【ket qua nantes】Nhận lương hưu tới hơn 65 triệu đồng/tháng: Liệu có hợp lý?
* Trong phiên thảo luận tại Quốc hội chiều 23/10 về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi),ậnlươnghưutớihơntriệuđồngthángLiệucóhợplýket qua nantes ông có nói đến việc một tổng giám đốc có lương về hưu là 65 triệu đồng/tháng. Xin ông cho biết rõ hơn về trường hợp này?
- Đó là ông Nguyễn Minh, Tổng giám đốc Công ty Bia Huda Huế, hiện đang hưởng lương hưu là 65,2 triệu đồng/tháng. Lý do là mức lương của ông Minh khi về hưu là tính bình quân của 5 năm gần nhất và lại đóng lương hưu trên tiền lương thực tế, lên tới hàng trăm triệu nên mức lương hưu cao như vậy. Đây là trường hợp lương hưu cao nhất, trường hợp cá biệt và khi nghiên cứu phải tính đến.
* Theo ông, cơ chế tính lương hưu như vậy có hợp lý không ?
- Trên thế giới không có cơ chế hưởng lương hưu quá cao như vậy. Lý do vì lương hưu là lương để bù đắp phần hao phí lao động, để khi tuổi già không có sức lao động được hưởng.
Lương hưu là để đảm bảo cuộc sống cho người về hưu, đáp ứng nhu cầu sống của bản thân. Việc đóng cao hưởng cao là đương nhiên, nhưng chính sách xã hội không nhất thiết phải là như vậy.
* Việc các cựu lãnh đạo DN lương cao như vậy có tạo ra sự mất công bằng trong xã hội không, thưa ông?
- Không hẳn, vì họ đóng cao thì hưởng cao. Tuy nhiên, vì tính chất lương hưu là như trên tôi đã nói nên chúng ta mới có quy định mức đóng tối thiểu và mức đóng tối đa (không quá 20 lần tiền lương cơ sở) để hạn chế lương quá cao của người về hưu.
Bây giờ, đến lúc chúng ta quay về thực hiện nguyên tắc đóng - hưởng, đóng cao thì hưởng cao, đóng thấp thì hưởng thấp, không thực hiện bao cấp nữa. ĐB Bùi Sĩ Lợi |
* Một số ĐB cho rằng, với cách tính lương hưu mới, sau 2018, người lao động nữ sẽ có nhiều thiệt thòi?
- Khi chúng ta thực hiện quy định 15 năm công tác, tương đương 45% thì bản chất thực tế chỉ được 38%. Để giảm khó khăn cho người về hưu nên chúng ta điều chỉnh cộng thêm 7% để đạt 45%. Phần cộng thêm đó là phần bao cấp của Nhà nước.
Bây giờ, đến lúc chúng ta quay về thực hiện nguyên tắc đóng - hưởng, đóng cao thì hưởng cao, đóng thấp thì hưởng thấp, không thực hiện bao cấp nữa.
Theo lộ trình luật mới, thì đến năm 2045 mới có người đầu tiên về hưu hưởng chính tiền lương chia bình quân cả quá trình đóng góp. Còn tất cả những người về hưu trước năm 2045, hoàn toàn vẫn được hưởng lợi từ quỹ BHXH như cũ, mức hưởng cao hơn mức đóng.
Trên thế giới, không có nước nào tiền lương về hưu đạt mức bình quân 75% của những năm cuối, cao nhất là 65%.
Thực tế, BHXH không là chính sách chia sẻ như BHYT mà BHXH là đóng cao, hưởng cao, đóng thấp, hưởng thấp.
* Một số ĐB cho rằng cần tiết giảm chi phí vận hành hệ thống BHXH, vậy dự thảo Luật BHXH lần này có quy định về vấn đề này không, thưa ông?
- Ở bất kỳ một quốc gia nào thì chi phí cho quản lý hệ thống BHXH đều dựa trên tiền sinh lời, không có nhà nước nào bao cấp chuyện này. Đó là quỹ hạch toán độc lập. Nên muốn bảo toàn quỹ này thì phải quản lý quỹ này một cách chặt chẽ, phải đem đi đầu tư để tăng trưởng, làm sao chống trượt giá, lãi suất thu được từ quỹ BHXH phải cao hơn chỉ số trượt giá hàng năm mới bảo toàn được quỹ và phải tăng trưởng.
