会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【giải victoria úc】Mục tiêu CPI dưới 4% hoàn toàn khả thi!

【giải victoria úc】Mục tiêu CPI dưới 4% hoàn toàn khả thi

时间:2024-12-23 19:36:48 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:248次
Thủ tướng: Kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4%
OCB đặt mục tiêu chia cổ tức 25 - 27%
VRG đặt mục tiêu năm 2020 tổng lợi nhuận hợp nhất trước thuế 4.961 tỷ đồng
muc tieu cpi duoi 4 hoan toan kha thi

Thưa ông, chỉ số giá GDP 6 tháng đầu năm tại Việt Nam ước đạt tăng 1,81% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy là mức tăng thấp nhất của 6 tháng các năm trong giai đoạn 2011-2020 nhưng là điểm sáng trong tình trạng âm của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Ông có bình luận gì về điều này?

- Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ tới mọi lĩnh vực KT-XH, toàn bộ hệ thống chính trị, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đặt ưu tiên hàng đầu việc phòng chống, dập dịch, hy sinh lợi ích kinh tế đảm bảo tính mạng và sức khỏe nhân dân. Đây chính là nền tảng vững chắc để nền kinh tế nước ta không rơi vào tình trạng tăng trưởng âm như rất nhiều quốc gia trên thế giới.

Cụ thế hơn, vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 6 tháng đầu năm 2020 theo giá hiện hành ước đạt 850,3 nghìn tỷ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước và bằng 33% GDP. Với mức tăng này, đây là tín hiệu tích cực phản ánh kết quả việc Chính phủ thực hiện quyết liệt các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công… Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan, khách quan, sự ảnh hưởng của dịch bệnh, tình hình chung của thế giới…, cùng với các gói hỗ trợ kinh tế của Chính phủ, sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành, dự báo CPI của Việt Nam bình quân năm 2020 so với năm 2019 sẽ tăng ở mức 3,5 - 4%.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, CPI bình quân 6 tháng đầu năm đã tăng 4,19% so với cùng kỳ năm 2019, ghi nhận mức tăng cao nhất trong 6 năm qua và cho thấy nỗ lực kiềm chế lạm phát cả năm ở mức dưới 4% không phải là dễ dàng. Theo ông, đâu là những thách thức tác động đến việc kiềm chế lạm phát 6 tháng cuối năm?

- Về diễn biến lạm phát từ nay đến cuối năm, có 2 yếu tố chính có thể đẩy CPI tăng. Thứ nhất là giá nhiều loại nguyên, nhiên vật liệu trên thị trường thế giới sẽ tăng trở lại khi dịch Covid-19 trên thế giới dần được khống chế và các hoạt động sản xuất, thương mại, giao lưu quốc tế được khôi phục. Thứ hai, tại Việt Nam, tình hình thiên tai, dịch bệnh vẫn còn diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là Dịch tả lợn châu Phi, hạn hán, xâm nhập mặn, nắng nóng và bão lũ cực đoan… sẽ ảnh hưởng rất lớn các hoạt động sản xuất nông nghiệp, cung – cầu hàng hóa trên thị trường và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

Khó khăn thách thức đối với việc kiểm soát giá tiêu dùng là không nhỏ. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, có những yếu tố tích cực nào sẽ tác động tới công tác này không, thưa ông?

- Bên cạnh những yếu tố tiêu cực cũng sẽ có những yếu tố chính trong 6 tháng cuối năm 2020 kiềm chế tốc độ tăng CPI. Đó là tình hình dịch bệnh Covid-19, chiến tranh thương mại, xung đột chính trị trên thế giới còn nhiều bất ổn, khó lường… khiến cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu chưa thể hồi phục được ngay và làm cho giá cả nguyên, nhiên vật liệu trên thị trường thế giới khó tăng như kỳ vọng.

Bên cạnh đó, cung - cầu thịt lợn ở Việt Nam những tháng cuối năm 2020 sẽ bớt căng thẳng, giá thịt lợn sẽ dần hạ nhiệt, không cao như cuối năm 2019 do các doanh nghiệp đang tích cực tái đàn và nhiều nơi đạt kết quả tốt.

Đáng chú ý, một yếu tố tích cực khác đó là cả hệ thống chính trị của Việt Nam luôn chủ động, tích cực triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bình ổn giá cả thị trường, điều hành chính sách tiền tệ kiên định mục tiêu giữ ổn định vĩ mô và kiểm soát lạm phát đã đề ra.

