【ti so bong chuyen】Chủ động nguồn nguyên liệu để đảm bảo xuất khẩu gỗ “về đích” 14 tỷ USD
Loạt làng nghề gỗ “đình đám” tìm đường xuất khẩu | |
Xuất khẩu đồ gỗ nội thất sang Hoa Kỳ tăng “khủng” gần 82% | |
Ở thế “ngồi trên đống lửa”,ủđộngnguồnnguyênliệuđểđảmbảoxuấtkhẩugỗvềđíchtỷti so bong chuyen doanh nghiệp gỗ có loạt đề xuất |
Xuất khẩu gỗ cả năm nay dự báo đạt khoảng 13-14 tỷ USD, thấp hơn khoảng 1-2 tỷ USD so với mục tiêu đặt ra từ đầu năm. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Phát biểu tại hội thảo "Chuỗi cung ứng nguyên liệu gỗ cho chiến lược phục hồi ngành công nghiệp gỗ sau Covid-19” diễn ra tối nay 24/9/2021, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) cho biết, trong bối cảnh dịch Covid-19 năm nay, dự kiến xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ cả năm đạt khoảng 13-14 tỷ USD.
Hàng năm, ngành gỗ Việt đang sử dụng gần 50 triệu m3 gỗ nguyên liệu, trong đó nguồn nhập khẩu gần 6,0 triệu m3 gỗ quy tròn và trên 1,5 triệu m3 ván các loại, còn lại là gỗ từ rừng trồng trong nước.
Chuẩn bị cho tái sản xuất và phục hồi, đáp ứng các đơn hàng cho mùa hàng cuối năm đã và đang được các doanh nghiệp chú trọng và lên các phương án. Cũng như các ngành khác, ngành gỗ đang đối mặt với vấn đề giá cước vận tải tăng, giá nguyên vật liệu tăng, thiếu container rỗng…
Đáng chú ý, nguồn cung, giá cả gỗ nguyên liệu… có những thay đổi là vấn đề cần đặc biệt lưu tâm. “Đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định, giá phù hợp, nắm bắt được thực trạng, những thay đổi tại các thị trường cung nguyên liệu cho ngành gỗ từ đó có thể có sự chủ động về nguồn cung gỗ nguyên liệu đầu vào cho các ngành gỗ là rất cần thiết”, ông Đỗ Xuân Lập nói.
Trình bày báo cáo “Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu hết 8/2021” (sản phẩm của nhóm nghiên cứu gồm Tổ chức Forest Trends, VIFOREST và 3 hiệp hội ngành gỗ khác), ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia của Tổ chức Forest Trends cho biết, bình quân mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 5,5-6 triệu m3 quy tròn gỗ nguyên liệu.
Khoảng trên 40-45% lượng nhập khẩu gỗ từ các nước nhiệt đới, chủ yếu là gỗ tự nhiên; 55-60% còn lại là gỗ ôn đới.
Trong 8 tháng đầu 2021, lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu đạt khoảng 4 triệu m3 quy tròn, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2020. Gỗ nhiệt đới được nhập chủ yếu từ các nước châu Phi, Papua New Guinea (PNG), Campuchia, Lào và khu vực Nam Mỹ. Nguồn gỗ này được sử dụng phục vụ tiêu dùng nội địa.
Trong các nguồn cung gỗ nhiệt đới, lượng cung từ châu Phi, PNG, Campuchia, Lào và Mỹ La Tinh chiếm 90% tổng lượng cung gỗ nhiệt đới cho Việt Nam mỗi năm. 8 tháng đầu 2021, lượng nhập đạt 0,64 triệu m3. Trừ Campuchia và Lào, lượng gỗ tròn nhập khẩu từ các nguồn giảm. Các loài nhập khẩu chính bao gồm lim, gõ, xoan, bạch đàn, thông, hương…
Trong khi đó, gỗ ôn đới được nhập chủ yếu từ Mỹ, các nước châu Âu, Canada, New Zealand và Australia. Phần lớn nguồn gỗ ôn đới được đưa vào chế biến thành các sản phẩm phục vụ xuất khẩu. Một phần còn lại được sử dụng cho tiêu dùng nội địa.
Trong các nguồn cung gỗ ôn đới, 5 thị trường bao gồm: Mỹ, EU, New Zealand, Canada và Australia là các nguồn cung quan trọng nhất. Lượng cung từ các quốc gia này chiếm khoảng 40% trong tổng lượng cung gỗ nguyên liệu vào Việt Nam mỗi năm.
Với các loại ván nhân tạo, mỗi năm Việt nam nhập khẩu khoảng 1,5 triệu m3, chủ yếu là ván dăm, ván sợi và gỗ dán. Lượng nhập 8 tháng đầu 2021 đạt 1,4 triệu m3, tăng 47% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 4/2021 đến nay lượng nhập nhìn chung giảm.
Ông Tô Xuân Phúc nêu rõ, trong thời gian khoảng 1 năm tới, luồng cung gỗ ôn đới từ châu Âu và Mỹ có thể tiếp tục giảm, không chỉ do đại dịch Covid-19 mà còn do lượng cung từ các nguồn này được sử dụng phục vụ tiêu dùng nội địa tại chính các thị trường này.
Điều này làm cho giá gỗ nhập khẩu từ những nguồn này vào Việt Nam tăng. Tuy nhiên, một phần giảm sút các nguồn cung này có thể được thay thế từ New Zealand, Mỹ La Tinh và đặc biệt là từ Australia.
“Để chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào sắp tới, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ các nguồn cung gỗ, đặc biệt là nguồn cung từ Mỹ và các nước EU bởi đây là các vùng có nhiều biến động về nguồn cung, bao gồm giá nguyên liệu”, ông Tô Xuân Phúc nhấn mạnh.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Chồng ngoại tình là do...vợ
- ·Vòng tay cha mẹ
- ·Tôi đã dối lừa em và ân hận
- ·Không có đôi mắt, cô Hồng chỉ còn cách 'bốc đất để ăn'
- ·Quốc lộ 1A: Nhức nhối tình trạng phá thiết bị chống lóa
- ·Cần thường xuyên kiểm tra bằng giả
- ·Tổng kết chương trình từ thiện ủng hộ Nhật Bản
- ·Gái gọi... xin con
- ·Tai họa từ lãng mạn
- ·Đại gia xứ Nghệ và vòng lao lý lạ lùng
- ·Danh sách bạn đọc ủng hộ 10 ngày đầu tháng 7
- ·Va quệt giao thông, người già có đòi hỏi vô lý?
- ·Bạn đọc cảm ơn Báo VietNamNet
- ·“Biệt dược” đôi khi chỉ là tình yêu của chồng
- ·Tiền làm chúng ta yêu nhau hơn?
- ·Sợ hãi vì “trục trặc” khi quan hệ với bạn gái
- ·Con không thể yêu...người là cha con!
- ·Đòi cái ngàn vàng nhưng “né” dùng bao cao su
- ·Từ chối đăng kí kết hôn với người nước ngoài?
- ·Sau khi sinh, em không còn đáp ứng được chồng!