【bang xep hang vdqg tbn】Lót ổ để 'chim sẻ' lớn nhanh thành 'đại bàng'
Khu liên hợp gang thép Hòa Phát ở Dung Quất (Quảng Ngãi) về đêm sáng rực cả 1 vùng,ótổđểchimsẻlớnnhanhthànhđạibàbang xep hang vdqg tbn lò luyện liên tục cho ra những mẻ thép lớn, xe cộ - cảng biển nước sâu nhộn nhịp. Cũng đúng thời điểm này, Hòa Phát đạt doanh thu 1 tỷ USD sau quý I/2021 và chính thức vượt Fomosa trở trành nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam.
Có mặt ở Dung Quất vào những ngày đầu dự án triển khai, ông Đinh Văn Chung, Phó Giám đốc Công ty CP thép Hòa Phát – Dung Quất nhớ lại: Thời điểm đó cả khu này còn hoang vu. Đúng là ai cũng hoài nghi về khả năng triển khai dự án khi dự án cũ 10 năm không triển khai được.
Hòa Phát Dung Quất đã làm được những loại thép chất lượng cao trước đó đều phải nhập khẩu. |
Không chỉ thép xây dựng thông thường, tại Dung Quất đã làm được những loại thép chất lượng cao trước đó đều phải nhập khẩu, hoặc chỉ được sản xuất bởi một doanh nghiệp FDI là Formosa Hà Tĩnh.
Sau thép chất lượng cao như thép cuộn cán nóng cho các ngành chế tạo, Hòa Phát cũng là DN Việt đầu tiên bắt tay sản xuất container khi cả nước đang đối mặt đợt khan hiếm container vì mặt hàng từ trước đến nay hoàn toàn phụ thuộc nước ngoài
Cách đây 4 năm, khi Vingroup tuyên bố sản xuất ô tô thương hiệu Việt, ai cũng nghĩ là sự viển vông. Trong nước, miếng bánh nhỏ bé đã được các đại gia ô tô FDI bao trọn, đó đều là những doanh nghiệp có tuổi đời hàng chục đến hàng trăm năm kinh nghiệm.
Giờ đây, những chiếc xe của tập đoàn này liên tục chiếm top sản lượng tiêu thụ hàng tháng ở Việt Nam, vượt mặt nhiều ông lớn “sừng sỏ”. Tất nhiên, Vinfast vẫn còn lỗ và khó có thể có lãi khi thị trường chủ yếu vẫn là Việt Nam.
Tiến thêm một bước xa hơn, mới đây Vinfast chính thức ra mắt và nhận cọc cho ô tô điện. Đây là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam dám sản xuất những chiếc xe điện 100%, mang theo tham vọng bán vào cả thị trường Mỹ.
Nếu Vinfast đi sau hàng trăm năm trong việc sản xuất xe động cơ xăng, thì với xe chạy điện, họ được xếp vào nhóm tiên phong. Tất cả còn ở phía trước, nhưng nếu không bắt đầu thì không bao giờ đến đích.
SK Group - tập đoàn lớn thứ ba của Hàn Quốc mới đây đã đầu tư hơn 400 triệu USD vào chuỗi bán lẻ Vinmart. Với thương vụ này, Vinmart đã được định giá hơn 2,5 tỷ USD và hiện có hơn 2.300 cửa hàng tiện lợi và siêu thị.. chính thức là chuỗi bán lẻ có hệ thống quy mô lớn nhất Việt Nam.
Đây là chuỗi bán lẻ nội duy nhất vượt quy mô và đủ sức cạnh tranh cạnh tranh sòng phẳng với các đại gia bán lẻ FDI lâu nay vốn chiếm thế thượng phong ở thị trường Việt Nam.
Cần nhiều doanh nghiệp lớn mạnh. |
Vẫn còn là số ít
Những doanh nghiệp như Hòa Phát, Vingroup, Masan, Vinamilk… đang ngày càng tăng lên nhưng còn là số ít ở Việt Nam. DN Việt nói chung vẫn còn nhỏ bé về quy mô, yếu ớt về năng lực cạnh tranh so với khu vực cũng như quốc tế. DN trong nước, bao gồm doanh nghiệp tư nhân “nội” và doanh nghiệp nhà nước còn khá khiêm tốn về quy mô cũng như năng lực.
Ngay cả trong Đông Nam Á, doanh nghiệp Việt còn rất nhỏ bé khi đứng cạnh những “ông lớn” của Thái Lan. Việc C.P Thái Lan liên tục tăng cường quy mô và mở rộng hoạt động, chiếm lĩnh nhiều thị phần sản phẩm chăn nuôi quan trọng ngay trên đất Việt Nam là hồi chuông cảnh báo.
