【kèo osasuna】Ngành Tài chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm
PV: Là một trong những bộ,ànhTàichínhTiếptụcđẩymạnhcảicáchlấyngườidânvàdoanhnghiệplàmtrungtâkèo osasuna ngành nỗ lực cải cách TTHC, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, được dư luận đánh giá cao, xin Bộ trưởng cho biết một số kết quả nổi bật trong công tác cải cách về thể chế, chính sách của ngành Tài chính thời gian qua?
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Thời gian qua, công tác cải cách thể chế của Bộ Tài chính luôn được gắn với công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính, qua đó hệ thống pháp luật tài chính đã có bước hoàn thiện quan trọng với số lượng lớn các văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới.
Với nhiều cách làm sáng tạo như một luật sửa nhiều luật, một nghị định sửa nhiều nghị định và một thông tư sửa nhiều thông tư, có nhiều văn bản đã tác động mạnh mẽ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, cải thiện môi trường kinh doanh và tạo cơ sở pháp lý để đơn giản hoá TTHC, cắt giảm điều kiện kinh doanh, hiện đại hoá công tác quản lý.
Hệ thống khai thuế qua mạng đã được triển khai tại 63/63 tỉnh, thành phố. Ảnh: Đức Minh
Trong giai đoạn 2011 - 2015, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Quốc hội 14 dự án luật; 4 nghị quyết của Quốc hội, 3 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đồng thời đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 99 nghị định, 109 quyết định và ban hành theo thẩm quyền 1.104 thông tư, thông tư liên tịch. Từ năm 2016 đến nay (tính đến ngày 2/10/2018), Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Quốc hội 4 dự án luật; 3 nghị quyết của Quốc hội, 5 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đồng thời đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 111 nghị định, 28 quyết định và ban hành theo thẩm quyền 551 thông tư.
Bộ Tài chính đã kịp thời chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm các yêu cầu về cải cách TTHC như: Gắn công tác cải cách TTHC, cắt giảm điều kiện kinh doanh với công tác cải cách thể chế; kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các TTHC theo quy định của pháp luật ngay từ khâu dự thảo; chủ động rà soát, cắt giảm và nâng cao chất lượng TTHC trong lĩnh vực tài chính, nhất là TTHC liên quan tới người dân, doanh nghiệp; công khai, minh bạch tất cả các TTHC.
Kết quả, trong giai đoạn 2011 - 2015, đã thực hiện rà soát cắt giảm 248 TTHC và đơn giản hóa đối với 962 TTHC. Tính đến cuối năm 2015 bộ TTHC lĩnh vực tài chính đã được cắt giảm, đơn giản hóa còn lại 1.045 TTHC (trong đó: lĩnh vực thuế 395 TTHC, lĩnh vực hải quan 219 TTHC, lĩnh vực chứng khoán 161 TTHC, lĩnh vực Kho bạc Nhà nước (KBNN) 57 TTHC và lĩnh vực tài chính khác 213 TTHC).
Từ năm 2016 đến nay (tính đến ngày 2/10/2018), đã thực hiện rà soát cắt giảm 174 TTHC và đơn giản hóa 888 TTHC. Như vậy, tính đến tháng 10/2018, bộ TTHC lĩnh vực tài chính còn lại 987 TTHC (trong đó: lĩnh vực thuế 298 TTHC, lĩnh vực hải quan 183 TTHC, lĩnh vực chứng khoán 184 TTHC, lĩnh vực KBNN 22 TTHC và lĩnh vực tài chính khác 300 TTHC).
Để tiếp tục thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC), trọng tâm là kiểm soát TTHC, Bộ Tài chính đã chỉ đạo rà soát, đơn giản hóa, cắt giảm, bãi bỏ những TTHC không cần thiết, gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân. Hiện tại, các đơn vị chuyên môn của Bộ Tài chính đã xây dựng được phương án và đang trình Lãnh đạo Bộ xem xét phê duyệt cắt giảm trên 140 TTHC và đơn giản hóa 28 TTHC. Đồng thời, Bộ Tài chính đang trình Chính phủ dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, dự kiến sẽ cắt giảm 117 điều kiện kinh doanh trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.
