【bảng xếp hạng tho nhi ky】Việt Nam sẽ có 12 trung tâm hồi sức tích cực COVID
Ông Lương Ngọc Khuê,ệtNamsẽcótrungtâmhồisứctíchcựbảng xếp hạng tho nhi ky Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh thuộc Bộ Y tế phát biểu. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định 3616/QĐ-BYT phê duyệt Đề án "Tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực cho các bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 nặng."
Theo Đề án, Việt Nam sẽ có 12 trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 quốc gia ở 3 miền Bắc-Trung-Nam và được đặt tại 12 bệnh viện. Đồng thời, Bộ Y tế giao chỉ tiêu về số giường bệnh hồi sức tích cực cho mỗi trung tâm từ 200-3.000 giường.
Chia sẻ về nội dung Đề án, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế cho biết trong bối cảnh cơ số giường bệnh và năng lực hồi sức tích cực hiện chưa thể đáp ứng nhu cầu điều trị người bệnh COVID-19 ngày càng tăng cao như hiện nay, các trung tâm hồi sức tích cực này sớm đón người bệnh ngày nào thì thêm người bệnh được cứu sống ngày đó. “Thời gian không chỉ là vàng bạc mà còn là tính mạng của người bệnh!”
- Xin Cục trưởng cho biết thực trạng của năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực hiện nay?
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lương Ngọc Khuê: Theo khảo sát năm 2021, cả nước có khoảng trên 16.000 giường bệnh hồi sức tích cực. Tuy nhiên cơ số giường bệnh và năng lực hồi sức tích cực hiện chưa thể đáp ứng nhu cầu điều trị người bệnh COVID-19 ngày càng tăng cao.
Nhiều địa phương đang thiếu các trang thiết bị phục vụ điều trị người bệnh nặng. Nhiều bệnh viện có giường bệnh hồi sức tích cực nhưng không có hệ thống ôxy trung tâm, hệ thống khí nén nên không sử dụng được máy thở; thiếu camera, thiếu hệ thống theo dõi trung tâm gây khó khăn cho các bác sỹ, điều dưỡng trong việc theo dõi sát diễn biến của người bệnh COVID-19 nặng.
Bên cạnh đó, khoa hồi sức tích cực của nhiều bệnh viện chưa thực hiện được các kỹ thuật hồi sức tích cực nâng cao như thở máy xâm nhập, không xâm nhập, tim phổi nhân tạo (ECMO), lọc máu.
Hiện chỉ một số ít bệnh viện thực hiện được kỹ thuật tim phổi nhân tạo như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Hữu nghị Việt Đức, Chợ Rẫy, Đa khoa Trung ương Huế, Đa khoa Trung ương Cần Thơ… Nguyên nhân do thiếu nhân lực chuyên sâu, thiếu trang thiết bị về hồi sức tích cực, đầu tư và chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng.
Trước những khó khăn, thách thức nêu trên, để nâng cao năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực tại các bệnh viện trên toàn quốc, đáp ứng công tác thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 nặng ngày càng tăng trong thời gian tới; hệ thống khám, chữa bệnh cần khẩn trương thiết lập và đưa vào hoạt động các trung tâm hồi sức tích cực quốc gia, trung tâm hồi sức tích cực vùng.
Hiện nay cả nước có trên 2.000 bác sỹ làm việc tại khoa cấp cứu/hồi sức tích cực nhưng nhiều địa phương đang rất thiếu. Ví dụ một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trên phạm vi toàn tỉnh chỉ có một bác sỹ chuyên khoa sơ bộ hồi sức tích cực.
Do tác động của chính sách tự chủ nên nhiều bệnh viện tuyến tỉnh ít chú trọng công tác hồi sức tích cực, khi có ca bệnh nặng thường chuyển về các bệnh viện tuyến Trung ương tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Điều này tạo áp lực rất lớn cho các bệnh viện tuyến cuối quá tải trong việc điều trị ca bệnh nặng, gây khó khăn cho Bộ Y tế trong việc huy động, điều phối nguồn nhân lực hỗ trợ, phân bổ máy móc, vật tư, trang thiết bị, tài chính… cho các địa phương.