Một đất nước nông nghiệp đóng vai trò quan trọng nhưng lại thiếu những doanh nghiệp chăn nuôi thuần Việt “xứng tầm” là chuyện đáng để suy ngẫm.
Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội tháng 10/2020 cho thấy, trong 3 khu vực DN nhà nước, công ty cổ phần có vốn góp nhà nước; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và DN dân doanh thì tổng tài sản của DN dân doanh là lớn nhất với hơn 26,5 triệu tỷ đồng. DN nhà nước có tổng tài sản 2,9 triệu tỷ đồng; công ty cổ phần có vốn góp nhà nước là hơn 777 nghìn tỷ đồng. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là hơn 5,7 triệu tỷ đồng.
Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận của khu vực dân doanh lại là kém nhất với chỉ 2,2%, trong khi của DN FDI là 5,97%; còn DN nhà nước là 5,64%. Xét tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu, DN dân doanh cũng chỉ là 6,76%. Trong khi DN nhà nước và FDI lần lượt là 12,11% và 13,64%.
Nếu nhìn vào con số xuất khẩu, có thể thấy rõ nét hơn nhận định này khi 70% giá trị xuất khẩu là thuộc về khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Soi tiếp vào số liệu của Bộ Công Thương về công nghiệp điện tử thì thấy rằng: Việt Nam nằm trong số các quốc gia xuất khẩu điện tử lớn thứ 12 thế giới và thứ 3 trong khối ASEAN, nhưng có đến khoảng 95% giá trị thuộc khối FDI.
Nhiều ý kiến cho rằng, không ít doanh nghiệp tư nhân không chịu lớn và “sợ lớn” vì sẽ vướng phải nhiều vấn đề vượt tầm quản trị, những rắc rối phát sinh trong môi trường còn nhiều rủi ro. Không ít DN sau một thời gian trưởng thành, thì dần thu hẹp quy mô, bị nước ngoài thâu tóm, hoặc “ông chủ” chủ động rút lui bằng cách bán đi toàn bộ cơ nghiệp.
Trong khi đó, dù vẫn có vị trí quan trọng nhưng DN nhà nước lại đang rất vướng nhiều vấn đề. Đơn cử như cơ chế làm việc nhà nước với thủ tục trình lên, báo cáo, phê duyệt khiến cho nhiều cơ hội đầu tư, nhiều hoạt động cấp bách bị trôi qua. Dùng đồng vốn nhà nước, phải tuân thủ quy trình xin ý kiến, quy định thì đến lúc được đồng ý, cơ hội đã trôi qua.
DN FDI, không ít doanh nghiệp thực sự “ăn nên làm ra” tại Việt Nam, liên tục mở rộng quy mô nhưng đóng góp cho ngân sách lại rất ít ỏi vì được nhiều ưu đãi. Đơn cử, Formosa Hà Tĩnh năm 2019 chỉ nộp ngân sách nhà nước 51,6 tỷ đồng vì đag được ưu đãi. Nhiều DN liên tục mở rộng quy mô nhưng lại báo lỗ nhiều năm. Báo cáo riêng về khu vực FDI của Bộ Tài chính cho thấy số DN có vốn đầu tư nước ngoài có lãi chiếm tỷ lệ ít, mới đạt 45% số doanh nghiệp.
Có niềm tin để dám lớn lên
Những điểm phác họa trên cho thấy, các khu vực doanh nghiệp của Việt Nam còn rất nhiều vấn đề để phát triển. Khu vực doanh nghiệp nhà nước còn phải tháo gỡ rất nhiều cơ chế, chính sách để có thể đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế khi đây là khu vực nắm giữ nguồn lực tài nguyên, đất đai rất lớn, hoạt động trong nhiều lĩnh vực độc quyền tự nhiên. Việc tách bạch chức năng đại diện vốn nhà nước và chức năng quản lý ngành bằng việc thành lập Ủy ban quản lý vốn nhà nước dù đã được triển khai vài năm nay song kết quả còn là một dấu hỏi. Cơ chế “bình mới rượu cũ” khiến khối doanh nghiệp này còn gặp nhiều long đong trong quá trình phát triển.
Còn doanh nghiệp tư nhân, yếu kém về nguồn lực tài chính, quản trị đã khiến việc kinh doanh còn nhiều gian khó. Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp thực tâm muốn vươn tầm quốc tế, muốn giữ lại những đồng USD cho đất nước, nhưng thực tế phũ phàng khiến họ luôn đuối sức trước sức mạnh như “cuồng phong” của nhiều đối thủ lớn.
Mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp đang hoạt động đến năm 2020 đã không đạt được khi mới có hơn 800 nghìn doanh nghiệp. Song chất lượng doanh nghiệp thực ra quan trọng hơn số lượng.
Để doanh nghiệp lớn lên, vươn tầm, những hỗ trợ bằng tiền, bằng thuế, lãi suất không phải là điều các doanh nghiệp đánh giá quá cao, bởi đôi khi chỉ một bộ phận nhỏ tiếp cận được các chính sách này. Một sự hỗ trợ khác không tốn nhiều tiền của nhưng lại có tác động tích cực đến đại bộ phận doanh nghiệp là cải thiện môi trường kinh doanh thân thiện, thông thoáng, minh bạch, bình đẳng cho doanh nghiệp.
Việc này khó có thể hoàn thành trong một sớm một chiều, nhưng không bắt đầu từ bây giờ, khoảng cách giữa doanh nghiệp “nội” với những doanh nghiệp nước ngoài khác sẽ không dễ gì xóa nhòa. Việt Nam cũng cần nhiều doanh nghiệp tiên phong, dám dấn thân như cách Vinfast quyết làm ô tô. Người dân cũng cần ủng hộ những sản phẩm thương hiệu Việt ấy như cách người Hàn từng ủng hộ Samsung, Huyndai. Nếu không, Việt Nam không thể có được những doanh nghiệp như Samsung, Huyndai của Hàn Quốc, hay Alibaba, Huawei… của Trung Quốc, chứ chưa nói gì đến những “người khổng lồ” như Google, Facebook, Microsoft, Amazon…
Con đường đó sẽ rút ngắn lại nếu chúng ta tiếp tục cải cách, hỗ trợ DN phát triển, để cho nhưng người dám dấn thân thấy có đươc niềm tin, cảm thấy an toàn để bung sức làm ăn. Quyết tâm lớn, huy động được nguồn lực lớn cộng hưởng với sự chuyển đổi mạnh mẽ của thời đại công nghệ số sẽ mở ra cơ hội tăng tốc cho các nước đi sau.
Lương Bằng
Đề xuất đặc biệt cho 'đại bàng' Mỹ bay chuyên cơ khảo sát dự án hàng tỷ USD
Các trường hợp nhập cảnh đặc biệt như có chuyên cơ chở nhóm khảo sát cho các dự án đầu tư hàng tỷ USD thì cần có quy định phòng dịch đặc thù, phù hợp chủ trương dọn tổ đón "đại bàng" của Chính phủ.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·iPhone 7 sẽ chính thức ra mắt vào ngày 7/9
- ·6 dấu hiệu cảnh báo khi cơ thể con người cận kề cái chết
- ·6 thói quen xấu được công nhận sẽ âm thầm cướp đi cuộc sống của bạn
- ·Hạ viện Nga phê chuẩn hiệp định FTA giữa EAEU và Việt Nam
- ·Tập đoàn Sao Mai phải nộp hơn 2,5 tỷ đồng tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước
- ·Mô hình 5 sao ở bệnh viện An Việt
- ·Tăm nhọn đâm thủng dạ dày nam thanh niên ở Quảng Bình
- ·Bác sĩ 'cân não' khi thai phụ nặng 162 kg không thể gây mê trong lúc vượt cạn
- ·Phạm nhân trộm xe máy của cán bộ trại giam thoát ra ngoài
- ·Gỡ nút thắt giao thông vào cảng Cát Lái
- ·Tập đoàn Sao Mai phải nộp hơn 2,5 tỷ đồng tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước
- ·Nam thanh niên suy thận cấp sau 3 tháng chơi cần sa
- ·VRN: 5 lý do cần loại bỏ siêu dự án sông Hồng để tránh rủi ro lớn
- ·Điểm danh 10 dấu hiệu ung thư sớm trên cơ thể
- ·Tạm giam người đàn ông lăng mạ, truy đuổi CSGT
- ·Thiếu văn bản hướng dẫn, giải ngân gói 30.000 tỷ lại “rối”
- ·Nông nghiệp hữu cơ là hướng phát triển bền vững
- ·Khoa học công nghệ là then chốt giúp hệ thống ngân hàng bùng nổ
- ·Sông Sài Gòn bị sạt lở
- ·BHXH Hà Tĩnh lên tiếng vụ bệnh nhân đã chết vẫn đi khám bệnh 12 lần