【kqbd feyenoord】Những nhân viên y tế không mặc blouse
Lệ thường, khi nói đến những người mặc áo blouse, ta luôn nhìn thấy hình ảnh của người thầy thuốc, mà trực tiếp là đội ngũ y, bác sĩ, những người đang ngày đêm tận tình cứu chữa cho biết bao mạng sống con người.
Lệ thường, khi nói đến những người mặc áo blouse, ta luôn nhìn thấy hình ảnh của người thầy thuốc, mà trực tiếp là đội ngũ y, bác sĩ, những người đang ngày đêm tận tình cứu chữa cho biết bao mạng sống con người.
Thế nhưng, ít ai biết được rằng, ngoài những người mặc màu áo trắng rất đỗi thân thương và gần gũi ấy vẫn còn có những người đang ngày đêm lặng thầm cống hiến cho sự nghiệp cứu người, đó là những y công, hộ lý… Họ là những người chưa được tôn vinh, chưa được xã hội ghi nhận nhiều nhưng lại luôn là lực lượng phải chịu nhiều áp lực từ bệnh nhân, người thân của bệnh nhân và còn phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại của biết bao nhiêu mầm bệnh, hoá chất…
Công việc thường nhật của hộ lý Bé Năm. |
Trong khi chế độ đãi ngộ khá ít ỏi, đời sống của nhiều hộ lý vẫn còn nhiều khó khăn nhưng họ vẫn luôn nở nụ cười và hài lòng với nhiệm vụ của mình. Ðiển hình cho những tấm gương đó có chị Nguyễn Thị Bé Năm, hộ lý Khoa Nội, Bệnh viện Ða khoa TP Cà Mau. Vào nghề từ năm 2005, với 33 tuổi đời, chị đã có 11 năm làm công tác hộ lý. Cũng bằng ấy thời gian, chị Bé Năm luôn được đồng nghiệp quý mến, bệnh nhân hài lòng vì thái độ mềm mỏng, tận tình với công việc, sẵn sàng giúp đỡ những bệnh nhân nghèo, già yếu, không người chăm sóc.
Ông Nguyễn Hải, sinh năm 1952, ở Phường 6, TP Cà Mau, bị bệnh viêm phổi mãn tính, phải thường xuyên điều trị tích cực trong hơn 5 năm qua tại Bệnh viện Ða khoa TP Cà Mau, mỗi năm từ 2 đến 3 tháng. Ông Nguyễn Hải cho biết: “Tôi nằm điều trị ở đây rất thường xuyên, đội ngũ y, bác sĩ ở đây rất tận tình, chu đáo. Riêng hộ lý Bé Năm, tuy công việc khá vất vả nhưng cô lúc nào cũng tươi cười. Không riêng gì tôi, nhiều người bệnh lớn tuổi như tôi ở đây, nếu chưa có người nhà đến kịp, cô ấy sẵn sàng đi đóng viện phí, mua thuốc giùm, thậm chí cho mượn tiền, giúp đỡ người bệnh làm vệ sinh cá nhân…”.
Hộ lý Nguyễn Thị Bé Năm chia sẻ: “Tôi làm hộ lý ở đây nhiều năm, có nhiều trường hợp bệnh nhân nghèo, già yếu vào đây mà chưa lo kịp tiền, hoặc người nhà chưa đến kịp, thấy họ đau đớn, tôi không chịu nổi. Những lúc như vậy tôi trực tiếp đến gặp kế toán để ký nợ giùm họ…”.
Chị Nguyễn Mỹ Ái, Ðiều dưỡng trưởng Bệnh viện Ða khoa TP Cà Mau, nhận xét: “Hộ lý là công việc rất vất vả, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Vậy mà trong hơn 10 năm làm công việc ấy, chị Bé Năm luôn luôn tươi cười. Chị rất tận tuỵ với công việc, siêng năng, cẩn thận, chịu thương, chịu khó. Nhiều lúc làm xong phần việc của mình, chị còn giúp đỡ đồng nghiệp khác trong đơn vị”.
