【kết quả eintracht frankfurt】Việt Nam sẽ tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine mRNA
Ảnh minh họa. (Nguồn: IRNA/TTXVN)
Ngày 23/2,ệtNamsẽtiếpnhậnchuyểngiaocôngnghệsảnxuấkết quả eintracht frankfurt Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tổ chức buổi họp báo, trong đó công bố thêm 5 nước gồm Bangladesh, Indonesia, Pakistan, Serbia và Việt Nam được lựa chọn tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine mRNA theo sáng kiến của Trung tâm chuyển giao công nghệ mRNA được WHO thành lập tại Nam Phi.
Ngoài ra, WHO cũng công bố thiết lập Trung tâm đào tạo sản xuất sinh phẩm toàn cầu tại Hàn Quốc nhằm cung cấp đào tạo chuyên môn cho các nước thu nhập thấp và trung bình, thúc đẩy sản xuất dược phẩm ở trong nước.
Việt Nam cùng với Bangladesh, Indonesia, Pakistan, Serbia là các nước đủ điều kiện, năng lực được WHO công bố nhận chuyển giao công nghệ, cùng với hỗ trợ đào tạo có thể chuyển sang giai đoạn sản xuất khá nhanh chóng.
Trước đó, WHO đã công bố 6 nước tiếp nhận tại châu Phi là Ai Cập, Kenya, Nigeria, Senegal, Nam Phi, Tunisia; 2 nước tiếp nhận tại Mỹ Latinh là Argentina và Brazil.
Buổi họp báo có sự tham dự và phát biểu cả trực tiếp và trực tuyến của Tổng Giám đốc WHO, quan chức của các nước Hàn Quốc, Argentina, Indonesia, Serbia và Việt Nam.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: “Một trong những rào cản chủ yếu đối với chuyển giao công nghệ ở các nước có thu nhập thấp và trung bình là thiếu lực lượng lao động có tay nghề cao và hệ thống quản lý yếu kém."
Ông Ghebreyesus cho rằng “xây dựng những kỹ năng đó sẽ đảm bảo rằng họ có thể sản xuất các sản phẩm y tế mà họ cần với tiêu chuẩn chất lượng tốt để họ không còn phải chờ đợi ở cuối hàng.”
Về phía Việt Nam, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã tham dự và phát biểu trực tuyến, nhấn mạnh rằng “Việt Nam là một nước đang phát triển nhưng đã có nhiều kinh nghiệm trong phát triển vaccine trong nhiều thập kỷ qua, hệ thống quản lý chất lượng vaccine quốc gia của Việt Nam cũng đã được WHO công nhận. Chúng tôi tin tưởng rằng khi tham gia sáng kiến này, Việt Nam có thể sản xuất vaccine mRNA trên quy mô lớn, không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn cung cấp cho các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần khắc phục sự bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine."
Việc được lựa chọn nằm trong danh sách các nước nhận chuyển giao công nghệ mRNA cho thấy WHO đánh giá cao năng lực của Việt Nam trong việc làm chủ công nghệ và sản xuất vaccine quy mô lớn với chất lượng cao, đồng thời sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam được tiếp nhận các hỗ trợ của WHO và các đối tác quốc tế để phát triển và sản xuất thành công vaccine mRNA phòng COVID-19 và các bệnh khác trong tương lai.
Ngoài ra, việc nhận chuyển giao công nghệ này cũng sẽ đóng góp vào việc tăng cường năng lực sản xuất vaccine ở khu vực, góp phần vào các nỗ lực bảo đảm an ninh y tế quốc gia và khu vực.
Tại buổi họp báo, WHO tái khẳng định nỗ lực hỗ trợ các nước quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ vaccine mRNA, trước mắt tập trung ưu tiên những nước thu nhập thấp và trung bình không có công nghệ mRNA nhưng có cơ sở hạ tầng và năng lực sản xuất sinh phẩm.
WHO sẽ thảo luận với các nước khác muốn tham gia và sẽ công bố thêm các nước tiếp nhận công nghệ mRNA trong những tháng tới. Các nước tiếp nhận sẽ được WHO hỗ trợ xây dựng kế hoạch, cung cấp đào tạo, tập huấn chuyên môn dự kiến từ tháng 3/2022.
Trung tâm chuyển giao công nghệ mRNA được WHO thành lập tại thành phố Cape Town, Nam Phi vào tháng 6/2021 theo sáng kiến WHO đưa ra tháng 4/2021, trên cơ sở quan hệ đối tác giữa WHO với công ty Afrigen của Nam Phi, các đối tác Nam Phi và các đối tác quốc tế.
Liên minh châu Âu (EU), đặc biệt là các nước Bỉ, Đức, Pháp ủng hộ nỗ lực của WHO, đã hỗ trợ và đầu tư lớn cho trung tâm này.
Mục tiêu của trung tâm là hỗ trợ các nhà sản xuất ở các nước thu nhập thấp và trung bình tự sản xuất được vaccine công nghệ mRNA, thông qua cung cấp hỗ trợ cần thiết về bí quyết sản xuất, quản lý chất lượng, bảo đảm sản xuất vaccine theo công nghệ mRNA ở quy mô lớn và đạt tiêu chuẩn quốc tế./.
TheoTTXVN
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Nghị định quy định chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi
- ·Muốn thịnh vượng lấy nhân tài làm gốc
- ·Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm thẩm định, kiểm tra công tác nghiệm thu dự án công trình cấp đặc biệt
- ·Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết 18
- ·Sau ba lần giảm liên tiếp, chiều nay giá xăng dầu bật tăng trở lại
- ·Bộ trưởng Ngoại giao: Thế và lực nước ta đã khác nên địa phương cần tâm thế mới
- ·Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm, làm việc tại Quân khu 5
- ·Đang trong thời gian thử thách, lại tiếp tục phạm tội
- ·Phê duyệt Chương trình 'Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030
- ·Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kiểm sát
- ·Chuyển đổi số
- ·Mua bán số đề, lãnh án cải tạo
- ·Bà Hồ Thị Hoàng Yến được phân công giữ chức quyền Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre
- ·Việt Nam và Lào thúc đẩy kết nối đường cao tốc, đường sắt
- ·Trung Quốc: Nhiều người 'sập bẫy' vàng kém chất lượng khi mua trực tuyến
- ·Đã khởi tố 1 vụ/2 bị can tham ô tài sản
- ·Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhận thêm nhiệm vụ mới
- ·Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Thanh Hóa có số phiếu tín nhiệm cao nhất
- ·Nghiên cứu xây dựng quy trình hiệu chuẩn phương tiện đo nhóm 2 lĩnh vực khối lượng
- ·20 năm: Cảm nhận về cuộc chuyển mình ngoạn mục của Trung Quốc