【kêt.qua.bong.đa】Bài 8: Chỉ đầu tư cho những dự án cấp thiết
>> Bài 7: Không vì phát triển nóng mà để lại hậu quả tài chính
>> Bài 6: Đẩy mạnh cho vay lại,àiChỉđầutưchonhữngdựáncấpthiếkêt.qua.bong.đa giảm tỷ lệ vốn cấp phát
>> Bài 5: Thanh tra tài chính - công cụ giám sát, quản lý nợ công hiệu quả
>> Bài 4: Cần có chiến lược vay vốn bài bản
>> Bài 3 - Muốn giảm nợ công: Ngân sách phải bớt 'ôm đồm'
>> Bài 2: Thực hiện nhiều giải pháp để nợ công an toàn, bền vững
>> Bài 1 - Nợ công Việt Nam: Tỷ lệ vay nước ngoài ngày càng giảm
Quốc hội phải là người giữ kỷ cương đó, những dự án đội vốn thì nhất định không thông qua” - đại biểu (ĐB) Quốc hội Trần Hoàng Ngân cho biết như vậy khi trao đổi với phóng viên TBTCVN.
* PV: Nhiều ý kiến cho rằng, cơ chế quản lý, sử dụng vốn vay ODA hiện nay của Việt Nam chưa phát huy được hiệu quả đầu tư, cũng như kiềm chế đà tăng của nợ công. Quan điểm của ông thế nào về điều này?
- ĐB. Trần Hoàng Ngân:Đầu tiên, chúng ta cần biết rằng, nguồn vốn từ ODA chủ yếu là vay với lãi suất ưu đãi, chứ không phải viện trợ không hoàn lại. Do vậy, khi đã vay thì phải trả, nhưng nếu cứ phân bổ dàn trải, mang nặng tính cấp phát cho các địa phương, hiệu quả sẽ không cao. Khi thực tế này còn tồn tại, tình trạng “chạy vốn” dự án vẫn xuất hiện. Đây là điều không nên.
Chúng ta cần chuyển mạnh sang khuynh hướng Chính phủ đi vay, sau đó cho địa phương vay lại, trong đó có phân nhóm theo từng dự án cụ thể. Việc tăng cơ chế “vay - trả” trong tình hình hiện nay là rất hợp lý.
* PV: Có nghĩa là chúng ta phải tăng trách nhiệm của chính quyền địa phương khi quyết định vay và trả nợ. Điều này liệu có khắc phục được hạn chế “tư duy nhiệm kỳ” không, thưa ông?
|
- ĐB. Trần Hoàng Ngân:Vì đó là một khoản vay của cấp tỉnh, thành, nên trước khi quyết định vay hay không thì cần được hội đồng nhân dân (HĐND) địa phương đó thông qua. Nhờ việc trao quyền cho HĐND sẽ tăng cường cơ chế phân tích, thẩm định, giám sát hiệu quả của dự án trước và sau khi tìm nguồn vay từ Trung ương.
Luật Ngân sách mới cũng đã quy định cụ thể về việc cho địa phương vay lại. Theo đó, khi địa phương quyết định vay thì họ phải thông qua HĐND. Đây là cấp quan trọng để thẩm định dự án xem có thực sự cấp thiết, khả năng trả nợ của địa phương mình thế nào. Như vậy, điều này đã làm rõ trách nhiệm của địa phương trong việc quyết định một khoản vay nào đó.
Cùng với đó, Luật Đầu tư công mới cũng đã quy định rõ, người nào ký quyết định đầu tư thì phải chịu trách nhiệm đối với dự án đó.
“Tư duy nhiệm kỳ” dĩ nhiên là vẫn sẽ có, nhưng tôi nghĩ phải tìm cách để phát huy các yếu tố tích cực, nhất là tăng cường vai trò, phát huy trí tuệ tập thể của HĐND ở các địa phương.
* PV: Ông có cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn tới việc sử dụng vốn vay chưa hiệu quả là do mối quan hệ giữa tài chính công và đầu tư công chưa thực sự gắn kết?
