【lịch thi đấu campuchia】Nhà N3 Nguyễn Công Trứ (Hà Nội): Vì đâu người dân vẫn chưa nhận nhà?
Dân kêu giá đắt
Dự án cải tạo, xây dựng lại tập thể Nguyễn Công Trứ là dự án được thí điểm cải tạo đầu tiên của Hà Nội. Tháng 12/2002, TP. Hà Nội có văn bản giao Công ty Xây dựng và Phát triển nhà Hai Bà Trưng, nay là Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Phát triển nhà số 7 Hà Nội (Handico7) lập dự án cải tạo khu tập thể Nguyễn Công Trứ. Sau 10 năm chờ mặt bằng, tháng 3/2013, dự án này mới được khởi công. Sau 3 năm thi công, cuối năm 2015, chung cư N3 Nguyễn Công Trứ đã hoàn thiện trên nền đất của 2 nhà tập thể A1-A2 trước đây, với chiều cao 19 tầng.
“Thu nhập của dân ở Nguyễn Công Trứ chỉ ở mức trung bình thôi. Nhiều người nghèo, thu nhập hạn chế. Những hộ thực sự là nghèo thật thì cũng phải có nghiên cứu, xác minh, báo cáo thành phố tìm hướng tháo gỡ để làm sao đưa dân về ở sớm nhất”.
Ông Trần Mạnh Dũng, Giám đốc Handico7
Từ tháng 1/2016, chủ đầu tư (CĐT) thông báo mời các hộ dân đang phải tạm cư chuyển về nhà mới. Những tưởng người dân sẽ háo hức nhanh chóng chuyển về, nhưng thực tế không phải như vậy. Trong tổng số 203 hộ được tái định cư tại chỗ, hiện mới có gần 60 hộ nộp tiền cho CĐT, trong đó khoảng 30 hộ chuyển đến ở.
Nguyên nhân của nghịch lý này là gì? Theo tìm hiểu của phóng viên TBTCVN, người dân “lắc đầu” với nhà mới vì cho rằng mức giá áp dụng với diện tích ngoài phần được đền bù là quá cao so với loại nhà tái định cư. Lúc đầu mức giá này lên đến hơn 26 triệu đồng/m2. Sau khi dân kiến nghị giảm giá, các cơ quan chức năng đã họp và điều chỉnh xuống còn 20,8 triệu đồng/m2 (nếu tính hệ số 1,2 đối với các căn hộ có diện tích từ 61m2 trở lên thì giá khoảng 25,4 triệu đồng/m2).
Ông Mai Xuân Cung, Tổ trưởng Tổ dân phố 6A, Khu tập thể Nguyễn Công Trứ cho biết, người dân ở đây đa phần có thu nhập trung bình, trong đó khoảng 30 - 40 trường hợp đời sống rất khó khăn. Suốt 7 năm tạm cư, nhiều người lại rơi vào cảnh thất nghiệp, không có chỗ để làm ăn, muốn về nhận nhà mới thì phải trả khoảng 650 triệu đồng, vậy thì họ lấy đâu ra tiền? Mặc dù được nhân hệ số 2,1 diện tích cũ là không phải trả tiền, nhưng hộ nào cũng phải trả ít nhất khoảng 40 triệu đồng phí bảo trì 2%, có hộ tổng cộng phải trả thêm hơn 2 tỷ đồng để nhận nhà. Do không lo được tiền, hơn 150 hộ hiện đang tạm cư ở khu nhà tái định cư Vĩnh Hoàng, quận Hoàng Mai vẫn phải tiếp tục ở tạm cho đến khi thành phố lấy lại nhà là (khoảng tháng 8/2016). “Mức giá hiện tại cơ quan chức năng đưa ra là vẫn cao. Nhà của Công ty Handico7 xây là chỗ chúng tôi đang ở tạm cư, thì họ bán ra có 15,3 triệu đồng/m2. Còn ở đây, cũng CĐT đó, đất này là thu hồi lại của dân, mà lại tính lên đến 20,8 triệu. Trong khi ở đây lại được thành phố hỗ trợ, rất vô lý ở chỗ đó. Chúng tôi nghĩ giá tầm 17 - 18 triệu đồng/m2 là hài hòa nhất”, ông Cung chia sẻ.
