【tỉ số của mỹ】Sáng tạo để phát triển
Phong trào nghiên cứu khoa học trong giáo viên và học sinh thời gian qua đã đánh dấu nhiều đổi mới sáng tạo trong dạy và học. Hoạt động không chỉ là sân chơi trí tuệ mà còn là điểm nhấn đột phá để giáo dục tỉnh nhà vươn tầm chất lượng.
Thầy Nguyễn Viết Đức,ạođểphttriểtỉ số của mỹ giáo viên Trường THCS Ngô Quốc Trị luôn nhiệt tình hướng dẫn học sinh kỹ năng thực hành tin học.
Gieo mầm tài năng
Trong niềm vui đón chào năm mới với nhiều kỳ vọng vào chất lượng giáo dục tỉnh nhà, chúng tôi ghé thăm Trường THPT Chuyên Vị Thanh, ngôi trường được xem là điểm sáng nổi bật trong việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học khi năm nào cũng có học sinh mang giải thưởng quốc gia về cho trường. Gặp thầy Lê Hữu Kỳ Quan, Tổ trưởng Tổ Tin học - Công nghệ trường - một giáo viên rất “mát tay” trong việc bồi dưỡng học sinh thi tin học trẻ. Bên tách trà nóng thơm lừng, thầy Quan chia sẻ: “Chính đam mê của học sinh, sự quan tâm hỗ trợ hết mình của nhà trường, phụ huynh là động lực mà hơn 11 năm qua, tôi luôn tâm huyết, hết mình để truyền tải kiến thức cho học trò. Nếu không có sự ủng hộ, quan tâm ấy, tôi nghĩ khó mang về kết quả cao”. 11 năm bồi dưỡng học sinh giỏi, thầy Quan đã mang về 12 giải thưởng quốc gia, trên 50 giải thưởng cấp tỉnh. Các sản phẩm đã làm nên thương hiệu của trường trong Cuộc thi Tin học trẻ toàn quốc như: năm 2012, giải nhì với “Ứng dụng Calc cho Android” của nhóm 3 học sinh khi cài đặt phần mềm điện thoại; năm 2017, giải nhất với dự án “Bộ thiết bị hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn” cài đặt phần mềm trên điện thoại để điều khiển robot. Thầy Quan đã góp phần đưa Hậu Giang đứng thứ nhì toàn đoàn Hội thi tin học trẻ toàn quốc năm 2017; năm 2018, giải khuyến khích với dự án “Thiết bị hỗ trợ an toàn giao thông đường sắt”, đây là một bước ngoặt đánh dấu sự sáng tạo không giới hạn của thầy và trò.
Em Nguyễn Cao Trí, học sinh lớp 11VL, chia sẻ: “Gần 3 tháng, chúng em mới hoàn thành được dự án này. Với việc tự động hóa, điều khiển bằng công nghệ IoT chúng em muốn giảm thiểu những tai nạn giao thông đường sắt nhờ vào các cảm biến được lắp đặt trên mặt đường sẽ thu thập thông tin về luồng giao thông, khí hậu, thời tiết... Hiện tại, chúng em đang nâng cấp dự án để phát huy tối đa hiệu quả thực tế”.
Khi nhắc đến phong trào nghiên cứu khoa học kỹ thuật vào những ngày xuân này, không thể thiếu vắng các trường như: THCS Ngô Quốc Trị, THPT Vị Thủy (huyện Vị Thủy), THCS Lương Nghĩa (huyện Long Mỹ), Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Him Lam (huyện Châu Thành A)… Đây là các trường đã tạo nên thương hiệu của giáo dục Hậu Giang khi mang về nhiều giải thưởng nhất, nhì cấp khu vực, quốc gia từ Cuộc thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học, Tin học trẻ, Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng… Thầy Nguyễn Viết Đức, giáo viên dạy tin học, Trường THCS Ngô Quốc Trị, bộc bạch: “Đã qua rồi cái thời thầy, trò tôi ngồi tập gõ bàn phím cọc cạch bằng những miếng bìa giấy cứng, một cái máy vi tính mà cả lớp cùng chụm đầu vào học… Thiết bị dạy học bây giờ hiện đại tôi càng quyết tâm nỗ lực giảng dạy để các em mang tri thức của mình giúp ích cho xã hội”. 15 năm phụ trách bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi tin học, thầy Đức đã mang về 12 giải thưởng cấp quốc gia, trên 53 giải thưởng cấp tỉnh.