PV: Bộ trưởng có thể cho biết đâu là những yếu tố góp phần làm nên thành công của công tác cải cách TTHC ngành Tài chính?
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Do có sự lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực tài chính nên không chỉ có kết quả trong từng lĩnh vực mà giữa các lĩnh vực tài chính đã có sự bổ trợ cho nhau, tạo hiệu ứng nâng cao hiệu quả cải cách TTHC đối với toàn ngành. Công tác cải cách TTHC, cắt giảm điều kiện kinh doanh được triển khai quyết liệt, nhiều TTHC được cắt giảm, đơn giản hóa, giảm thời gian thực hiện và chi phí tuân thủ.
Cùng với đó, tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính được đổi mới, sắp xếp để phù hợp với yêu cầu quản lý, đội ngũ cán bộ công chức có năng lực, trình độ cơ bản ngày càng được nâng cao đáp ứng yêu cầu thực thi nhiệm vụ; công tác tài chính công có nhiều cải cách trong việc huy động và phân bổ, sử dụng các nguồn lực tài chính, an ninh tài chính được đảm bảo; công tác hiện đại hóa ngành Tài chính được coi trọng, từng bước được đầu tư trang bị, nâng cấp hiện đại hóa trang thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin để đáp ứng yêu cầu đổi mới, hiện đại hóa trong giải quyết TTHC và quản lý.
Những kết quả cải cách của Bộ Tài chính đã góp phần tác động tích cực đến việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, được xã hội và cộng đồng người dân và doanh nghiệp đánh giá cao. Kết quả cũng được thể hiện qua đánh giá về các chỉ số, như: Bộ Tài chính luôn nằm trong nhóm 3/19 bộ, cơ quan ngang bộ về chỉ số cải cách hành chính (Par Index) trong 4 năm qua (từ năm 2014 đến năm 2017) và là bộ đứng đầu về chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (ICT index) trong 6 năm liên tiếp (từ năm 2013 đến năm 2018).
PV: Bên cạnh công tác CCHC, thời gian qua, việc thu giảm đầu mối, tinh giản bộ máy đang được Bộ Tài chính triển khai quyết liệt và đạt kết quả đáng kể, Bộ trưởng có thể cho biết cụ thể hơn về vấn đề này?
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng:Thực hiện Nghị quyết của Đảng, ngành Tài chính đặc biệt chú trọng đến việc tinh giản biên chế, sắp xếp lại đầu mối theo hướng tinh gọn, hiệu quả.
Triển khai Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI), Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Tài chính đã quan tâm, chỉ đạo, quán triệt và tổ chức thực hiện một số giải pháp đổi mới, sắp xếp bộ máy của Bộ Tài chính theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Theo đó, từ đầu năm 2013 đến tháng 10/2018, Bộ Tài chính đã cắt giảm khoảng 3.000 đầu mối các đơn vị từ cấp trung ương đến cấp tổ (đội) tại địa phương (trong đó giảm 180 đầu mối cấp phòng và tương đương; khoảng 2.800 đầu mối cấp tổ (đội) tại địa phương). Số các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính đã giảm từ 35 đơn vị (cuối năm 2016) xuống còn 28 đơn vị.
Triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XII, Bộ Tài chính đã kiện toàn, sắp xếp các đơn vị của ngành theo hướng tinh gọn, quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, giảm cấp trung gian, thống nhất nguyên tắc một việc chỉ giao cho một đơn vị thực hiện.
