【bảng xếp hạng bóng đá cúp c3】Khai thác tiềm năng hợp tác Việt Nam
TheáctiềmnănghợptácViệbảng xếp hạng bóng đá cúp c3o Đại sứ EU tại Việt Nam Julien Guerrier, EU và Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong hợp tác, đặc biệt thông qua các sự kiện như Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 (GEFE 2024), tạo điều kiện cho các doanh nghiệp EU và Việt Nam cùng hợp tác phát triển trong lĩnh vực công tư và năng lượng tái tạo.
Đại sứ EU tại Việt Nam Julien Guerrier. (Ảnh: Duy Trinh)
Sau hơn 4 năm kể từ khi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực (01/8/2020 - 01/8/2024), Việt Nam đã ghi nhận tăng trưởng đáng kể trong xuất khẩu sang EU, trở thành quốc gia có thị phần xuất khẩu lớn nhất trong khối ASEAN vào thị trường này. Ông Guerrier khẳng định doanh nghiệp EU sẽ tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trên hành trình phát triển, đặc biệt hướng tới mục tiêu trở thành nước phát triển vào năm 2045.
"Chúng tôi cam kết cùng Việt Nam trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế xanh và GEFE là điểm đến để giới thiệu công nghệ của châu Âu hướng tới tương lai xanh hơn", Đại sứ EU tại Việt Nam Julien Guerrier nhấn mạnh.
Theo ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương), Việt Nam nhận thức rõ tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và cam kết sớm trong việc theo đuổi phát triển xanh, với mục tiêu giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050. EuroCham cùng các tổ chức EU tại Việt Nam đã hỗ trợ tích cực thông qua các sáng kiến và chương trình hợp tác, đồng thời khuyến khích các nhà đầu tư châu Âu tham gia vào dự án xanh tại Việt Nam.
Quan hệ Việt Nam - EU đã phát triển mạnh mẽ trong hơn 30 năm qua, với sự gia tăng đáng kể về thương mại và đầu tư. Kim ngạch thương mại giữa hai bên tăng hơn 4 lần và thương mại dịch vụ tăng hơn 2 lần trong suốt thời gian này. Trong 6 tháng đầu năm 2024, EU đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (chỉ sau Hoa Kỳ), với tổng giá trị xuất khẩu đạt 24,7 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam cũng nhập khẩu từ EU 7,7 tỷ USD trong cùng giai đoạn, tăng 8,5% so với năm 2023.
EVFTA đã mang lại những lợi ích lớn, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của các nhà cung cấp Việt Nam và tăng cường tiếp cận thị trường EU. Ông Vũ Bá Phú nhấn mạnh, hiệp định này đã thúc đẩy các nhà đầu tư EU mở rộng hoạt động tại Việt Nam, đưa EU trở thành một trong những nhà đầu tư FDI hàng đầu với hơn 2.450 dự án và tổng vốn đầu tư hơn 28 tỷ Euro.
Toàn cảnh buổi hội thảo với sự tham gia của các đại biểu và quan khách.
Mặc dù hợp tác giữa Việt Nam và EU có tiềm năng lớn, lĩnh vực năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió ngoài khơi vẫn gặp nhiều khó khăn trong triển khai do những trở ngại về quy hoạch và chính sách. Theo ông Nguyễn Hải Minh - Phó Chủ tịch EuroCham Việt Nam, năng lượng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển xanh, đặc biệt đối với các quốc gia xuất khẩu như Việt Nam. Trong số các nguồn năng lượng tái tạo, điện gió ngoài khơi được coi là tiềm năng lớn của Việt Nam, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là từ châu Âu.
Tuy nhiên, việc triển khai các dự án năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió ngoài khơi đang gặp nhiều khó khăn do chậm trễ trong khâu quy hoạch và chính sách. Ông Minh giải thích rằng, việc này không chỉ xuất phát từ phía Việt Nam mà còn do các nhà đầu tư quốc tế cần thời gian để phân bổ nguồn lực một cách hợp lý. Các doanh nghiệp năng lượng thường phải hoạt động ở nhiều quốc gia khác nhau, họ phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định đầu tư vào dự án nào. Chi phí đầu tư vào các dự án điện gió ngoài khơi gần đây tăng cao, trong khi giá bán điện vẫn giữ ở mức ổn định. Do đó, việc triển khai các dự án cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về tài chính và nguồn lực.
Ông Minh cũng cho rằng, nếu các quy hoạch và chính sách liên quan được hoàn thiện sớm hơn, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn trong thu hút đầu tư và phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, ông khẳng định rằng thị trường điện gió ngoài khơi của Việt Nam vẫn còn rất tiềm năng và các nhà đầu tư EU vẫn tiếp tục xem Việt Nam là điểm đến hấp dẫn.
Phát triển bền vững không chỉ dừng lại ở việc chuyển đổi năng lượng. Các nhà đầu tư EU còn cam kết hỗ trợ Việt Nam thông qua các khoản viện trợ không hoàn lại để thực hiện nhiều dự án quan trọng, bao gồm cải thiện cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường, cung cấp nước sạch và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Ông Alain Cany - Chủ tịch Ban Cố vấn EuroCham khẳng định rằng EU sẽ không để Việt Nam đơn độc trong hành trình giảm phát thải ròng bằng 0. Với sự hỗ trợ tài chính và công nghệ từ EU, Việt Nam có thể tiếp cận những giải pháp bền vững và lâu dài để phát triển kinh tế xanh.
Duy Trinh
(责任编辑:Thể thao)
- ·Du lịch Đà Nẵng: Kịch bản định sẵn hay 'chuyện thần kỳ'?
- ·Thua đậm Nhật Bản, Indonesia xếp cuối bảng
- ·Trực tiếp bóng đá Bình Phước 3
- ·Trung Quốc, Australia không thắng, Indonesia mở toang cửa dự World Cup 2026
- ·'Nữ tướng' nắm trong tay hàng loạt doanh nghiệp từng liên quan tới Vũ 'nhôm'?
- ·Võ sĩ Philippines khởi động quá sức, cao thủ Việt Nam chưa cần ra đòn vẫn thắng
- ·Cầu thủ đánh nhau, trưởng đoàn lăng mạ trọng tài: PVF
- ·FIFA gọi Nguyễn Văn Quyết là 'niềm tự hào của bóng đá Việt Nam'
- ·Vinh danh 25 golfer xuất sắc nhất Vòng loại phía Nam FLC WAGC Vietnam 2019
- ·Bị đối thủ đấm vỡ mũi, cựu tiền đạo tuyển Việt Nam phủ nhận hành hung trước
- ·Hoa loa kèn Tây Tựu vào mùa
- ·Trực tiếp bóng đá Việt Nam 0
- ·Trung Quốc thắng trận, Indonesia rộng cửa tranh vé dự World Cup
- ·Trực tiếp bóng đá Quảng Nam vs Hà Nội hôm nay 19/11
- ·Toyota Hiace 2019 giá bán chỉ hơn 700 triệu đồng sở hữu những công nghệ gì?
- ·Bảng xếp hạng Ngoại Hạng Anh 2024
- ·BIM Group IRONMAN 70.3 Phu Quoc 2024 chiếm trọn tình cảm của vận động viên
- ·Tuyển Đức thắng không tưởng, Hà Lan đè bẹp Hungary tại UEFA Nations League
- ·Lý do nho sữa Nhật Bản bỗng nhiên ‘rẻ như cho’ ở thị trường Hà Nội
- ·Đồng môn Vịnh Xuân đòi đuổi Lý Tiểu Long, Diệp Vấn quyết định bất ngờ