Một số địa phương thiếu chủ động, chưa sẵn sàng công tác thu dung, điều trị ca bệnh nặng. Năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực ở nhiều địa phương vừa yếu và thiếu, chưa đủ khả năng đáp ứng với kịch bản biến chủng “siêu lây nhiễm.” Nhân lực trình độ cao chuyên khoa hồi sức tích cực ngày càng giảm, nhiều bác sỹ đã chuyển sang chuyên khoa khác.
- Dịch bệnh bùng phát trên diện rộng, có quy mô lớn và tính chất phức tạp có phải là lý do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Đề án "Tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực cho các bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 nặng" không, thưa Cục trưởng?
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lương Ngọc Khuê: Từ ngày 27/4/2021 đến nay, Việt Nam đang phải đối mặt với “làn sóng thứ tư” của dịch bệnh COVID-19 tấn công và gây hậu quả nghiêm trọng, số lượng ca bệnh COVID-19 trên cả nước tăng rất nhanh với trên 133.000 ca nhiễm mới. Hiện có trên 400 bệnh nhân nặng đang điều trị ICU; 21 ca điều trị ECMO.
Dịch bệnh đã bùng phát trên diện rộng, có quy mô lớn và tính chất phức tạp, nhiều nguồn lây, ổ dịch, nhiều biến chủng, đặc biệt sự xuất hiện biến chủng Delta tốc độ lây lan rất nhanh, nguy hiểm, làm tăng ca bệnh nặng so với 3 đợt dịch trước. Số ca bệnh nguy kịch và tử vong tăng cao, gần 1.000 ca. Hệ thống khám, chữa bệnh đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn chưa từng có trong lịch sử.
Trước tình hình rất nghiêm trọng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các địa phương thực hiện nghiêm phương châm "4 tại chỗ" (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ), bảo đảm sẵn sàng nguồn lực cho các tình huống dịch bệnh xảy ra. Chính phủ và Bộ Y tế đã có nhiều chỉ đạo yêu cầu các địa phương tăng cường năng lực hồi sức tích cực, tập trung cứu chữa ca bệnh nặng, giảm thiểu tử vong.
Bên cạnh đó, việc chuyển người bệnh nặng về các bệnh viện tuyến cuối ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ làm tăng lây lan dịch bệnh vào khu vực nội thành và người bệnh có xác suất tử vong cao trên đường vận chuyển. Vì vậy, các trường hợp nặng này cần được điều trị ngay tại địa phương với sự tư vấn, hỗ trợ của các bác sỹ tuyến trên hoặc các chuyên gia đầu ngành của Trung tâm quản lý, điều hành hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị người bệnh COVID-19 đặt tại Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.
- Việc tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực có vai trò quan trọng như thế nào trong công tác điều trị bệnh nhân COVID-19, thưa Cục trưởng?
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lương Ngọc Khuê: Phải khẳng định việc xây dựng Đề án “Tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực cho các bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 nặng” là nhiệm vụ hết sức cần thiết và cấp bách, đòi hỏi sự tham gia không chỉ riêng ngành y tế, Chính phủ, các bộ, ban, ngành mà còn là trách nhiệm của chính quyền địa phương và toàn xã hội.
Đề án được xây dựng với quan điểm chủ đạo: Phát huy phương châm “4 tại chỗ” thông qua nâng cao năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực của bệnh viện các tuyến, đồng thời kết hợp phương châm “3 tập trung” gồm tập trung nguồn lực, tập trung chuyên gia, tập trung người bệnh COVID-19 nặng để điều trị.
Đây là điểm mới của Đề án và sự điều chỉnh trong chiến lược điều trị ca bệnh COVID-19 từ “4 tại chỗ” kết hợp với “3 tập trung.” Điều này thể hiện quyết tâm của Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long và khối khám, chữa bệnh trong việc tập trung dập dịch, cứu chữa người bệnh.
