【trực tiếp giải bóng đá tây ban nha】Cấp tiểu học sẽ không còn môn Lịch sử riêng biệt
PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ cho biết như trên tại hội thảo quốc tế “Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên môn Lịch sử đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình,ấptiểuhọcsẽkhôngcònmônLịchsửriêngbiệtrực tiếp giải bóng đá tây ban nha SGK”, do Khoa Lịch sử, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức ngày 16/12.
Cần thiết phải tích hợp
Được biết, PGS Vỳ là một trong 4 thành viên của nhóm biên soạn SGK Lịch sử trong Chương trình phổ thông mới. Nói về việc tích hợp giữa Lịch sử với các môn khác, PGS Vỳ cho hay, việc tích hợp trong SGK Lịch sử từ trước đến nay đã có nhưng mức độ rất vừa phải. Riêng phần tích hợp nội môn chưa làm được.
Do đó nhóm đề xuất, cần tăng cường tích hợp trong giảng dạy, đây là xu thế chung của thế giới, cũng như thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng về tích hợp sâu và phân hóa dần ở các lớp trên.
Cụ thể, ở chương trình và SGK hiện hành, SGK Lịch sử được viết riêng lịch sử thế giới, đến lịch sử Việt Nam. Nay, nhóm đã dự thảo chuyển theo mô hình: Thế giới - khu vực - Việt Nam - địa phương. Trong đó, lấy lịch sử Việt Nam làm trọng tâm, chiếm 60% thời lượng của chương trình. Phần lịch sử địa phương sẽ do địa phương chủ động thiết kế theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT trong phạm vi cho phép.
Trong quá trình tích hợp, sẽ rất chú ý thể hiện rõ mối quan hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam. Sau này trong SGK, nhất là sách giáo viên, sẽ chú trọng yêu cầu giáo viên phân tích cho học sinh thấy mối quan hệ và sự tác động giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam. Ví dụ cuộc cách mạng tháng 10 Nga, sự ra đời của quốc tế cộng sản, chiến tranh thế giới thứ 2, công cuộc cải tổ ở Liên Xô... Tất cả sự kiện này đã ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào và ngược lại.
PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ, thành viên nhóm biên soạn Chương trình SGK mới môn Lịch sử
Tiểu học sẽ có môn Lịch sử Địa lý
Cũng theo PGS Nghiêm Đình Vỳ, ở tiểu học sẽ thực hiện tích hợp xuyên môn, không còn riêng môn như truyền thống nữa. Hiện môn Lịch sử đang học theo kiểu thông sử, từ cổ đại đến hiện đại. Giờ tích hợp sâu hơn. Và dự kiến sẽ tích hợp giữa Lịch sử và Địa lý nhưng vẫn có sắc thái riêng của cả hai môn.
Chương trình môn Lịch sử và Địa lý mới bắt đầu từ lớp 4 và kết thúc ở lớp 5 với việc tìm hiểu các nước láng giềng, khu vực Đông Nam Á và thế giới.
Cách viết dự kiến sẽ có sự kết hợp giữa kể chuyện và các chủ đề Lịch sử và Địa lý. Nội dung chủ yếu liên quan đến đất nước và con người Việt Nam, trong đó có kiến thức chung cả hai môn. Thí dụ: Chủ đề “Giới thiệu về nhà nước Văn Lang - Âu Lạc” sẽ nói đến sự thành lập, quá trình xây dựng và bảo vệ nhà nước qua một số câu chuyện: Lạc Long Quân - Âu Cơ; Mỵ Châu - Trọng Thủy...
Tích hợp theo chủ đề ở cấp trung học
PGS Vỳ cho biết, ở cấp THCS, các em phải học những thứ truyền thống và chuyên sâu theo thông sử. Nhưng dự kiến cũng sẽ tích hợp giữa Lịch sử và Địa lý trong nội dung cụ thể của chương và theo các chủ đề chung.
“Hiện tại, nhóm đã nghĩ ra được 4 chủ đề: Chẳng hạn chủ đề biển đảo, chủ đề đô thị, chủ đề Việt Nam trên con đường đổi mới, chủ đề văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long... Dự kiến trong chương trình Lịch sử và Địa lý ở THCS, sẽ dành cho các chủ đề chung từ 10- 15% thời lượng chương trình”, PGS Vỳ cho biết.