Trao đổi với phóng viên TBTCVN, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND phường Phố Huế (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) xác nhận, nguyên nhân khiến người dân chưa về ở nhà mới đúng là do mức giá 20,8 triệu đồng/m2 vượt quá khả năng chi trả của nhiều gia đình. Nguyện vọng của người dân hiện nay là thành phố có thể xem xét tiếp tục giảm giá nhà, đồng thời có cơ chế hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn, chẳng hạn như cho vay tiền với lãi suất ưu đãi của ngân hàng, cho trả chậm, giãn nợ hoặc cho thuê với giá ưu đãi…
Chủ đầu tư than khó
Chia sẻ với phóng viên TBTCVN, ông Trần Mạnh Dũng, Giám đốc Handico7 cho biết, mức giá hơn 20 triệu đồng/m2 đã được Sở Xây dựng Hà Nội thẩm định và thành phố chấp thuận, dựa trên cơ sở dự toán, quyết toán lập nên ở thời điểm này.
Để nhanh chóng đưa dân về ở và xác định được giá chính xác thì phải có 1 giá để tạm thu. Lúc đầu là hơn 26 triệu đồng/m2, nhưng người dân có ý kiến, CĐT ghi nhận và báo cáo, đề xuất thành phố và đã được hỗ trợ một số khoản để suất đầu tư hạ xuống còn 20,8 triệu đồng/m2. Tuy nhiên nhiều hộ vẫn muốn giá giảm nữa, trong khi đó mức giá để lên 1 suất đầu tư ở khu vực này như vậy là rất thấp. Ở những vị trí gần đó như Lò Đúc, Hoa Lư mức giá cao hơn rất nhiều. Ông Trần Mạnh Dũng cũng cho rằng, để giải quyết vấn đề này, thành phố cần có cơ chế đặc thù đối với các trường hợp thực sự khó khăn về tài chính.
Dù ì ạch, sau hơn 10 năm, cuối cùng dự án cải tạo khu tập thể Nguyễn Công Trứ cũng đã hoàn thiện một khối nhà đầu tiên. Sẽ thật đáng tiếc khi bước cuối cùng là đưa dân về tái định cư lại gặp trở ngại. Người dân nơi đây hiện đang trông chờ vào những giải pháp hợp tình, hợp lý từ phía các cơ quan chức năng và những người có trách nhiệm.
Thiện Trần
(责任编辑:Thể thao)
- ·Giá xăng dầu hôm nay 18/9/2024: Trong nước có thể giảm tiếp?
- ·Sửa Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Sửa quy định về khung thuế suất
- ·Đội F1H2O Bình Định – Việt Nam dẫn đầu Grand Prix of Indonesia
- ·Hải quan Đắk Lắk hoàn thành gần 90% dự toán thu ngân sách
- ·Giá xăng dầu hôm nay 3/92023: Xăng trong nước chuẩn bị tăng bao nhiêu đồng một lít?
- ·Cục Thuế Hà Nội triển khai tập huấn về cải cách hành chính thuế
- ·TP.Hồ Chí Minh: Thu ngân sách đạt 148.541 tỷ đồng
- ·Hải quan Hà Nam Ninh: Tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nam
- ·Tình bạc, tiền còn bạc hơn…
- ·Hải quan Cầu Treo, Hà Tĩnh triển khai hiệu quả hệ thống VNACCS/VCIS
- ·HĐND huyện Cần Giuộc khóa XII tổ chức Kỳ họp thứ 18
- ·Tổng cục Hải quan lên tiếng về cách tính chi phí vận tải vào trị giá hải quan
- ·Kết quả bóng đá Al Nassr 2
- ·Quà tặng của nước ngoài cho tổ chức, cá nhân Việt Nam mới được miễn thuế
- ·Pháo nổ ngày càng kinh hoàng?
- ·MU đấu Fulham chơi thế nào để thắng khi không có Hojlund
- ·Sẽ giải thể Chi cục Hải quan Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh)
- ·Kết quả bóng đá Bình Dương 1
- ·Giá heo hơi hôm nay 11/12/2023: Đã có dấu hiệu tích cực
- ·Kết quả TP.HCM 1