·Cơ hội mới cho thương mại Việt Nam
- ·Phát triển thị trường rau quả sạch tại Việt Nam
- ·Microsoft ra laptop đầu tiên, cập nhật nhiều thiết bị Windows 10
- ·Smartphone hot nhất Samsung sở hữu thiết kế màn hình cong độc quyền