Em Nguyễn Cao Trí, học sinh lớp 11VL, Trường THPT Chuyên Vị Thanh, giới thiệu về dự án “Thiết bị hỗ trợ an toàn giao thông đường sắt”, đạt giải khuyến khích cấp quốc gia Hội thi Tin học trẻ năm 2018.
Nhờ thầy bồi dưỡng, nhiều học sinh cùng với niềm đam mê của mình đã trưởng thành và tìm được việc làm ổn định, thu nhập cao. Em Trần Minh Khánh, cựu học sinh của Trường THCS Ngô Quốc Trị, thổ lộ: “Em hiện là lập trình viên cho Công ty Cổ phần Dịch vụ phần mềm trò chơi VINA ở Thành phố Hồ Chí Minh. Với những kiến thức được thầy hỗ trợ là nền tảng vững chắc để em theo đuổi đam mê và lo được cuộc sống của mình”. Hiện tại, thầy Đức đang hướng dẫn nhóm 3 học sinh của trường thực hiện phần mềm giảm tác hại của máy vi tính đến sức khỏe người dùng.
Học sinh trường làng đủ sức vươn tầm quốc gia
Điều đáng ghi nhận chính là sự làm việc nghiêm túc và sáng tạo rất khoa học của thầy và trò. Từ những ý tưởng lóe lên, qua sự định hướng của giáo viên, các em học sinh đã sáng tạo thành những sản phẩm có ích cho cộng đồng. Là một trong những học sinh trưởng thành hơn từ các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật, em Dương Ngọc Phú, học sinh lớp 10A2, Trường THPT Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Mỗi đợt được chọn thi cấp quốc gia là thêm một lần em được học hỏi nhiều kinh nghiệm bổ ích từ thầy cô, bạn bè. Em thấy tin học thật hấp dẫn nên đòi hỏi em phải đọc sách thật nhiều để rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo và kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả”. Từ sự sáng tạo của mình em Phú đã mang về cho trường 2 giải quốc gia, 4 giải cấp tỉnh từ cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2017 khu vực phía Nam, hội thi tin học trẻ, với các sản phẩm như: “Thùng rác thông minh dành cho người khuyết tật”, “Bộ thiết bị giám sát khoảng cách an toàn khi lái xe”…
Thầy Lê Hữu Kỳ Quan, giáo viên Trường THPT Chuyên Vị Thanh hướng dẫn học sinh cài đặt phần mềm.
Hay dự án “Ngôi nhà thông minh” của em Nguyễn Hoàng Huy, học sinh lớp 11A1, Trường THPT Lê Quý Đôn, thị xã Ngã Bảy. Với dự án của mình em đã hỗ trợ các gia đình trong việc bảo vệ tài sản, khả năng chống trộm hiệu quả từ những thiết bị được cài đặt bên trong mà giá thành khá rẻ hơn so với thị trường. Dự án “Ngôi nhà thông minh” đã xuất sắc mang về giải ba Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia năm 2017, giải ba Cuộc thi Tin học trẻ quốc gia năm 2017.
Và thật là thiếu sót nếu không nhắc đến sự nỗ lực theo đuổi đam mê tin học của cô học trò Thị Bích Nhân, học sinh lớp 10CB1, Trường THPT Lương Tâm, cựu học sinh Trường THCS Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ. Nhờ đam mê và vận dụng sáng tạo kiến thức được học em đã cùng bạn mình tạo nên chiếc kính “Smart Glasses - ứng dụng công nghệ AR hỗ trợ người khiếm thị”. Thị Bích Nhân trở thành học sinh duy nhất đại diện Hậu Giang tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” diễn ra tại Hà Nội trong năm 2018. Em Nhân bộc bạch: “Điều kiện học tập, hoàn cảnh gia đình em rất khó khăn nhưng em luôn nhận được sự động viên quan tâm, giúp đỡ của thầy cô giáo. Chính thầy cô đã khơi gợi niềm đam mê trong em để học sinh trường làng như tụi em tự tin, đủ sức tham gia thi tài cùng các bạn trong cả nước”.
Chia sẻ kinh nghiệm trong việc chọn “gà nòi” để bồi dưỡng, thầy Mai Trọng Hữu, giáo viên dạy môn địa lý, Trường THCS Lương Nghĩa, cho biết: “Điều quan trọng của tôi là phải truyền được đam mê, ý thức tự học, tạo sự hấp dẫn, khơi gợi tính tò mò để học sinh hào hứng tham gia môn học. Học sinh giỏi thì năm nào cũng có, quan trọng là mình biết các em có năng khiếu, phù hợp với đề tài, lĩnh vực nghiên cứu nào để chọn bồi dưỡng. Khen đúng lúc, động viên kịp thời chính là động lực để học sinh tiến bộ từng ngày”.