Theo đó, Bộ Tài chính đã thực hiện cắt giảm 53 chi cục và tương đương thuộc cục địa phương, trong đó: giải thể 1 chi cục hải quan, hợp nhất, sáp nhập 10 chi cục dự trữ nhà nước thành 5 chi cục, giải thể 43 phòng giao dịch trực thuộc KBNN các tỉnh, hợp nhất 7 chi cục thuế thành 3 chi cục thuế khu vực; cắt giảm 357 tổ (đội) và tương đương thuộc chi cục thuộc cục địa phương; tiếp tục thực hiện sắp xếp, sáp nhập các chi cục thuế để tổ chức hoạt động theo khu vực, đảm bảo đến năm 2020 giảm còn 420 chi cục thuế; tổ chức lại các đơn vị cấp phòng thuộc cục thuế địa phương theo quy định tại Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Để triển khai hợp nhất các chi cục thuế theo khu vực trong toàn hệ thống, Bộ Tài chính đã hợp nhất 7 chi cục thuế huyện thành 3 chi cục thuế khu vực thuộc Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh, qua đó đã kiện toàn bộ máy, sắp xếp giảm 4 chi cục thuế và 19 đội thuế. Trong tháng 10, tiếp tục thực hiện hợp nhất chi cục thuế khu vực tại các tỉnh Hải Dương, Yên Bái, Quảng Ngãi, Lâm Đồng và Cà Mau.
Trong thời gian tới, tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/1/2018 của Chính phủ về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, trong đó có nhiệm vụ xây dựng Đề án sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tài chính theo hướng sáp nhập 5 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc tổng cục vào Trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính trực thuộc Bộ Tài chính. Trước mắt, trong giai đoạn 2018 - 2020, sẽ thực hiện sắp xếp, sáp nhập từ 2 - 3 đơn vị, đến năm 2021 sẽ tiếp tục sắp xếp, sáp nhập các cơ sở còn lại.
PV: Thưa Bộ trưởng, Bộ Tài chính sẽ triển khai các giải pháp trọng tâm nào để tiếp tục đẩy mạnh cải cách, đáp ứng yêu cầu hội nhập trong thời gian tới?
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai công tác CCHC, cải cách TTHC đáp ứng yêu cầu hội nhập, phấn đấu các chỉ số cải cách đạt chuẩn xếp hạng các nước ASEAN 4 và hướng tới tiêu chuẩn của các nước OECD. Trong đó, tập trung vào một số giải pháp, như: Tăng cường công tác chỉ đạo, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; phát huy tính sáng tạo, nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; cải cách TTHC, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ công chức, viên chức ngành Tài chính đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ; cải cách tài chính công theo hướng huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực góp phần đảm bảo an ninh tài chính; chủ động triển khai, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0.
PV: Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
MINH ANH (ghi)
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Hàng hóa Việt Nam ngày càng nâng cao chất lượng
- ·Party General Secretary Nguyễn Phú Trọng – a theorist with sharp mind and mettle
- ·Japanese communist party leader hails Party chief Trọng’s great contributions to Việt Nam
- ·Former Lao leader praises Nguyễn Phú Trọng as visionary leader, skilled diplomat
- ·Công ty TNHH May Đăng Linh Hải Dương sản xuất hàng hóa giả mạo nhãn hiệu bị 'sờ gáy'
- ·China highly values Party leader’s contributions to Việt Nam
- ·Cuban media highlights Vietnamese Party leader Nguyễn Phú Trọng’s contributions
- ·PM calls for joint efforts, comprehensive actions in digital transformation
- ·Vụ án Vũ 'nhôm': 2 cựu Chủ tịch Đà Nẵng bị đề nghị phong tỏa tài sản là ai
- ·Việt Nam shares opinions on parliaments’ role in SDG implementation
- ·Dấu hiệu cảnh báo Rotuyn ô tô hư hỏng, nếu phớt lờ có thể gặp sự cố bất ngờ
- ·President Tô Lâm concludes state visit to Cambodia
- ·PM requests fostering economic diplomacy to drive growth
- ·Biography of Party General Secretary Nguyễn Phú Trọng
- ·Hà Nội đề ra 3 kịch bản điều hành để giảm thiểu thiệt hại do dịch Covid
- ·Party members, people nationwide show sentiments to leader, trust in Party leadership
- ·RoK author releases book to honour Party General Secretary's life
- ·Trial begins for misconducts at Vietnam Register
- ·Mạnh tay xóa bỏ các bài viết có thông tin sai lệch về dịch virus corona trên Facebook
- ·Vietnamese Party chief Nguyễn Phú Trọng an exemplary leader: former Lao leader