【kết quả trận đấu ngày hôm nay】Tin tưởng ngành DTNN phát triển mạnh hơn trên chặng đường phía trước
Đồng chí là người có công rất lớn,ưởngngànhDTNNpháttriểnmạnhhơntrênchặngđườngphíatrướkết quả trận đấu ngày hôm nay có những quyết định tạo bước ngoặt quan trọng, thúc đẩy sự nghiệp ngành Dự trữ Nhà nước không ngừng phát triển, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thời khắc lịch sử
Nhắc tới nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, có lẽ với cán bộ ngành Dự trữ Nhà nước (DTNN) không thể nào quên câu chuyện mang tính lịch sử, có ý nghĩa lớn lao cách đây gần 2 thập kỷ, được coi là “khúc ngoặt” trong sự phát triển của ngành mà khi đó đồng chí là Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Vào những tháng cuối năm 2000, triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị và chương trình về cải cách nền hành chính nhà nước, đã có nhiều phương án sắp xếp lại bộ máy hành chính nhà nước ở Trung ương như: Không để các tổng cục, cục, ban,… thuộc Chính phủ mà chuyển về trực thuộc các bộ. Cục Dự trữ Quốc gia (DTQG) khi ấy là cơ quan trực thuộc Chính phủ cũng không nằm ngoài phương án này. Lúc đó có ít nhất 3 phương án được đưa ra: Đó là nhập về Văn phòng Chính phủ, hoặc nhập về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoặc nhập về Bộ Tài chính. Mọi việc đã được hoàn tất với Quyết định số 102/2000/TTg của Thủ tướng Chính phủ chuyển Cục DTQG về trực thuộc Bộ Tài chính.
Việc nhập Cục DTQG về bộ nào, anh em trong Ngành có lẽ không băn khoăn nhiều. Nguyện vọng lớn nhất của những người bấy lâu nay tâm huyết với công tác DTQG là dù chuyển về đâu thì việc rất quan trọng là phải duy trì và phát triển hoạt động DTQG; cần giữ nguyên hệ thống để công việc không bị xáo trộn, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ Nhà nước giao.
Gạo Dữ trữ quốc gia đến với nhân dân tỉnh Ninh Thuận.
Tuy vậy, khoảng trung tuần tháng 8 năm ấy, có thông tin về việc chuyển giao nhiệm vụ quản lý lương thực DTQG về cho các tổng công ty lương thực đảm nhận. Điều đó đã làm cho tư tưởng của cán bộ trong Cục DTQG hoang mang, lo lắng: Nhiệm vụ chính trị, mục tiêu hoạt động của ngành DTNN thay đổi? Hàng DTQG chuyển về các doanh nghiệp thì các doanh nghiệp có thể sẽ ít quan tâm đến mục tiêu hoạt động của DTQG?... Đó là những lo lắng chính đáng.
Hiểu được những tâm tư nguyện vọng đó, đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, lúc bấy giờ là Bộ trưởng Bộ Tài chính và các đồng chí lãnh đạo Bộ Tài chính, như đồng chí Phạm Văn Trọng - Thứ trưởng thường trực, đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân - Thứ trưởng, Bí thư Đảng uỷ… đã ủng hộ những kiến nghị hợp lý của Cục DTQG. Lãnh đạo Bộ Tài chính đã báo cáo lại với Đảng, Chính phủ về những mặt hạn chế nếu chuyển giao nhiệm vụ DTQG về các tổng công ty và đề xuất phải giữ sự ổn định; đề cao việc thực hiện nhiệm vụ và chiến lược phát triển lâu dài của ngành DTNN, liên quan đến an ninh tài chính quốc gia.
Cuối cùng việc bàn giao nhiệm vụ quản lý hàng DTQG thông dụng về các tổng công ty được dừng lại và Cục DTQG chính thức chuyển về Bộ Tài chính quản lý. Thời khắc rất đặc biệt này của ngành DTNN có lẽ sẽ mãi là một kỷ niệm mà cán bộ công chức ngành không thể nào quên.
