会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả trận toulouse】Xây dựng lòng tin bằng cải cách thực chất!

【kết quả trận toulouse】Xây dựng lòng tin bằng cải cách thực chất

时间:2024-12-23 22:48:34 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:791次

xay dung long tin bang cai cach thuc chat

Bộ trưởng,âydựnglòngtinbằngcảicáchthựcchấkết quả trận toulouse Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng. Ảnh: Q.HÙNG.

Nhìn lại hơn nửa chặng đường nhiệm kỳ đi qua và năm 2018, Bộ trưởng có thể đánh giá khái quát đặc điểm nổi bật trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ?

Tinh thần xuyên suốt của Chính phủ là quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo, hành động, liêm chính, chấn chỉnh kỉ cương, nói đi đôi với làm, hướng tới phục vụ người dân và DN. Từ đầu nhiệm kì 2016 đến nay, mục tiêu ấy vẫn luôn được trải dài trong quá trình chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với quyết tâm rất cao là hướng đến cải cách, từ đó quyết tâm giữ mục tiêu thực hiện Nghị quyết của Trung ương và Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, cũng như quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

Chính phủ ưu tiên hàng đầu hiện nay là cải cách thể chế, tăng năng lực thực thi chính sách, phân cấp, giám sát trách nhiệm người đứng đầu. Đặc biệt tư tưởng xuyên suốt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là chuyển sang Chính phủ phục vụ, tận tâm mang lại hiệu quả. Phục vụ là xem xét giải quyết các vấn đề thấu tình đạt lý liên quan đến kiến nghị, bức xúc của người dân, xã hội chứ không chỉ các vấn đề điều hành chung. Năm 2018, Chính phủ lấy chất lượng tăng trưởng làm động lực phát triển mới. Kiên trì điều hành nhất quán không dựa vào khai khoáng, tăng trưởng tín dụng, các gói kích cầu.

Rất mừng năm 2018 các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng, phòng chống tham nhũng được toàn Đảng, toàn dân quan tâm và thực hiện có hiệu quả.

Thưa Bộ trưởng, với vai trò là người đứng đầu Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, trực tiếp đôn đốc các đơn vị thực hiện nhiệm vụ cắt giảm điều kiện kinh doanh, đơn giản thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK, Bộ trưởng có thể đánh giá về tiến độ và hiệu quả?

Từ khi thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã có 61 cuộc kiểm tra các bộ, ngành, địa phương, cơ quan; riêng năm 2018, Tổ đã có 21 cuộc kiểm tra, trong đó 11 cuộc kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ chuyên ngành. Hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ được duy trì thường xuyên, một tháng ít nhất kiểm tra 2 đơn vị, có những bộ, tổng công ty kiểm tra đến hai lần. Tôi cho rằng với sự tham gia tích cực của các thành viên và các chuyên gia Tổ công tác, đã được người dân, DN, đặc biệt các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan, tổ chức đánh giá rất cao.

Qua việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ giao cho các bộ, cơ quan, địa phương, Tổ công tác đã giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc kiểm tra các nhiệm vụ. Năm 2018, các nhiệm vụ được các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện toàn diện đảm bảo thời gian, tiến độ, chất lượng công việc được giao. Năm 2018 có 18.820 nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, đến hết năm còn 218 nhiệm vụ quá hạn, chưa hoàn thành, chiếm 1,5%, so với năm 2017 giảm 0,23%. Đây là kết quả rất tốt.

Vấn đề liên quan đến cắt giảm điều kiện kinh doanh, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK cũng được đôn đốc, triển khai quyết liệt. Phải cắt giảm những thủ tục “Giấy phép con” được coi là rào cản, bất hợp lí, nhưng vẫn phải đảm bảo mục tiêu quản lý nhà nước, quốc phòng, an ninh, an toàn xã hội. Thực tế, có tình trạng cắt giảm, gộp, nhập cơ học, chưa thực chất, từ cắt giảm chuyển hóa sang tiêu chuẩn, quy chuẩn, nhưng đó chỉ là đại diện, không phải phổ biến. Năm 2018 có 131.300 DN mới thành lập, trong số đó vẫn còn DN gặp khó khăn phải dừng hoạt động, đóng cửa. Vấn đề này có nhiều yếu tố, có thể khi xây dựng chiến lược DN chưa rõ ràng, năng lực quản trị chưa tốt, hoặc cũng có những khó khăn về tiếp cận tín dụng, đất đai, thủ tục hành chính.

Chính vì vậy, năm 2019, hoạt động của Tổ công tác phải đi vào rà soát cụ thể từng việc, từng văn bản, quy định xem có đúng thẩm quyền, có đúng cải cách không. Đây là bước tiếp theo sau khi đã cắt giảm, đơn giản hóa đó là phải chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, áp dụng rủi ro, đánh giá tuân thủ, công nhận lẫn nhau, xã hội hóa kiểm nghiệm thay vì trước là chỉ định… Nếu đi sâu, cải cách mạnh hơn nữa, thực chất hơn nữa thì chắc chắn sẽ gỡ cho DN tốt hơn, chứ không phải hài lòng với những việc đã làm, vì thực tế vẫn còn DN kêu ca, phàn nàn, nhiều việc vẫn còn chồng chéo.