- ĐB. Trần Hoàng Ngân:Tôi nghĩ, để có hiệu quả cao, tốt nhất nên giao về một đầu mối. Chẳng hạn như việc liên quan tới tài chính quốc gia thì Bộ Tài chính phải cân đối nguồn thu chi của ngân sách nhà nước, cân đối các khoản vay trong, ngoài nước và số nợ phải trả hàng năm,... từ đó mới lên một phương án tổng thể là cần chi cho những lĩnh vực nào, những dự án nào. Nghĩa là phải “liệu cơm gắp mắm”.
Muốn làm được điều này một cách hiệu quả, dứt khoát phải đặt cao kỷ cương, kỷ luật ngân sách. Khi đã lên dự toán cho các dự án, thì “mình phải nghiêm khắc với chính mình”. Bên cạnh đó, chúng ta cần có giải pháp để phát huy được hiệu quả của bộ máy hành chính. Nếu bộ máy quản lý hành chính hiệu quả sẽ không chỉ giảm chi thường xuyên, mà quan trọng hơn nữa là thúc đẩy kinh tế phát triển khi tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, tăng niềm tin cho doanh nhân, nhà đầu tư.
* PV: Ông đánh giá thế nào về sức ép đối với nợ công khi nguồn vốn ODA sắp tới không chỉ ít đi về số lượng, mà lãi vay cũng tăng lên, thời gian vay ngắn lại?
- ĐB. Trần Hoàng Ngân:Không thể phủ nhận rằng, con số nợ công của chúng ta hiện nay đã lớn, thậm chí nợ Chính phủ đã vượt trần,... Do vậy, khi ưu đãi đến từ ODA giảm thì chắc chắn sức ép về nợ công sẽ tăng.
Vì thế, khi chi phí vốn vay tăng, chúng ta chỉ được ưu tiên cho các dự án cấp thiết chứ không phải dự án cần thiết. Đó phải là các dự án cấp bách phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, hay quốc phòng, an ninh. Còn các dự án khác, theo tôi chúng ta nên tùy vào khả năng tăng trưởng, khả năng tài chính của đất nước mới quyết định đầu tư trên cơ sở phân tích, xem xét thật cụ thể.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Duy Thái (thực hiện)
(责任编辑:Thể thao)
- ·Thứ trưởng Bộ Lao động
- ·Khai thác chuyên nghiệp mới làm nổi bật được điểm đến
- ·Hải quan TP.HCM: Thu thuế vượt hơn 11.500 tỷ đồng
- ·Thị trường chứng khoán: Cơ hội giải ngân sẽ đến trong tháng 11?
- ·Tăng cường giám sát hoạt động bảo vệ môi trường lĩnh vực sản xuất
- ·MU gây sốc lấy 'hàng thải' của Liverpool
- ·Tuyển Việt Nam: Trò cưng làm phụ tá, thầy Park đi tắt đón đầu
- ·Kết quả bóng đá Đức 1
- ·Ly hôn vì vợ quá mạnh chuyện chăn gối
- ·U23 Thái Lan lo bị U23 Việt Nam loại khỏi U23 châu Á
- ·Trình Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm hai ông Trần Hồng Hà và Trần Lưu Quang làm phó thủ tướng
- ·BVSC thuộc Top 10 Báo cáo thường niên tốt nhất
- ·Vùi dập Schwartzman, Djokovic đấu Nadal ở tứ kết Roland Garros
- ·Cà phê sáng bên sông Hương bàn chuyện thành phố di sản
- ·Có một mối tình đẹp hơn cả mùa xuân
- ·Darwin Nunez đến Liverpool: Tuổi thơ nghèo khó và cổ tích có hậu
- ·Phái sinh: Lực cầu bắt đáy ngắn hạn khả năng sẽ giúp VN30 hồi phục
- ·Đấu giá tác phẩm Mona Lisa làm từ các khối rubik
- ·Lời cầu cứu từ bé lớp 2 bị chấn thương sọ não
- ·Bethlehem chuẩn bị đón Giáng sinh tưng bừng nhất trong 2 thập kỷ