Theo sát từng bước đổi mới của ngành Dự trữ
Ngay sau thời điểm lịch sử ấy, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 270/2003/QĐ-TTg về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục DTQG trực thuộc Bộ Tài chính. Tiếp sau đó, ngày 20/4/2004
Bộ trưởng Bộ Tài chính
Nguyễn Sinh Hùng đã ký Quyết định số 39/2004/QĐ-BTC, ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị DTQG khu vực, trực thuộc Cục DTQG.
Có một vấn đề quan trọng nữa là cần đổi mới cơ chế quản lý hoạt động DTQG như thế nào trước tình hình mới của đất nước? Trước yêu cầu này, Bộ trưởng Nguyễn Sinh Hùng đã chỉ đạo và trực tiếp làm Trưởng Ban soạn thảo Pháp lệnh DTQG. Sau một thời gian ngắn, ngày 12/5/2004, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký Lệnh số 05/2004/L/CTN công bố Pháp lệnh DTQG. Ở thời điểm ấy, Pháp lệnh DTQG ra đời là một mốc son lịch sử trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động DTQG. Pháp lệnh đã xác định những nhiệm vụ chiến lược và quá trình tổ chức lực lượng làm cơ sở cho hoạt động DTQG phát triển lâu dài; đánh dấu một giai đoạn mới trong quá trình xây dựng và phát triển của ngành; là cơ sở pháp lý vững chắc cho tổ chức và hoạt động DTQG ngày càng ổn định, phát triển.
Nhiều năm gắn bó và luôn quan tâm đến hoạt động của hệ thống DTNN, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hết sức chia sẻ và cảm thông với những khó khăn vất vả của cán bộ ngành DTNN khi tham gia khắc phục hậu quả lũ lụt, cứu trợ, cứu đói cho nhân dân. “Chúng ta rất vinh dự vì được chia sẻ với nhân dân những lúc khó khăn nhất và tự hào với những kết quả đã đạt được trong thời gian qua. Những hy sinh, mất mát của cán bộ công chức đã tô thắm thêm trang sử vàng truyền thống 60 năm của ngành DTNN”- đồng chí Nguyễn Sinh Hùng nói.
Để nhanh chóng đưa Pháp lệnh DTQG đi vào cuộc sống, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Sinh Hùng đã chỉ đạo Cục DTQG khẩn trương phối hợp với các cơ quan liên quan trình Chính phủ ban hành Nghị định 196/2004/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh DTQG. Đồng thời, Bộ Tài chính cũng ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác hướng dẫn thi hành Nghị định số 196, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động DTQG. Nhờ có những đổi mới về thể chế chính sách, kết hợp với sự quan tâm của Quốc hội, Chính phủ và các Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nên quy mô DTQG ngày càng được chú trọng và tăng cường. Tổng mức dự trữ bình quân trong các năm 2000 - 2005 tăng 120% so với năm 1997.
Công tác quy hoạch, xây dựng hệ thống kho tàng gắn với công nghệ bảo quản theo hướng hiện đại, tập trung, thống nhất cũng là một việc đặc biệt quan trọng của Ngành. Bộ trưởng Nguyễn Sinh Hùng rất quan tâm, chỉ đạo và ngày 7/1/2004, ông đã phê chuẩn đề án “Quy hoạch xây dựng hệ thống kho dự trữ, giai đoạn 2003 - 2010”. Đề án quy hoạch này đã làm thay đổi diện mạo của hệ thống kho DTNN, thể hiện được quan điểm chỉ đạo của Bộ trưởng là: Tổ chức lại hệ thống kho DTQG theo hướng tập trung, thu gọn đầu mối, có cơ quan quản lý nhà nước ở bên trên; có hệ thống kho ở bên dưới; kho được bố trí tại các vùng kinh tế trọng điểm. Theo quy hoạch này, bắt đầu từ năm 2004, ngân sách nhà nước đã bố trí vốn để đầu tư xây dựng các dự án kho DTNN theo công nghệ tiên tiến. Hiện nay, những mẫu kho thiết kế mới, theo hướng hiện đại đã và đang tiếp tục được xây dựng.
