【kết quả truc tuyến】RCEP: Một hiệp định thương mại mới sẽ định hình nền kinh tế và chính trị toàn cầu
Đây được cho là hiệp định thương mại tự do lớn nhất trong lịch sử. RCEP và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP),ộthiệpđịnhthươngmạimớisẽđịnhhìnhnềnkinhtếvàchínhtrịtoàncầkết quả truc tuyến được ký kết vào năm 2018 và cũng do các thành viên Đông Á chi phối, là những hiệp định thương mại tự do đa phương lớn duy nhất được ký kết trong thời chính quyền Tổng thống Donald Trump mà không có sự tham gia của Mỹ. Ấn Độ và Mỹ lần lượt là thành viên của RCEP và CPTPP, nhưng đã rút khỏi các hiệp định ban đầu. Vì các hiệp định hiện đã được định hình nên sẽ kích thích mạnh mẽ sự hội nhập nội khu vực Đông Á. Đây một phần là kết quả của các chính sách Mỹ và đặt ra thách thức để Mỹ cần phải tái cân bằng các chiến lược kinh tế và an ninh để không chỉ thúc đẩy các lợi ích kinh tế mà còn cả các mục tiêu an ninh của mình.
Ý nghĩa kinh tế của RCEP
RCEP sẽ kết nối khoảng 30% người dân và sản lượng của thế giới, trong bối cảnh chính trị phù hợp, sẽ tạo ra lợi ích đáng kể. Theo các mô phỏng tính toán đã công bố gần đây của Viện Brookings, RCEP có thể tăng thêm 209 tỷ USD hàng năm vào thu nhập thế giới và 500 tỷ USD cho thương mại thế giới vào năm 2030. Các chuyên gia cũng ước tính rằng RCEP và CPTPP sẽ bù đắp tổn thất toàn cầu từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, mặc dù không phải cho Trung Quốc và Mỹ. Các hiệp định mới sẽ làm cho nền kinh tế của Bắc Á và Đông Nam Á hoạt động hiệu quả hơn, kết nối các thế mạnh của họ về công nghệ, sản xuất, nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên.
Tác động của RCEP là rất ấn tượng mặc dù hiệp định này không khắt khe như CPTPP. HIệp định khuyến khích các chuỗi cung ứng trên toàn khu vực nhưng cũng phục vụ cho những nhạy cảm chính trị. Các quy định về sở hữu trí tuệ của RCEP bổ sung rất ít vào những gì nhiều thành viên áp dụng và thỏa thuận không đề cập đến lao động, môi trường hoặc doanh nghiệp nhà nước - tất cả các chương chính trong CPTPP. Tuy nhiên, các hiệp định thương mại lấy ASEAN làm trung tâm có xu hướng cải thiện theo thời gian. Đông Nam Á sẽ được hưởng lợi đáng kể từ RCEP (19 tỷ USD mỗi năm vào năm 2030) nhưng ít hơn Đông Bắc Á vì khu vực này đã có các hiệp định thương mại tự do với các đối tác RCEP. Nhưng RCEP có thể cải thiện khả năng nâng cao lợi nhuận từ việc tiếp cận thị trường bằng cách tăng cường các liên kết vận tải, năng lượng và thông tin liên lạc. Các quy tắc xuất xứ thuận lợi của RCEP cũng sẽ thu hút đầu tư nước ngoài.
Ý nghĩa địa chính trị của RCEP
RCEP là một thành công của chính sách ngoại giao của ASEAN. Giá trị của một hiệp định thương mại Đông Á lớn từ lâu đã được công nhận, nhưng cả Trung Quốc và Nhật Bản, những nền kinh tế lớn nhất trong khu vực, đều không phải là “kiến trúc sư” cho “dự án hội nhập” này. Bế tắc đã được giải quyết vào năm 2012 bằng một thỏa thuận đề xuất do ASEAN làm trung gian bao gồm cả Ấn Độ, Australia và New Zealand là thành viên và giao ASEAN chịu trách nhiệm đàm phán hiệp định. Nếu không có “vai trò trung tâm của ASEAN”, RCEP có thể không bao giờ được đưa ra.
Với quá trình kéo dài 8 năm đàm phán kiên nhẫn theo “cách thức ASEAN”, mà các bên tham gia thường mô tả, với các mức độ khác nhau, lúc chậm chạp, khi đồng thuận và linh hoạt một cách bất thường. RCEP cũng sẽ thúc đẩy hội nhập kinh tế Đông Bắc Á. Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã từng lưu ý rằng các cuộc đàm phán về hiệp định thương mại tự do ba bên Trung Quốc-Hàn Quốc-Nhật Bản, vốn đã bị mắc kẹt trong nhiều năm, sẽ trở nên tích cực ngay sau khi có thể kết thúc đàm phán về RCEP. Trong một bài phát biểu cấp cao vào đầu tháng 11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hứa sẽ “đẩy nhanh các cuộc đàm phán về hiệp định đầu tư Trung Quốc-EU và hiệp định thương mại tự do Trung Quốc-Nhật Bản-Hàn Quốc”.
Cuối cùng, RCEP và CPTPP là những ví dụ điển hình cho thương mại toàn cầu dựa vào các quy tắc. Nếu RCEP thúc đẩy sự tăng trưởng cùng có lợi, các thành viên của hiệp định sẽ giành được ảnh hưởng trên toàn thế giới.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·HAGL Agrico chính thức chuyển nhượng 100% vốn công ty con cho Thaco
- ·Logo competition on Việt Nam, New Zealand relationship launched
- ·Logo competition on Việt Nam, New Zealand relationship launched
- ·Vietnamese, Lao news agencies forge cooperation to raise information quality
- ·Quảng Ninh: Vỡ bể nước sinh hoạt, 3 người thương vong
- ·VN affirms sovereignty following China's airship deployment to East Sea
- ·Deputy PM Trương Hòa Bình meets with Lao leaders
- ·Deputy PM lauds Australian state’s cooperation with Vietnamese localities
- ·Vincom ghi dấu ấn mới tại Lạng Sơn và Bắc Ninh dịp Quốc khánh
- ·Int’l workshop discusses peace amid uncertainties
- ·Bảo hiểm thất nghiệp: Phao cứu sinh của người lao động
- ·Foreigners allowed to change visa status while in Việt Nam: NA
- ·PM Phúc begins official visit to Republic of Korea
- ·PM Phúc welcomes new RoK ambassador
- ·WHO tiết lộ thời điểm thử nghiệm vaccine phòng ngừa virus corona
- ·Việt Nam attends ASEAN meeting on transnational crime in Thailand
- ·Deputy PM asks OECD to share experience in fighting corruption
- ·Deputy PM Trương Hòa Bình visits Laos
- ·Thủ tướng đánh giá cao dự án sản xuất gạo đặc sản của Tập đoàn Sojitz tại Việt Nam
- ·PM: Việt Nam attaches importance to ties with RoK