【bxh ao】Quy định rõ trách nhiệm người tiêu dùng khi sử dụng hàng giả, hàng nhái
Cần quy định rõ hơn về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi mua hàng nhập khẩu | |
Bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng trước phương thức kinh doanh mới | |
Ứng dụng công nghệ chống hàng giả,địnhrõtráchnhiệmngườitiêudùngkhisửdụnghànggiảhàngnhábxh ao hàng nhái |
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân giải trình trước Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn |
Theo tờ trình dự án Luật của Chính phủ, một số quy định theo luật hiện hành chỉ phù hợp với các giao dịch, kinh doanh – tiêu dùng có tính “truyền thống” mà chưa tính đến mô hình kinh doanh có yếu tố mới, trong điều kiện chuyển đổi số. Hơn nữa, Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới. Trong nhiều Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam tham gia đều có các cam kết về chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam. Do đó, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần được sửa đổi theo hướng phù hợp với các cam kết quốc tế và khai thác tốt cơ hội mà các hiệp định thương mại tự do mang lại.
Góp ý về dự án Luật tại phiên thảo luận theo chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV vào ngày 10/11, đại biểu Đặng Bích Ngọc (đoàn Hòa Bình) cho rằng, nhiều phương thức kinh doanh tiêu dùng mới ra đời và phát triển đòi hỏi phải sửa đổi luật sao cho phù hợp với sự phát triển. Trong quá trình thực thi luật thời gian qua cho thấy, người dân là chủ thể tham gia mua bán, trao đổi hàng hóa nhưng thường là thế yếu.
Chính vì vậy, để Luật đi vào cuộc sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng thì cần quy định cụ thể, chi tiết các nội dung trong dự thảo luật, tạo điều kiện tốt nhất để người tiêu dùng biết và có thể dễ dàng được bảo vệ quyền lợi trong quá trình tham gia các giao dịch mua bán hàng hóa...
Ngoài ra, về các chính sách của Nhà nước về sản xuất và tiêu dùng bền vững, đại biểu Đặng Bích Ngọc cho rằng, quy định về vấn đề này còn chung chung, chưa rõ, chưa cụ thể; các quy định trong dự thảo luật không thể hiện được nội hàm của chính sách. Đại biểu đề nghị cần quy định có những chính sách cụ thể nhằm hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thực hiện ứng dụng, phát triển khoa học công nghệ tiên tiến, mã số, mã vạch truy xuất nguồn gốc để sản xuất sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ an toàn.
Đồng thời, vị này cũng kiến nghị bảo đảm chất lượng các chính sách về vốn, đất đai và tín dụng nhằm hỗ trợ trực tiếp các doanh nghiệp, nhà sản xuất ứng dụng, phát triển khoa học công nghệ tiên tiến để có những sản phẩm sạch, chất lượng, hướng tới sản xuất và tiêu dùng xanh, bền vững, nâng cao chất lượng hàng hóa cho các tổ chức, cá nhân và người tiêu dùng.
Liên quan đến vấn đề hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh (đoàn Quảng Nam) cho biết, tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn tồn tại do còn một bộ phận người dân quan tâm mua hàng giá rẻ, người bán hàng “thổi phồng” công dụng của sản phẩm, đánh lừa người tiêu dùng. Do đó, hàng xanh, sạch khó có thể cạnh tranh với hàng giả, nhái kém chất lượng.
Đại biểu chỉ ra, để diễn biến tình trạng này, có một phần trách nhiệm của cơ quan quản lý, người kinh doanh sản xuất và người tiêu dùng khi còn quá dễ dãi với hàng giả, hàng nhái. Vì vậy, vị này kiến nghị dự thảo luật cần xem xét, quy định rõ trách nhiệm người tiêu dùng trong trường hợp xảy ra hậu quả mà người tiêu dùng có lỗi khi không thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ đã được quy định.
Một vấn đề khác được đại biểu Quốc hội nêu là cần rà soát kỹ lưỡng, thể hiện cụ thể các nội dung về chủ trương “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”, đẩy mạnh hoàn thiện thể chế bảo vệ người tiêu dùng, phát huy đầy đủ vai trò của người tiêu dùng, các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, xử lý nghiêm minh các đối tượng vi phạm quy định của pháp luật, nâng cao đạo đức kinh doanh, văn hóa tiêu dùng.
Giải trình với các đại biểu Quốc hội liên quan đến dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là vấn đề có nội hàm rộng, được thể hiện trong nhiều văn bản pháp luật từ Bộ luật Dân sự đến pháp luật chuyên ngành. Do đó, để tránh xung đột, chồng chéo với quy định của các luật khác trong hệ thống pháp luật, Cơ quan chủ trì soạn thảo xin tiếp thu ý kiến theo hướng Dự thảo Luật điều chỉnh những vấn đề mới, đặc thù, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh.
Dự án Luật tập trung nhiều vào việc bảo vệ cá nhân người tiêu dùng; cả những yếu tố là người nước ngoài mua hàng tại Việt Nam; phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên, nhiều đại biểu quan tâm đến người tiêu dùng là tổ chức, Cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu và rà soát, bổ sung.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Huyện Tân Hưng, Mộc Hóa: Kiến nghị đầu tư nâng cấp hàng chục km đê bao bảo vệ lúa
- ·VN’s steady leadership has reinforced ASEAN’s pivotal role in the region
- ·PM: Việt Nam becomes strong, trustworthy mainstay in ASEAN
- ·Việt Nam highlights responsibility of states in preventing crime
- ·Long An đạt 19/19 chỉ tiêu Nghị quyết năm 2022
- ·Party, State leader Trọng meets visiting Laos PM
- ·Commission reviews military, defence task performance in 2020
- ·Court opens trial for multi
- ·Bạt Nguyễn Lê Phát
- ·Việt Nam showcases flexibility and proactiveness as ASEAN Chair: seminar
- ·Đề xuất hỗ trợ lãi suất 3% cho công nghiệp hỗ trợ
- ·Expert, official praise Việt Nam's performance as ASEAN Chair
- ·Việt Nam highlights responsibility of states in preventing crime
- ·US National Security Advisor Robert O’Brien to visit Việt Nam over the weekend
- ·Triển khai hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia
- ·Second national congress of Vietnamese ethnic minority groups opens
- ·Việt Nam showcases flexibility and proactiveness as ASEAN Chair: seminar
- ·Commission reviews military, defence task performance in 2020
- ·Thủ tướng trình Quốc hội miễn nhiệm các ông Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam
- ·Trial opens over HCM City