Chính vì vậy nên Chính phủ muốn có hình thức ủy thác đầu tư để quỹ này tăng nhanh hơn, nhưng các ĐB Quốc hội không muốn vậy vì sợ rủi ro. Mà nguyên tắc đầu tư của các quỹ tài chính là nếu lợi nhuận thấp thì rủi ro cũng rất thấp và ngược lại.
Hơn nữa, Chính phủ đã yêu cầu BHXH Việt Nam phải giảm 50% số giờ thực hiện chính sách BHXH. Hiện BHXH Việt Nam đang phấn đấu giảm khoảng một nửa còn 70 giờ thực hiện giao dịch. Với luật mới, đối tượng tham gia BHXH cũng tăng lên.
Như vậy, khi quy mô, đối tượng tham gia BHXH tăng, bộ máy không tăng thì chi phí sẽ giảm. Đặc biệt khi tiến hành hiện đại hoá CNTT, thực hiện mã định danh về an sinh xã hội thì dứt khoát chi phí này giảm.
* Ông đánh giá về việc giao chức năng thanh tra cho cơ quan BHXH?
- Mục tiêu luật lần này có 3 yếu tố. Một là mở rộng đối tượng để đảm bảo an sinh xã hội. Hai là đảm bảo công thức đóng - hưởng. Ba là quản lý. Không ai muốn giao thanh tra cho BHXH Việt Nam vì đây là cơ quan sự nghiệp quản lý quỹ; tuy nhiên, đây lại là đơn vị sự nghiệp hết sức đặc thù.
Quỹ BHXH đang kết dư số tiền rất lớn tới 230.000 tỷ đồng, bằng gần 30% ngân sách; vừa có nhiệm vụ thu, chi, quản lý, bảo toàn và tăng trưởng. Nếu giao cho BHXH mà không tăng biên chế, thu nợ đọng tốt hơn, tăng hiệu quả quản lý thì tại sao không làm.
* Xin cảm ơn ông!
Hoàng Yến (ghi)
(责任编辑:Thể thao)
- ·Nhiều ngành ‘hot’ dự kiến điểm chuẩn vẫn tương đương năm 2017
- ·MyTV miễn phí đầu thu, tăng kênh K+ cho khách hàng
- ·Đồ chơi trẻ em giá rẻ: Tiềm ẩn nguy hại sức khỏe của trẻ nhỏ
- ·Lực lượng vũ trang thực hiện hiệu quả công tác Đảng, công tác chính trị
- ·Lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc ở Biển Đông không có giá trị
- ·Trên những chặng đường đồng hành cùng dân tộc
- ·Thành lập Chi bộ Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS Bù Đốp
- ·Việt Nam coi trọng quan hệ hợp tác hữu nghị với Saudi Arabia
- ·Hà Nội: 1.448 thủ tục hành chính đã triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4
- ·Tiếp tục đưa đất nước phát triển trong giai đoạn mới
- ·Thủ tướng chỉ thị tăng cường chống buôn lậu hàng dược phẩm, mỹ phẩm
- ·Thủ tướng chỉ đạo đấu tranh, triệt phá các ổ nhóm, đường dây cá độ bóng đá
- ·Cần Thơ tăng cường các giải pháp để giải quyết ùn tắc giao thông
- ·Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc bổ nhiệm hai Thứ trưởng
- ·Ông Nguyễn Mạnh Hùng được phê chuẩn làm Bộ trưởng Thông tin Truyền thông
- ·Bàn giao 10 căn nhà đại đoàn kết tại Đồng Phú
- ·Thực phẩm chay “vào mùa”
- ·“Nóng” với cuộc đua mạng 4G
- ·Trước giờ G công bố điểm chuẩn các thí sinh cần ghi nhớ những điều này
- ·Lưu giữ con cua lớn nhất tại hội Cua Cà Mau