【kqbd trabzonspor】Ngành thép làm gì để khắc phục ""điểm nghẽn dài hạn""?
Hội nghị nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành thép Định hướng phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2045: Hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh Nhiều giải pháp gỡ khó cho ngành thép |
“Ngày mưa chưa tan”- doanh nghiệp thép tiếp tục gặp khó
Với đà phục hồi hiện nay,kqbd trabzonspor dự báo sản xuất thép thành phẩm năm nay có thể đạt 30 triệu tấn, tăng 7% so với năm 2023. Tuy nhiên, sự phục hồi này không chắc chắn và các doanh nghiệp thép còn gặp nhiều khó khăn.
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho hay, hiện nay sản xuất thép đang ở tình trạng cung vượt cầu, cùng đó là tình trạng gia tăng nhập khẩu càng làm cho sự cạnh tranh về giá cả mặt hàng thép trong nước khốc liệt hơn.
Việc phát triển ngành thép cần được nghiên cứu dựa trên năng lực, sức cạnh tranh, đặc điểm nhu cầu thị trường của từng sản phẩm thép sản xuất trong nước. |
Theo Bộ Công Thương, ngoài các vấn đề mang tính thời điểm, ngành thép còn có những điểm nghẽn mang tính dài hạn. Năng lực sản xuất còn hạn chế, Việt Nam tiếp tục là quốc gia nhập siêu về thép. Sản xuất thép thô mới cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước, còn thiếu hụt sản phẩm thép chất lượng cao, thép kỹ thuật.
Dữ liệu Hải quan, tháng 6/2024 cho thấy, Việt Nam nhập khẩu 886.000 tấn thép cuộn cán nóng (HRC), bằng 151% sản xuất trong nước. Trong đó, lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 77%. Về giá HRC nhập khẩu, sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc rất thấp, bình quân 560USD/tấn, thấp hơn các quốc gia khác từ 45- 108USD/tấn.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, sản lượng thép cán nóng nhập khẩu lên đến gần 6 triệu tấn, tăng 32% so với cùng kỳ 2023. Lượng nhập khẩu này bằng 173% so với sản xuất trong nước. Trong đó, lượng thép nhập từ Trung Quốc chiếm 74%, còn lại là từ Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và các quốc gia khác.
Ông Nghiêm Xuân Đa - Chủ tịch VSA cũng thừa nhận có hiện tượng gia tăng nhập khẩu với sản phẩm thép cán nóng HRC thời gian gần đây. Việc Trung Quốc tiếp tục gia tăng xuất khẩu thép, các nhà sản xuất thép Việt Nam đối diện với nguy cơ mất thị trường nội địa.
Báo cáo của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) phân tích cụ thể hơn, với cơ cấu và khối lượng sản phẩm chưa đáp ứng 100% nhu cầu để sản xuất sản phẩm thép, nên vẫn phải nhập khẩu.
Bộ Công Thương chỉ ra, năm 2023, năng lực sản xuất phôi của toàn ngành thép Việt Nam là khoảng 28 triệu tấn/năm, trong đó thép cuộn cán nóng (HRC) là 7-8 triệu tấn/năm, thép xây dựng (khoảng 14 triệu tấn) đảm bảo 100% cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và một phần cho thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, cơ cấu nguyên liệu phục vụ sản xuất có 42% thép được sản xuất từ nguyên liệu là thép phế (chủ yếu là nhập khẩu) và 58% được sản xuất từ lò cao, sử dụng nguyên liệu là quặng sắt. Thép còn dùng để phục vụ ngành cơ khí, chế tạo. “Thép cuộn cán nóng HRC chỉ sản xuất được 8 triệu tấn/năm trong khi nhu cầu là 10 triệu tấn. Bên cạnh đó, ngành thép còn bị phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu nước ngoài dẫn đến tình trạng bị động về giá”- Cục Công nghiệp nhìn nhận.
Tháo “rào cản” lớn, tạo tăng trưởng
Trước thực tế này, VSA đã kiến nghị các cơ quan liên quan tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn quản lý kỹ thuật, quản lý chất lượng, hàng rào kỹ thuật. Từ đó, ngăn ngừa các sản phẩm thép không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn và môi trường tràn vào thị trường Việt Nam.
Ông Nghiêm Xuân Đa bày tỏ, Bộ Công Thương cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng, trình Chiến lược phát triển công nghiệp thép Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2050, gắn với các chính sách đặc thù cho ngành thép tăng trưởng xanh và bền vững. Đề nghị tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thép ứng phó kịp thời hiệu quả các vụ việc phòng vệ thương mại đối sản xuất thép ở nước ngoài.
Nêu thêm giải pháp, TS Nguyễn Thị Thu Trang- Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) cho hay, cần lập hàng rào kỹ thuật theo chuẩn mực quốc tế để ngăn chặn hàng nhập khẩu kém chất lượng. Mặt khác, xây dựng quy trình, thủ tục kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu vào Việt Nam. Theo đó, thép nhập khẩu cần phải có giấy chứng nhận tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam.