Chiếc kính “Smart Glasses - ứng dụng công nghệ AR hỗ trợ người khiếm thị”, do em Thị Bích Nhân, học sinh lớp 10CB1, Trường THPT Lương Tâm, cựu học sinh Trường THCS Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ (bìa trái) cùng bạn thực hiện.
Và thật vậy, nhắc đến giáo dục Hậu Giang trong 15 năm qua, nét độc đáo và nổi bật nhất mà nhiều người nhắc đến chính là những sáng tạo khoa học kỹ thuật của thầy và trò tỉnh nhà. Trò chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Mạnh Cử, nguyên Phó Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh, cười tươi rói, chia sẻ: “Giáo dục Hậu Giang đã tự tin thoát khỏi “vùng trũng”, khi từng lớp học sinh đều gây ấn tượng sâu sắc trong mỗi cuộc thi sáng tạo khoa học. Chúng tôi thấy tự hào khi mỗi đợt giao lưu với tỉnh bạn, các đồng nghiệp đều có lời khen giáo dục Hậu Giang đã có bước tiến vượt bậc”.
Tạm chia tay với những người thầy, các cô cậu học trò đã làm nên kỳ tích cho giáo dục Hậu Giang, chúng tôi thầm kỳ vọng mùa xuân mới này, giáo dục Hậu Giang sẽ tiếp tục vươn tầm, khẳng định chất lượng dạy và học từ những mô hình hay, cách làm sáng tạo cùng bạn bè các tỉnh, thành trong khu vực và cả nước. Tất cả vì sự nghiệp “trồng người” thiêng liêng mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân đã tin tưởng trao cho ngành giáo dục.
“Học đi đôi với hành” Ông Nguyễn Hùng Nhiên, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, nhận định: ”Sáng tạo khoa học kỹ thuật là sân chơi trí tuệ bổ ích. Đây là một hoạt động trải nghiệm sáng tạo, gắn liền giữa lý thuyết với thực hành, thực tiễn cuộc sống không thể thiếu ở các trường học hiện nay. Hoạt động không chỉ thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo của giáo viên trong giảng, mà còn là điều kiện để học sinh chủ động ý thức trong học tập, yêu thích các môn học và có sự đam mê, sáng tạo. Nhờ đó, các trường học sẽ phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh ở một số môn học có liên quan, phát hiện các tài năng để bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước“. |
CAO OANH
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Apple nối lại đàm phán với BMW để phát triển ô tô điện
- ·Dùng xe hybrid Toyota tiết kiệm nhiên liệu, không còn lo xăng tăng giá
- ·Có nên mua phụ gia giá siêu rẻ để tiết kiệm xăng?
- ·Loạt tính năng hiện đại dần phổ biến trên xe máy tại Việt Nam
- ·Quán cơm 2.000 Vườn Xoài: Điểm tựa cho phận đời khó khăn
- ·Đổ nhầm xăng vào xe chạy dầu hay đổ nhầm dầu vào xe chạy xăng gây hại hơn?
- ·Giá xe Kia Sorento 2021 hơn 500 triệu đồng, nhiều người hoài nghi
- ·Chỉ cần bỏ ra 1 phút quan sát gầm xe là đánh giá được 50% tình trạng của ô tô
- ·Bài toán vận hành điều tiết lũ hiệu quả, nhìn từ Nhà máy thủy điện Krông H’năng
- ·Nghệ nhân tại Mỹ điêu khắc Ford Bronco bằng tuyết
- ·Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 2/1
- ·Giá xe Vinfast Fadil biển tứ quý 8 800 triệu đồng
- ·Bất thường đường dây nhập siêu xe biếu tặng: Hải quan tổng rà soát, C03 vào cuộc
- ·Xe điện không sạch như các nhà sản xuất quảng bá
- ·Choáng ngợp với đại bản doanh hình đĩa bay mới của Apple
- ·Hưng Yên: Hàng loạt ô tô trong một khu dân cư bị bắn vỡ kính
- ·Năm tác dụng không ngờ khi dán phim cách nhiệt cho ô tô
- ·Siêu xe Porsche 911 GT3 của đại gia Cường đô la ra biển số
- ·Dự báo thời tiết 4/8: Tây Nguyên tiếp tục mưa triền miên
- ·Thót tim xe tải suýt cán vào một phụ nữ ngồi giữa đường: Tại anh, tại ả