Đơn cử như tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá ngày 1/7, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công Thương khẩn trương xây dựng nội dung sửa đổi Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, lưu ý sử dụng linh hoạt Quỹ bình ổn giá để tránh biến động lớn về giá xăng dầu, đồng thời bảo đảm cân đối nguồn cung trong nước và nhập khẩu xăng dầu để dự trữ phù hợp, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Kiểm soát chặt chẽ gian lận tại các đơn vị bán lẻ và buôn lậu xăng dầu. Thủ tướng cũng chỉ đạo không tăng giá điện, giảm giá nước sạch. Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo làm tốt khâu lưu thông, phân phối, bán buôn, bán lẻ để góp phần bình ổn giá thịt lợn. Về giá dịch vụ giáo dục, y tế, Thủ tướng yêu cầu các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Tài chính nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh giá các dịch vụ này phù hợp, vừa góp phần kiểm soát lạm phát, vừa góp phần tháo gỡ khó khăn cho hộ nghèo. Chính công tác chỉ đạo điều hành kịp thời, nhất quán là yếu tố cần thiết và hiệu quả giúp ổn định CPI.

Đến nay, CPI tháng 6 đã tăng 0,66% so với tháng trước. Đây là mức tăng cao nhất trong các năm từ 2016 đến nay. Lạm phát đang có nhiều áp lực. Nhưng nếu thực hiện tốt các biện pháp điều hành giá và thị trường thì việc kiểm soát lạm phát ở mức tăng 4% như mục tiêu đặt ra là hoàn toàn khả thi.

Xin cảm ơn ông!

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc:

Sức ép tăng giá, lạm phát vẫn còn lớn, đặc biệt là giá dầu thô, lương thực, thực phẩm có xu hướng tăng, nhiều nước đã giảm giá đồng tiền. Trong bối cảnh ấy, phải kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4%. Chúng ta sẽ rất linh hoạt trong chỉ đạo điều hành, nhất là thời điểm, mức độ can thiệp, các công cụ chính sách để không ảnh hưởng đến mục tiêu phục hồi và phát triển nền kinh tế.

Kiểm soát lạm phát nhưng không thắt chặt chính sách tài khóa, tiền tệ; chính sách kiểm soát giá phải góp phần ổn định, thúc đẩy phát triển kinh doanh, kích thích tăng trưởng.

Đối với các kịch bản điều hành giá, Bộ Tài chính phối hợp chủ trì với các bộ, ngành tiếp tục rà soát, cập nhật kịch bản phù hợp với mục tiêu đề ra để chúng ta đạt được con số lạm phát dưới 4%. Trong trường hợp thật cần thiết, có thể điều hành ở 4% để góp phần thúc đẩy tăng trưởng.

Bộ Công thương, các cơ quan chức năng, tất cả các địa phương theo dõi sát diễn biến thị trường, giá cả, kiểm soát yếu tố hình thành giá, tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về giá, xử lý nghiêm các trường hợp găm hàng đầu cơ, nâng giá, gây biến động giá, độc quyền giá trái quy định, trong đó kiểm soát tốt đầu vào, chống đầu cơ nâng giá.

(phát biểu tại cuộc họp Ban chỉ đạo điều hành giá tháng 7/2020)

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo tại tỉnh An Giang
  • VN consistently stands by and ensures freedom of the press: Foreign Ministry
  • International cooperation vital to terrorism fight: Vietnamese diplomat
  • Việt Nam, Russia, South Africa mark 60 years of Declaration on Decolonisation
  • Tự nghiên cứu trồng rau khí canh, kiếm trăm triệu đồng mỗi năm
  • Party chief extends congratulations to Myanmar’s Aung San Suu Kyi over election win
  • Fourteen investigated for wrongdoings in steel firm’s expansion project
  • UN member states highlight importance of 1982 UNCLOS
推荐内容
  • Cảnh báo trang facebook giả mạo Cao đẳng Cảnh sát nhân dân để lừa đảo
  • Việt Nam hosts meeting to share experience with incoming UN Security Council members
  • Prime Minister: ASEAN
  • Former Hà Nội leader Chung admits appropriating State secrets
  • Những chính sách kinh tế chính thức có hiệu lực từ tháng 5/2023
  • Party Central Committee reaches high consensus on personnel work