Đối với vấn đề thép nhập khẩu ồ ạt vào thị trường, Bộ Công Thương đã thường xuyên rà soát, đánh giá tác động của hoạt động nhập khẩu thép, tiếp nhận phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp kịp thời bảo vệ doanh nghiệp tại thị trường nội địa thông qua các biện pháp phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống lẩn tránh thuế, chống trợ cấp, tự vệ thương mại) và biện pháp kĩ thuật. B
ên cạnh đó, Bộ cũng thực hiện hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu thép ứng phó kịp thời, hiệu quả với các vụ việc phòng vệ thương mại sản phẩm thép ở nước ngoài.
Bộ Công Thương nhìn nhận, ngành thép có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển đất nước theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là ngành công nghiệp nền tảng, vật liệu đầu vào cho các ngành kinh tế quan trọng của đất nước như cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ... Mặt khác, phát triển công nghiệp sản xuất thép lớn mạnh cũng là tạo nền tảng vững chắc và phát triển thị trường cho các ngành chế biến chế tạo, xây dựng, cơ khí... góp phần tạo nguồn cung ứng ổn định và nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của các ngành công nghiệp.
“Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu của việc tự chủ nguồn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, tiêu dùng của người dân, cũng như quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất quốc gia. Do đó, để ngành thép phát triển bền vững và ổn định, Nhà nước cần phải xây dựng chính sách đủ mạnh để thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp thép tạo nền tảng cơ bản cho công nghiệp hóa theo hướng hiện đại và bền vững”- Cục Công nghiệp nêu.
Phân tích kỹ hơn, ông Nguyễn Ngọc Thành – Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp cũng nêu giải pháp, Việt Nam cần có các định hướng chính sách để phát triển mạnh ngành luyện kim, vật liệu, đặc biệt là các loại thép chế biến chế tạo. Cụ thể, cần phát triển thêm các khu liên hợp gang thép có quy mô lớn với cơ cấu sản phẩm đa dạng, đặc biệt là các sản phẩm thép phục vụ công nghiệp chế biến chế tạo. Tập trung khuyến khích sản xuất thép hợp kim và đặc biệt phục vụ ngành cơ khí, chế tạo máy. Xây dựng chiến lược phát triển ngành thép theo hướng thu hút đầu tư các liên hợp thép lớn nhằm sản xuất các chủng loại sản phẩm thép đa dạng, đặc biệt tập trung thép ứng dụng trong ngành chế biến, chế tạo, cơ khí, ô tô.
Theo dự báo sơ bộ, tổng nhu cầu thị trường các ngành chế tạo của Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 có thể đạt tới 310 tỷ USD. Trong đó, nhu cầu thị trường từ cơ khí phục vụ công trình công nghiệp là 120 tỷ USD; cơ khí phục vụ xây dựng, nông nghiệp, chế biến là 15 tỷ USD; thiết bị tiêu chuẩn là 10 tỷ USD; giao thông đường sắt là 35 tỷ USD; tàu điện ngầm là 10 tỷ USD và ô tô là 120 tỷ USD.
Đây sẽ là thị trường rất lớn cho ngành thép trong nước, đặc biệt là các loại thép chế tạo, thép hợp kim chất lượng cao phục vụ các ngành công nghiệp chế tạo, vốn là phân khúc hiện nay Việt Nam chưa tự chủ được trong sản xuất thép nội địa.
Được biết, hiện Bộ Công Thương đã xây dựng Dự thảo Chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050; dự kiến tháng 9/2024 sẽ trình Chính phủ. |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Chu Văn Quềnh say sưa hát cùng MC Thảo Vân
- ·Hải quan Anh thu giữ 12 con kỳ nhông
- ·Mỹ chỉ trích cách hành xử khiêu khích và đơn phương của Trung Quốc
- ·Quan hệ Trung
- ·Rác tràn ngập dưới chân Cầu Guột
- ·Nhật hối thúc Triều Tiên đưa “bằng chứng thuyết phục” trong vụ bắt cóc
- ·Afghanistan trở lại bờ vực khủng hoảng
- ·Pháp trấn an về nguy cơ bùng phát dịch COVID
- ·Bị phạt giao thông, phượt thủ khó lòng nộp phạt
- ·Liên Hợp Quốc lo ngại về bạo lực tôn giáo gia tăng ở Myanmar
- ·Vợ tôi vui khi biết chồng ngoại tình
- ·Tổng thống Putin: Phương Tây chỉ muốn “bẻ nanh gấu Nga”
- ·Olympic 2024: Điền kinh Anh đặt kỳ vọng vào 'chân chạy' Louie Hinchliffe
- ·Nhật hối thúc Trung Quốc lập đường dây nóng an ninh hàng hải
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày giữa tháng 06/2015
- ·IS đánh bom kép ở biên giới Syria gây giao tranh dữ dội
- ·Nga, Trung Quốc sắp khởi công đường ống khí đốt xuyên biên giới
- ·Olympic 2024: Điều đặc biệt về Đoàn Thể thao Việt Nam
- ·Hơn 50 triệu đồng ủng hộ đến với anh Trần Hoài Phương
- ·Khai mạc Giải Futsal nữ vô địch quốc gia năm 2024