Tin tưởng ngành Dự trữ tiến xa hơn trên chặng đường phía trước
Trong những ngày ngành DTNN tích cực chuẩn bị kỷ niệm 60 năm Ngày Truyền thống, chúng tôi thật may mắn và vinh dự được đến thăm nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Ngay sau những lời thăm hỏi ân cần, đồng chí Nguyễn Sinh Hùng đã mở đầu câu chuyện với chúng tôi bằng lời ngợi khen: “Ngành DTNN những năm qua đã chủ động, sáng tạo, có những bước chuyển mình mạnh mẽ trước những đòi hỏi về tình hình mới của đất nước; đã xây dựng và sử dụng nguồn lực DTQG một cách hiệu quả”.
Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chỉ rõ: Hệ thống DTNN cần dự trữ những mặt hàng chiến lược nhằm thực hiện tốt những nhiệm vụ đột xuất, cấp bách trong phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; phục vụ quốc phòng, an ninh như cứu trợ, cứu đói, đảm bảo an sinh xã hội; góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và bình ổn thị trường.
Tổng cục DTNN nói riêng và ngành DTNN nói chung cần chủ động xây dựng, đề xuất với Chính phủ, với Quốc hội bố trí nguồn lực để quy mô hàng DTQG được nâng dần, tăng cường về số lượng, nâng cao về chất lượng, đa dạng về chủng loại và ngày càng phục vụ có hiệu quả cho những yêu cầu đột xuất cấp bách cũng như các mục tiêu quốc gia về an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, an ninh quốc phòng. Từng bước hoàn thiện thể chế theo hướng đảm bảo nhiệm vụ dự trữ chiến lược. Một thành tựu nữa không thể không nhắc đến của ngành DTNN thời gian qua là đã từng bước xây dựng và hiện đại hóa kho tàng và công nghệ bảo quản hàng DTQG; đã có chiến lược phát triển DTQG, có quy hoạch tổng thể bố trí hợp lý hệ thống kho tàng và hàng hóa. Từ đó, đáp ứng yêu cầu “4 tại chỗ” trong mọi tình huống, góp phần tích cực giúp các địa phương, các ngành vừa phòng chống, vừa khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh.
Việc Quốc hội khóa XIII (kỳ họp thứ 4) thông qua Luật DTQG cũng là để đáp ứng yêu cầu của đất nước trong tình hình mới và để nâng cao hiệu quả hoạt động DTQG trong điều kiện đất nước đang phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. “Đây là một thành công rất lớn đối với hoạt động DTQG, là kết quả sự nỗ lực tập trung của toàn nNgành, cùng với sự giúp đỡ hiệu quả của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan đầu ngành, các bộ, ngành quản lý hàng DTQG. Luật DTQG là cơ sở pháp lý cao nhất, định hướng cho phát triển hoạt động DTQG; là công cụ hữu hiệu quản lý các hoạt động DTQG, nâng vị thế, vai trò ngành DTNN lên một tầm cao mới” – nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặc biệt nhấn mạnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng căn dặn: “Ngành DTNN còn nhiều việc phải làm, cần chủ động hơn nữa, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện thể chế chính sách hoạt động DTQG phù hợp với thực tiễn tình hình đất nước trong giai đoạn mới, trong điều kiện mới. Đồng thời, cần tăng cường tiềm lực DTQG với cơ cấu chủng loại hàng DTQG hợp lý nhằm đáp ứng được mục tiêu DTQG. Cần tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi áp dụng công nghệ tiên tiến vào bảo quản hàng DTQG để vừa bảo đảm tốt về chất lượng, đồng thời kéo dài được thời gian bảo quản, lưu kho và tiết kiệm ngân sách”.
