【betis đấu với mallorca】BFA: Kinh tế châu Á tăng trưởng tối thiểu 6,5% trong năm 2021
Diễn đàn BFA 2021 đã khai mạc ngày 18/4 tại thị trấn Bác Ngao thuộc tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) với cuộc họp báo công bố báo cáo có tiêu đề "Triển vọng kinh tế châu Á và Tiến bộ hội nhập."
Báo cáo này, có trích dẫn số liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), dự báo kinh tế châu Á sẽ tăng ít nhất 6,5%, thể hiện sự phục hồi đáng kể từ mức giảm 1,7% của năm 2020.
Khu vực Nam Á sẽ chứng kiến tăng trưởng đạt 9,7% trong năm nay - tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực. Trong khi đó, các nền kinh tế Đông Á dự kiến sẽ tăng trưởng 6,5%.
Báo cáo của BFA lý giải kết quả tích cực này có được là nhờ các biện pháp kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, việc nối lại hoạt động sản xuất và làm việc có trật tự ở Trung Quốc và Hàn Quốc, bên cạnh các yếu tố khác.
Các quốc gia châu Á đang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong kinh tế thế giới. Nếu tính theo sức mua tương đương, nền kinh tế của khu vực này dự kiến chiếm tỷ trọng gần 48% trong nền kinh tế thế giới vào năm 2021, tăng từ hơn 45% ghi nhận trong trong năm 2017.
Bất chấp tác động của đại dịch COVID-19, các nền kinh tế châu Á đã có nhiều thành tựu và tận dụng cơ hội phát triển. Ví dụ như sáng kiến triển khai những biện pháp mới để tạo thuận lợi cho nền kinh tế kỹ thuật số, thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và hợp tác kỹ thuật số quốc tế.
Châu Á, đặc biệt là khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã từng bước chuyển đổi từ một “công xưởng” kỹ thuật số phụ thuộc vào lao động giá rẻ sang một trung tâm kỹ thuật số dựa vào các ngành công nghiệp sáng tạo. Nền kinh tế kỹ thuật số đã trở thành một nhân tố quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của khu vực.
Nền kinh tế kỹ thuật số đã góp phần khôi phục sản xuất, ổn định tình hình kinh tế và trở thành động lực mới cho tăng trưởng kinh tế châu Á trong tương lai. Quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa các nước châu Á tiếp tục đi vào chiều sâu.
Báo cáo trích dẫn số liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho hay tính đến tháng 2/2021, 186 hiệp định thương mại khu vực đã có hiệu lực, chiếm gần 55% tổng số hiệp định thương mại trên toàn cầu. Đặc biệt, việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vào tháng 11/2020 sẽ thúc đẩy hơn nữa quá trình hội nhập kinh tế châu Á./.
Theo TTXVN
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Không đăng ký dịch vụ, vẫn bị nhà mạng trừ tiền
- ·Lời khai của cặp vợ chồng đánh cô gái 22 tuổi gãy 8 xương sườn ở TP Thủ Đức
- ·Diễn tập trấn áp những kẻ gây rối tại Lễ ra mắt Lực lượng bảo vệ ANTT ở cơ sở
- ·Vi phạm nồng độ cồn lúc 4h, tài xế nói do mừng đội tuyển Anh vào chung kết Euro
- ·Va chạm với xe tải, ô tô con ở Thanh Hóa biến dạng
- ·Hứng lượng mưa lớn nhất từ đầu năm, 3 huyện ở Hà Giang chịu thiệt hại nặng nề
- ·Cô gái 22 tuổi bị cặp vợ chồng nhốt trong nhà, đánh gãy 8 xương sườn ở Thủ Đức
- ·TPHCM: Dự án mở rộng đường dang dở sau gần 20 năm thi công
- ·Hàng nghìn tài khoản email Yahoo của quan chức Australia bị xâm nhập
- ·TPHCM: Dự án mở rộng đường dang dở sau gần 20 năm thi công
- ·Lũ ngập tận nóc nhà, cụ bà thoát chết nhờ chiếc đệm hơi
- ·Phạt tiền, tước bằng lái với tài xế điều khiển ô tô 45 chỗ lên cầu vượt Láng Hạ
- ·Thường vụ Quốc hội xem xét sáp nhập một số cơ quan điều tra hình sự quân khu
- ·Tài xế ô tô Land Cruiser bị dừng xe ở trạm thu phí, lộ việc gắn biển 80B giả
- ·Hà Nội muốn xây dựng tiếp đường Vành đai 5
- ·Nhà máy xử lý rác ở Bảo Lộc có nguy cơ ngừng hoạt động vì nợ lương công nhân
- ·Số hóa 13 triệu trang tài liệu từ 1.300 cuộc kiểm toán, tạo dữ liệu lớn
- ·Thủ tướng: Quân đội không chủ quan, mất cảnh giác, bất ngờ về chiến lược
- ·Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh làm việc với Bắc Kạn về bảo vệ rừng
- ·Thiếu tướng Đinh Văn Nơi chỉ đạo xác minh 'taxi dù' dàn hàng chèn xe trên đường