Mặc dù có nhiều chính sách, hành động quyết liệt nhưng năm 2018, Báo cáo Doing Business 2018 của Ngân hàng Thế giới vẫn hạ một bậc chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam so với năm 2017, Chính phủ nhìn nhận gì về đánh giá này và có hành động cải thiện trong thời gian tới?

Mặc dù chúng ta tăng điểm, giữ hạng song những cải cách, cải thiện của các nước trong khu vực đi nhanh hơn. Chúng ta có cải thiện so với chúng ta nhưng không bằng các nước; bước đi của các nước đã dài hơn chúng ta.

Sau đánh giá Doing Business 2018 của Ngân hàng Thế giới công bố ngày 11/12 vừa rồi, Văn phòng Chính phủ, cùng với các bộ, ngành liên quan đã đối thoại trực tuyến với Ngân hàng Thế giới tại Mỹ để tìm hiểu tại sao họ đánh giá như vậy? Trên cơ sở đó, các bộ, ban, ngành đưa ra đánh giá rất kỹ về việc làm của mình.

Hành động đầu tiên là thay đổi Nghị quyết 19, thay vì tuần tự đến tháng 5 mới ban bành như năm 2017, Chính phủ đã thay đổi thời hạn ban hành, thay vì Nghị quyết 19 đã đổi thành Nghị quyết 02/NQ-CP và ban hành ngay từ đầu năm 2019. Nghị quyết 02/NQ-CP đưa ra mục tiêu quyết tâm thực hiện bằng được thanh toán điện tử. Bên cạnh đó, đưa ra những định lượng, chỉ số so sánh. Các chỉ số này sẽ là thước đo cho các bộ để giải thích tại sao xuống hạng, dứt khoát phải định lượng chứ không định tính.

Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đã được Chính phủ đặt ra ngày từ đầu năm 2019, xin Bộ trưởng cho biết, năm 2019, Tổ công tác của Thủ tướng sẽ tiếp tục có những hoạt động chuyên sâu như thế nào để đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ?

Với trách nhiệm được Thủ tướng Chính phủ giao, năm 2019, để đáp ứng yêu cầu của người dân, đòi hòi Tổ công tác sẽ phải tích cực hơn, cố gắng hơn. Ngoài việc tiếp tục đôn đốc kiểm tra các Nghị quyết 01, 02, 35, 60, chỉ thị 20 thì phải kiểm tra một số lĩnh vực chuyên sâu hơn. Quan trọng là đi sâu vào các bộ có nhiều điều kiện kinh doanh, thủ tục kiểm tra chuyên ngành để cùng rà soát một cách căn cơ, toàn diện để tiếp tục cải cách. Cùng với đó, tổ chức nhiều hội nghị đối thoại với DN, hiệp hội để lắng nghe DN vướng gì, khó gì để tổng hợp cải cách thực chất. Chẳng hạn Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Tổ công tác xuống xem xét đôn đốc các dự án đầu tư nhanh hơn, tại sao chậm, lâu, tại sao những vấn đề xử lý đã kết luận rồi mà không thực hiện được. Có những việc phải đi vào thực tế, cụ thể để thúc đẩy, sẽ tạo áp lực mạnh hơn. Nếu làm tốt làm đúng phải mạnh dạn làm, dù va chạm cũng chấp nhận vì nếu không làm không hoàn thành nhiệm vụ.

Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Bộ Y tế: Tăng cường thông thoáng khí cho lớp học thay vì dùng điều hòa và đeo khẩu trang
  • Kia tăng trưởng 56% tại Việt Nam
  • Lạm phát của Mỹ xuống mức thấp nhất trong hơn một năm
  • Sở hữu siêu thẻ Vingroup
  • Ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi xâm nhập vào Việt Nam: Tổng cục Hải quan chỉ đạo nóng
  • Hà Nội đóng cửa quán game, internet từ 0h ngày 2/2 để phòng Covid
  • Thiên Hòa tổ chức “Đổi tivi cũ lấy tivi mới” cho khách hàng
  • Gói, tặng hàng ngàn bánh chưng gửi tới đồng bào miền Trung đón Tết
推荐内容
  • Phó Thủ tướng chủ trì họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống rửa tiền
  • Nhiều vé máy bay khuyến mãi trong tháng 8
  • Chuyện tình ‘cọc đi tìm trâu’ của nữ tác giả triệu phú
  • Toyota Việt Nam giới thiệu Yaris 2016
  • Khoa học máy tính: Vũ khí mới chống lại Virus corona
  • Kinh tế khu vực Eurozone sẽ tăng trưởng cao hơn dự báo trong năm 2023