Cũng là tấm gương hộ lý luôn tận tuỵ với công việc, chị Ðỗ Thị Xoan, Tổ trưởng Tổ Hộ lý, trực tiếp làm công tác hộ lý Khoa Nội tổng hợp, Trung tâm Y tế huyện Thới Bình, đã có 29 năm gắn bó với nghề.
Từng là hộ lý Khoa Lao từ năm 1987, mỗi ngày 8 tiếng, chị phải thường xuyên tiếp xúc với chất độc hại, chất thải từ bệnh nhân, rác thải y tế… nhưng đối với chị, được làm việc, được phục vụ cộng đồng là niềm vui, hạnh phúc lớn lao mà chị đã chọn lựa.
Chị Xoan tâm sự: “Mình làm việc trong môi trường độc hại, việc lây bệnh cho bản thân là điều không thể tránh khỏi, nhưng đó là nhiệm vụ mà lãnh đạo đã phân công thì mình phải cố gắng hoàn thành cho tốt”.
Bác sĩ Chuyên khoa I Quách Thành Nguyên nhận xét: “Trong nhiệm vụ được phân công, dù là vai trò tổ trưởng tổ hộ lý, nhưng chị Xoan luôn trực tiếp tham gia cùng với chị em ở các khoa khác, nhất là những khoa trọng điểm, khó khăn để xử lý nhiều vấn đề có tính phức tạp, chị được xem là trung tâm đoàn kết của chị em hộ lý.
Các phòng khám, bệnh viện là nơi có rất nhiều nguy cơ để các loại bệnh có điều kiện lây truyền, xâm nhập. Những người làm công việc hộ lý lại phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại như thế. Ấy vậy mà vẫn có không ít tấm gương hộ lý luôn hết mình vì nhiệm vụ, các chị luôn chấp nhận phần thiệt về mình, không quản ngại khó khăn để mọi người có được môi trường trong lành, sạch sẽ hơn. Chị Nguyễn Thị Bé Năm và chị Ðỗ Thị Xoan chỉ là đại diện cho rất nhiều tấm gương hy sinh thầm lặng đáng trân trọng như thế./.
Bài và ảnh: Phương Vũ
(责任编辑:World Cup)
- ·Mẹ nghèo ứa nước mắt vì con ung thư
- ·Ngành mía đường Việt Nam “đòi” tiếp tục kéo dài bảo hộ
- ·Kế hoạch triển khai xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn Luật Lưu trữ 2024
- ·Thoái vốn tại EVN Finance, EVN thu hơn 219 tỷ đồng
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày giữa tháng 3/2017
- ·Cơ hội “có một không hai” để thâm nhập thị trường Canada
- ·Giá cà phê thế giới ngày 26/1 đảo chiều tăng vọt
- ·Doanh nghiệp cần phát huy nội lực và tâm thế sẵn sàng đón nhận EVFTA
- ·Quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ được bảo vệ thế nào?
- ·Giá xăng dầu tăng gần 1.500 đồng/lít do áp lực giá thị trường thế giới
- ·Đất nước hôm nay
- ·Giá lợn hơi miền Nam tăng thêm 1.000
- ·Ngành Thuế tiếp tục giảm 93 chi cục thuế
- ·Xem xét điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh khi CPI biến động trên 20%
- ·Cách chọn nấm hương chuẩn vị cho ngày Tết
- ·Doanh nghiệp cần phát huy nội lực và tâm thế sẵn sàng đón nhận EVFTA
- ·Thực trạng phát triển kinh tế số tại Liên bang Nga
- ·Giá hạt tiêu ngày 2/11 tiếp tục tăng
- ·Hơn 60 triệu đồng đến với Thạch Nên
- ·Các mức báo động lũ 1, 2, 3 được hiểu như thế nào?