Đã từng là Bộ trưởng Bộ Tài chính, lại là người trực tiếp chỉ đạo hoạt động DTQG, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhắn nhủ: “Với đặc thù của hoạt DTQG, cần quan tâm hơn nữa đến xây dựng lực lượng, coi đây là nhân tố quyết định, đồng thời quan tâm đến đời sống mọi mặt của cán bộ công chức để họ yêu ngành, yêu nghề, gắn bó với hoạt động của ngành; từ đó có thể thu hút và phát triển được nguồn nhân lực, nhân tài đối với ngành DTNN”.
Dù bận nhiều việc và ở bất kỳ cương vị nào, nhưng nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng luôn quan tâm đến ngành DTNN bằng những chỉ đạo sát sao cùng những quyết sách kịp thời như thế. Ông phấn khởi, vui mừng vì lớp cán bộ DTNN hôm nay luôn giữ được truyền thống quý báu của các thế hệ cha anh, giữ vững được nét son của Ngành, giữ vững tinh thần đoàn kết, nỗ lực vượt khó, hết lòng phụng sự đất nước và nhân dân. Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tin tưởng rằng: “Phát huy những kết quả đã đạt được, khai thác tốt tiềm năng sẵn có, cùng với sự nỗ lực của tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức viên chức trong toàn ngành, ngành DTNN sẽ tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của mình, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng và Nhà nước và tiến xa hơn trên chặng đường phía trước”./.
Bảng vàng thành tích của ngành Dự trữ Nhà nước 60 năm xây dựng và phát triển, ngành DTNN đã vinh dự được Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính tặng thưởng: Danh hiệu Anh hùng Lao động, Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Hồ Chí Minh, danh hiệu Chiến sỹ Thi đua Toàn quốc, Cờ Thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu Chiến sỹ Thi đua ngành Tài chính, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Mới đây, Chủ tịch nước Trần Đại Quang vừa ký Quyết định tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất (lần 2) cho ngành DTNN. |
Phạm Phan Dũng - Tổng cục trưởng Tổng cục DTNN
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Ngăn chặn pháo nổ nơi cửa ngõ miền Trung
- ·Bộ TN&MT lập Tổ công tác đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng dịch COVID
- ·VinFast công bố 2 mẫu xe điện mới tại Los Angeles Auto Show 2021
- ·Second home NovaWorld Phan Thiet chuẩn bị bàn giao, nhiều ưu đãi trong tháng 9
- ·Chính sách tiền tệ vượt thách thức, đón chu kỳ tăng trưởng cao
- ·Mở rộng thị trường, tạo đầu ra ổn định cho trái thanh long ở Bình Thuận
- ·VinFast cần làm gì để thuyết phục khách hàng Việt sử dụng VF e34?
- ·Hoạt động phi lợi nhuận, xe buýt điện của VinFast vận chuyển hành khách công cộng ở Hà Nội
- ·Các nhà mạng chạy đua phủ sóng 4G
- ·Danh mục 106 thuốc sản xuất trong nước được cấp phép lưu hành
- ·Tri Tôn bừng sáng với sắc màu marathon 2025
- ·Phân loại doanh nghiệp theo các nhóm “nguy cơ” để nối lại chuỗi sản xuất
- ·Chiêm ngưỡng Suzuki Jimny 2021 vừa ra mắt có giá từ 913 triệu đồng
- ·Chế biến gỗ muốn phát triển phải ứng dụng các công nghệ cao
- ·Độ mặn trên các sông tiếp tục tăng
- ·Bộ đôi VF e35, VF e36 của VinFast 'hớp hồn' dàn sao quốc tế
- ·Bamboo Airways và SASCO – TAPETCO ký kết thỏa thuận hợp tác cung cấp dịch vụ hàng không
- ·NCSP hoàn thành vượt tiến độ Công tác bảo dưỡng lớn Hệ thống khí Nam Côn Sơn 1
- ·Người Việt dùng smartphone truy cập Internet để làm gì nhiều nhất?
- ·Hanoi Gift Show 2021