Một ví dụ minh họa rất sống động thể hiện quan điểm “3 tập trung” là trong những ngày này, cả Bộ Y tế tập trung từ Tư lệnh ngành cho đến lãnh đạo các Vụ, Cục và 10 đồng chí Giám đốc các bệnh viện Trung ương về Thành phố Hồ Chí Minh để tập trung sức lực, gấp rút thiết lập các trung tâm hồi sức tích cực cứu chữa người bệnh.
Thời gian không chỉ là vàng bạc mà còn là tính mạng của người bệnh. Các trung tâm hồi sức tích cực này sớm đón người bệnh ngày nào thì thêm người bệnh được cứu sống ngày đó!
Đề án cũng đặt mục tiêu thiết lập mạng lưới các trung tâm thu dung, điều trị người bệnh mắc COVID-19 nặng trên phạm vi toàn quốc; đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, hạ tầng đồng bộ cho các trung tâm hồi sức tích cực được Bộ Y tế phân công thu dung, điều trị người bệnh mắc COVID-19 nặng và khoa hồi sức tích cực của bệnh viện các tuyến.
Cùng với đó củng cố, tăng cường năng lực điều trị COVID-19 ở khoa hồi sức tích cực của toàn bộ các bệnh viện chưa được phân công thành lập trung tâm hồi sức tích cực; đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho bác sỹ, điều dưỡng cấp cứu, hồi sức tích cực của các trung tâm và bệnh viện các tuyến.
Đặc biệt chúng tôi mong muốn và đặt mục tiêu xây dựng và bổ sung các chính sách, chế độ động viên, đãi ngộ hợp lý ở cấp trung ương và địa phương nhằm thu hút nguồn nhân lực có chất lượng tốt làm việc tại các trung tâm và khoa hồi sức tích cực, truyền nhiễm.
- Xin trân trọng cảm ơn Cục trưởng!./.
Theo TTXVN
(责任编辑:Cúp C2)
- ·VNeID sẽ phục vụ tốt hơn khi sửa đổi luật và hoàn thiện thêm tính năng
- ·Săn lùng 'ngôi sao sáng' của mô hình Sở hữu kỳ nghỉ
- ·Hyundai i30 2019 được ‘lột xác’ hoàn toàn có thực sự hấp dẫn?
- ·Sở hữu kỳ nghỉ: mô hình nghỉ dưỡng ‘gây sốt’ toàn cầu
- ·Đơn vị sự nghiệp có được sử dụng chung tài sản công?
- ·Xổ số Vietlott: Tiện mua vé khi về quê thăm người thân, khách hàng Cần Thơ giật giải hơn 16 tỷ
- ·Honda Việt Nam khẳng định xe CR
- ·Trao 66 ngàn ly sữa cho trẻ em tỉnh Vĩnh phúc nhân dịp tết Trung thu
- ·Thủ tướng: Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
- ·VKS đề nghị Grab bồi thường cho Vinasun gần 42 tỷ: Giới chuyên gia nói gì?
- ·Giá lăn bánh Hyundai Grand i10 đầu năm 2025 rẻ không tưởng
- ·3 lý do khiến Google Pixel 3 có thể là smartphone cuối cùng bạn cần mua
- ·Sữa chua Vinamilk được đánh giá cao tại thị trường Thái Lan
- ·Bí ẩn loại nấm đắt nhất thế giới từ xứ sở hoa anh đào, giá vài chục triệu/kg
- ·Xe mô tô phân khối lớn tông container, nam thanh niên tử vong
- ·9 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu xăng dầu nhiều nhất từ quốc gia nào?
- ·Ford Ranger 2019 chính thức về đại lý giá hơn 900 triệu đồng
- ·Xổ số Vietlott: Chủ nhân giải thưởng trị giá 31 tỷ đồng đến từ Cần Thơ
- ·Microsoft sẽ mang bàn phím trên Windows Phone tới iPhone
- ·Đang nợ 'ngập đầu', lỗ vốn trăm tỷ, đại gia Dương Ngọc Minh bất ngờ đón tin vui