Cấp THPT là giai đoạn định hướng nghề nên được dạy theo chủ đề/chuyên đề có tính nâng cao (ảnh minh họa GD&TD)
Tích hợp đa môn
Tương tự như vậy, việc tích hợp đa môn hoặc liên môn không chỉ riêng Lịch sử và Địa lý mà còn cả kiến thức của các môn khác.
Theo PGS Vỳ, định hướng trong chương trình SGK mới sẽ tăng cường tích hợp đa môn, sử dụng nhiều hơn kiến thức các môn học khác trong các chương bài để làm cho lịch sử phong phú, hấp dẫn và giúp học sinh hiểu biết rộng hơn.
Chẳng hạn kết nối Lịch sử với Địa lý, với Văn học, với khoa học kĩ thuật... Thí dụ học về thời nguyên thủy chẳng hạn, sẽ kết hợp với kiến thức sinh học như sự phát triển của bộ não, sự tiến hóa từ 4 chân đến hai chân... Hoặc sử dụng kiến thức Toán học chẳng hạn, có số La mã, số Ả rập hoặc môn Vật lý là các phát minh về máy hơi nước, về động cơ...
Tóm lại, PGS Vỳ cho rằng, dự thảo chương trình Lịch sử mới đã có thay đổi. Cấp tiểu học sẽ không còn học riêng môn Lịch sử mà tích hợp sâu với Địa lý thành Lịch sử Địa lý.
Chương trình THCS, môn Lịch sử là một phân môn của môn Lịch sử và Địa lý .
Cấp THPT là giai đoạn định hướng nghề nên được dạy theo chủ đề/chuyên đề có tính nâng cao. Việc tích hợp nội môn theo mô hình thế giới - khu vực - Việt Nam - địa phương ở cả 3 cấp là điểm mới nhất.
Điều khó khăn mà nhóm biên soạn dự đoán khi tích hợp Lịch sử thế giới với Lịch sử Việt Nam, học sinh sẽ khó hệ thống kiến thức xuyên suốt theo tiến trình phát triển của Lịch sử. Để khắc phục, trong SGK mỗi lớp sẽ có bài khái quát về lịch sử thế giới ở cuối khóa trình.
Theo Dân Trí
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Chủ tịch Quốc hội: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, vừa phải bảo đảm nguồn cung vừa bảo đảm bình ổn
- ·Bình Định ‘bắt tay’ với các tỉnh, thành phát triển du lịch
- ·Sông La lắng đọng phù sa
- ·Đến nhà hàng Talata thưởng thức hải sản chuẩn vị, ngắm trọn vịnh Hạ Long
- ·Huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy phục hồi nhanh và phát triển bền vững
- ·Sông Trà Mơn: Sông và bến
- ·Du khách đổ về đền thiêng ở Thanh Hóa, chen chân xin ‘nước thánh’ cầu may
- ·Leo thang quân sự tại Syria không có lợi cho Mỹ
- ·Kiến nghị xây dựng Nghị định quản lý sử dụng Nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice
- ·Lễ hội Nhật Bản Saigon Centre: Trải nghiệm văn hóa, ưu đãi mua sắm hàng Nhật
- ·Xử phạt nhà sản xuất động cơ Cummins do gian lận khí thải dòng xe bán tải Ram
- ·Thị trường "lao dốc" do lo ngại thượng đỉnh Mỹ
- ·Bị 'ném đá' tơi tả, vì sao quán ở TP.HCM cố bán món trà sữa hành lá, ớt cay?
- ·Sông Sài Gòn, sâu dòng lịch sử, rộng lòng nghĩa nhân
- ·Đề xuất tiếp tục giảm 30% tiền thuê đất nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân
- ·Tận hưởng chuyến công tác như kỳ nghỉ dưỡng tại HIIVE by Fusion Bình Dương
- ·Ám sát hụt Tổng thống Venezuela: Hiểm họa từ “sát thủ” trên không UAV
- ·Vụ khách tố bị đưa vào quán hải sản 'nhái' ở Nha Trang: Đình chỉ 3 tài xế taxi
- ·Chính phủ gia hạn thời hạn nộp tiền thuê đất, tiền thuế năm 2022
- ·Video khách Tây lội bùn lấm lem, miệt mài cấy lúa tại Sa Pa hút triệu view