【lich da ngoai hang】Khó khăn trong quản lí Chỉ dẫn địa lý
Phát biểu tại hội thảo,ókhăntrongquảnlíChỉdẫnđịalýlich da ngoai hang ông Lê Ngọc Lâm, Phó cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, Việt Nam là quốc gia có nhiều sản phẩm chất lượng mang đặc trưng của từng vùng, địa phương, nhiều chỉ dẫn địa lí được bảo hộ, các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được người tiêu dùng tin cậy, đón nhận.
Tuy nhiên, việc nhận thức cũng như quản lý hiệu quả đối với loại tài sản này cũng còn những bất cập, như: Thiếu hoạt động quảng bá sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, thiếu hệ thống cơ quan, tổ chức kiểm soát chỉ dẫn địa lý, nhất là vấn đề kiểm soát chất lượng sản phẩm gắn với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ. Do đó, mong muốn mang lại giá trị thương mại cao cho nhà sản xuất cũng như đem lại sản phẩm chất lượng mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đến với người tiêu dùng vẫn còn hạn chế.
Trong những năm qua, Cục Sở hữu trí tuệ cùng với các địa phương trong cả nước cũng như các ban ngành liên quan thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ việc đăng kí bảo hộ cũng như khai thác các chỉ dẫn địa lí đã đem lại những hiệu quả đáng ghi nhận tuy nhiên việc khai thác và kiểm soát chỉ dẫn địa lý vẫn còn những tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới.
Cùng quan điểm như trên, ông Đào Đức Huấn, Giám đốc Trung tâm phát triển nông thôn, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho biết, trong 15 năm qua, Việt Nam đã tập trung xây dựng và phát triển chỉ dẫn địa lý như một công cụ trong bảo hộ nông sản trong bối cảnh phát triển của nền kinh tế. Tính đến ngày 30-5-2016, có 43 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được bảo hộ. Có 32/62 tỉnh thành phố có chỉ dẫn địa lý, trong đó có 8 tỉnh, thành phố có từ 2 chỉ dẫn địa lý trở lên. Đa phần chỉ dẫn địa lí là các sản phẩm tươi sống
Tuy nhiên, ông Huấn cho biết vẫn còn nhiều khó khăn trong quản lí chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam do thiếu một cơ sở pháp lý chung trong quản lí, thiếu nguồn lực để triển khai, nhu cầu sử dụng chỉ dẫn đại lý còn hạn chế, Bên cạnh đó năng lực, vai trò của tổ chức tập thể còn yếu. Công tác quản lí chỉ dẫn địa lý cũng còn nhiều lúng túng về sản phẩm, khu vực địa lý.
Là chỉ dẫn địa lý đầu tiên được đăng kí bảo hộ tại thị trường EU, nước mắm Phú Quốc phải mất 6 năm mới được EU chấp nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Theo bà Nguyễn Thị Tịnh, Chủ tịch Hội nước mắm Phú Quốc, mặc dù sau khi được bảo hộ chỉ dẫn địa lý việc quản lí và phát triển chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc đã đạt được nhiều kết quả, nhận thức của DN và người tiêu dùng cũng nâng lên rõ rệt, tuy nhiên, nước mắm Phú Quốc vẫn chưa phát triển và quảng bá sản phẩm để người tiêu dùng châu Âu biết đến nhiều. Bên cạnh đó, việc chưa đăng kí bảo hộ chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc tại các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nên đang bị các DN nước ngoài lợi dụng, đăng kí ở Thái Lan, Trung Quốc, Hồng Kông.
Để nâng cao hiệu quả quản lí và sử dụng chỉ dẫn địa lý, các diễn giả cho rằng, cần xây dựng hệ thống pháp lý ở cấp độ quốc gia và cần có hướng dẫn chung trong quản lý chỉ dẫn địa lý; hình thành các quy định về kiểm soát chỉ dẫn địa lý.
Bên cạnh đó cần hỗ trợ, thúc đẩy chỉ dẫn địa lý trên thị trường thông qua việc xây dựng các dấu hiệu nhận diện chung đối với chỉ dẫn địa lý (logo quốc gia); giới thiệu nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về chỉ dẫn địa lý; thúc đẩy hình thành các kênh phân phối đối với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; thúc đẩy kiểm soát thị trường, xử lí vi phạm.
Ngoài ra, cần xây dựng mô hình tổ chức quản lý phù hợp với đặc trưng về điều kiện sản phẩm; về quy mô và phạm vi sản xuất, chế biến, đối tượng tham gia và hoạt động sản xuất, chế biến, định hình rõ ràng, chất lượng, nguồn gốc, dấu hiệu nhận diện quy trình; linh hoạt trong việc sử dụng các tổ chức tập thể (hiệp hội/hợp tác xã); Xây dựng hệ thống kiểm soát chỉ dẫn địa lý hợp lý, hỗ trợ xây dựng chỉ dẫn địa lý gắn với chuỗi giá trị....
Theo cam kết tại FTA Việt Nam – EU, Việt Nam đồng ý bảo hộ 169 chỉ dẫn địa lý của EU và EU đồng ý bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam. Hiện tại mới chỉ có chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc của Việt Nam là đã được bảo hộ tại thị trường này.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Hùng Huỳnh lên ngôi 'Mỹ nam của năm 2024'
- ·Lâm Đồng: Triệt phá đường dây cá độ bóng đá 35 tỷ đồng mùa World Cup
- ·Guardiola tống khứ Joao Cancelo sang Bayern Munich
- ·Công ty Đầu tư phát triển Sóc Sơn bị phạt do không công bố thông tin
- ·Nhiều rào cản thu hút đầu tư tư nhân cho thích ứng với biến đổi khí hậu
- ·Bản hợp đồng kỷ lục Chelsea, Enzo Fernandez bị chỉ trích gay gắt
- ·Tháo gỡ khó khăn, chủ động, linh hoạt các giải pháp để phát triển kinh tế
- ·Nhiều doanh nghiệp FDI niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán có lợi nhuận giảm
- ·Nhờ lợi thế từ Hiệp định CPTPP, xuất khẩu thủy sản sang Australia khởi sắc
- ·Quang Hải gặp khó ở Pau FC: Tại bản thân hay bởi ông Park
- ·Đột phá ứng dụng công nghệ cao trên cây rau
- ·MU, Arsenal... yêu cầu giáng hạng Man City
- ·Phối hợp với hải quan "quản" chặt thuốc BVTV nhập khẩu
- ·Đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về tiết kiệm, chống lãng phí
- ·Thị trường quạt tích điện sôi động đầu mùa Hè, cách lựa chọn đảm bảo chất lượng, bền lâu
- ·Chứng khoán phái sinh: Các hợp đồng tương lai giằng co, phân hóa
- ·Tin chuyển nhượng 30/1: MU đón tân binh, Ronaldo trở lại châu Âu
- ·Thành viên Ban Kiểm soát HAP bị phạt do không công bố thông tin về giao dịch dự kiến
- ·Hơn 250.000 liều vaccine Covid
- ·Tháo gỡ khó khăn, chủ động, linh hoạt các giải pháp để phát triển kinh tế