会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kqbd c1 châu á】DNNN đóng góp như thế nào cho nền kinh tế?!

【kqbd c1 châu á】DNNN đóng góp như thế nào cho nền kinh tế?

时间:2024-12-23 19:56:45 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:761次

dnnn dong gop nhu the nao cho nen kinh te

Cần sự quyết liệt hơn trong cải cách DNNN đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập. Ảnh minh họa

Chậm cải thiện

Ngày 23-7, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Ngân hàng Thế giới công bố báo cáo “Việt Nam chuyển đổi-Thay đổi cảm nhận về Nhà nước và thị trường của người Việt Nam (CAMS)” 2014. Theo những số liệu của báo cáo có thể thấy, hình ảnh của các DNNN trong mắt người Việt Nam dường như chưa có sự cải thiện so với lần khảo sát trước (CAMS năm 2011). Nếu như trong CAMS 2011, có 28% người cho biết đóng góp của DNNN là tiêu cực thì trong khảo sát năm 2014 con số này vẫn tương tự. Đáng lo ngại trong khảo sát 2011 có 29% người đánh giá sự đóng góp này là tích cực thì đến năm 2014 tỷ lệ người cùng chung nhận định này giảm xuống còn 19%.

Khi khảo sát về tốc độ chuyển đổi từ sở hữu Nhà nước sang sở hữu tư nhân giai đoạn 2009-2014, chỉ có 26% người được hỏi cho biết tốc độ chuyển đổi sở hữu Nhà nước sang sở hữu tư nhân là nhanh hoặc rất nhanh trong thời gian qua, tỷ lệ này tăng đáng kể so với CAMS 2011 khi đó là 37%. Ở góc độ hỏi ngược lại về sự chậm như thế nào, tỷ lệ này thậm chí còn giảm mạnh khi 42% người trả lời của CAMS 2014 cho biết tốc độ chuyển đổi là chậm hoặc rất chậm, trong khi con số này của CAMS 2011 là 33%.

CAMS 2014 cũng cho biết có tới 61% những người đến từ cơ quan báo chí trong nhóm được khảo sát đánh giá tốc độ này là rất chậm, tiếp đến là những người làm việc trong các đại sứ quán và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Đặc biệt các nhóm tổ chức nghiên cứu, giảng dạy cũng có cảm nhận tương tự về tốc độ chuyển đổi này. Điều này cho thấy cái nhìn của xã hội đối với tốc độ cổ phần hóa DNNN là khá chậm.

Khi được hỏi về mức độ tuân thủ luật lệ và quy định của DN, người trả lời khảo sát CAMS 2014 có độ tin tưởng khác nhau về mức độ tuân thủ luật lệ và quy định của DNNN. Theo kết quả điều tra của năm 2014, 23% người hoàn toàn tin tưởng vào sự tuân thủ của DN FDI thì chỉ có 8% tin tưởng vào DNNN. Tuy nhiên phần lớn chỉ là tin một phần (40-45%) hoặc vừa tin vừa không tin (16-21%). Điều này cho thấy người trả lời khảo sát có mức độ tin tưởng thấp đối với việc tuân thủ luật pháp của các DN.

Theo kết quả khảo sát, việc tăng cường các biện pháp công khai, minh bạch hoạt động kinh doanh của DNNN được cho là giải pháp hiệu quả nhất để cải thiện chức năng và hiệu quả hoạt động DNNN. Tiếp đến cần củng cố các quy định pháp luật liên quan tới quản trị DN và tiến hành nhiều hoạt động kiểm toán độc lập. 6 giải pháp còn lại (Cổ phần hóa DNNN với tỷ lệ cổ đông tư nhân phù hợp; cắt giảm hỗ trợ từ Chính phủ; ngừng việc bảo lãnh của Chính phủ; chấm dứt ưu đãi trong tiếp cận đất đai; chấm dứt ưu đãi trong các khoản vay ngân hàng; cổ phần hóa DNNN cho phép 15% vốn tư nhân) cũng nhận được sự ủng hộ cao của người trả lời CAMS 2014 với trên 50% số người trả lời ủng hộ.

Cần vươn đến “sân nhà người”

Trao đổi quan điểm của mình về tốc độ cải cách DNNN được đánh giá là chậm, ông Đinh Tuấn Minh, Viện Chiến lược và Chính sách khoa học và công nghệ cho rằng, chắc chắn cần sự quyết liệt hơn trong cải cách DNNN đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Còn theo TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế tài chính, năm 1986, DNNN đã đi tiên phong trong công cuộc cải cách, song hiện nay cải cách là sức ép từ trên xuống và DNNN chưa muốn cải cách mạnh. “Xét về kinh tế học, DNNN đang sống tốt, vừa có chân trong Nhà nước, vừa có chân trong thị trường, sở hữu vị thế độc quyền, không sợ phá sản do có ưu đãi đất đai, do đó họ không muốn cải cách mạnh là vì vậy”- ông Độ phân tích.

Ngoài ra, theo ông Minh, có một vấn đề dường như DN vẫn quan tâm đến thị trường trong nước quá nhiều, động lực để vươn ra thị trường nước ngoài, ngay cả thị trường ASEAN ở gần ta là yếu. Có thể đây là thói quen bao cấp, trông chờ ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước mà không tự vươn ra khai thác lợi thế mà cơ hội hội nhập mang lại. TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đồng tình với quan điểm này và cho rằng: Cần phải thay đổi chính thể chế của ta. Nếu chúng ta cứ ràng buộc trong thị trường hẹp mà không thúc đẩy, ép buộc DN mở rộng thị trường thì DN sẽ không bao giờ phát triển. Về vấn đề này, các chuyên gia cùng chung nhận định, Nhà nước cần có thông điệp mạnh mẽ để chấm dứt tâm lý của DN là trông chờ vào Nhà nước. Nếu DN không tự vươn đến “sân nhà người” mà chỉ chờ sự bảo hộ trên “sân nhà mình” thì sẽ chết, Nhà nước sẽ không bảo hộ nữa. Khi đó DN mới mạnh mẽ vươn ra.

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s nâng hai bậc triển vọng lên Tích cực đối với Việt Nam
  • Pirahã, bộ tộc chỉ ngủ 15 phút mỗi ngày
  • Người lính Cụ Hồ tiêu biểu trong xây dựng đời sống văn hóa
  • Tương lai sau đại dịch Covid
  • Giá vàng trong nước và thế giới cùng tăng trở lại
  • Phát huy văn hóa đọc
  • Xưởng làm giấy thủ công 700 năm tuổi ở Pháp
  • Vượt khó làm phim thời Covid
推荐内容
  • Loại pin cát lớn nhất thế giới giúp giảm phát thải carbon
  • 70 nghệ nhân tham gia Liên hoan Đờn ca tài tử thành phố Vị Thanh
  • “Con chim xanh biếc bay về”
  • Cố gắng giữ vững thành quả
  • Học sinh tại Hà Nội sẽ nghỉ học đến hết ngày 28/2/2021
  • Sẵn sàng đón nhận danh hiệu văn hóa nông thôn mới