【kết quả bóng đá u19 đức】Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan
Theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP, thương nhân Việt Nam được quyền kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh theo các quy định sau:
1- Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện, thương nhân phải đáp ứng điều kiện theo quy định.
2- Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép được quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định này.
3- Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại điểm 1, 2 trên thì thương nhân thực hiện thủ tục tạm nhập, tái xuất tại cơ quan hải quan.
Nghị định nêu rõ đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ được thực hiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại Điều 15 Nghị định này, không được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ khi tạm nhập cho tới khi hàng hóa thực hiện tái xuất ra khỏi Việt Nam; không chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến khu vực chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, địa điểm tái xuất thuộc cửa khẩu, lối mở biên giới theo quy định.
Trường hợp do yêu cầu vận chuyển cần phải thay đổi hoặc chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ để tái xuất thì thực hiện theo quy định của cơ quan hải quan.
Giới hạn thời gian tạm nhập, tái xuất
Nghị định quy định hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Trường hợp cần kéo dài thời hạn, thương nhân có văn bản đề nghị gia hạn gửi Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục tạm nhập; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày và không quá 2 lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập, tái xuất.
Quá thời hạn nêu trên, thương nhân phải tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam hoặc tiêu hủy. Trường hợp nhập khẩu vào Việt Nam thì thương nhân phải tuân thủ các quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa và thuế.
Nghị định quy định rõ, kinh doanh tạm nhập, tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu ký với thương nhân nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. Hợp đồng xuất khẩu có thể ký trước hoặc sau hợp đồng nhập khẩu.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Chủ động bảo vệ cây trồng trước ảnh hưởng của bão số 3
- ·Hà Nội mở rộng áp dụng cơ chế một cửa liên thông
- ·NSND Trọng Trinh, NSND Lan Hương làm giám khảo Hoa hậu Biển đảo Việt Nam 2022
- ·Cái chân ga giá… 2 tỷ USD
- ·Cho bạn vay tiền, kiện tụng áp dụng sau cùng
- ·TP. Hồ Chí Minh thu ngân sách đạt 41,2% dự toán
- ·Thủ tướng làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Thuận
- ·Bệnh nhân COVID
- ·Nông dân chuẩn bị trái cây, rau màu phục vụ tết
- ·Kiểm soát chặt chẽ, thay thế kịp thời các cán bộ yếu kém, sai phạm
- ·Cử tri huyện Tân Hưng mong có chính sách bình ổn giá vật tư nông nghiệp và xăng, dầu
- ·Nỗi lo rác thải y tế
- ·Bão Goni đã vào Biển Đông, thành bão số 10 mạnh cấp 9, giật cấp 12
- ·Nhật Bản rất coi trọng chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đại Quang
- ·Giá vàng hôm nay 04/7/2024: Vàng nhẫn tăng mạnh, chỉ thấp hơn vàng miếng SJC 700.000 đồng
- ·Gian nan bài toán xử lý chợ tự phát ở Hà Nội
- ·Hành trình ý nghĩa quảng bá hình ảnh áo dài Việt Nam của Đại sứ áo dài Phạm Thu Thuỷ
- ·Hơn 300 ngôi nhà ở Quảng Ngãi bị hư hỏng, tốc mái do bão
- ·Danh sách các nhà tài trợ Tuần Văn hóa
- ·Quyết tâm thư của Đại hội thi đua yêu nước ngành Tài chính lần thứ V