【lịch bóng đá inter milan】Tương trợ giúp chị em nghèo
Dẫu thành lập chưa lâu,ươngtrợgipchịlịch bóng đá inter milan nhưng mô hình “Thu gom phế liệu gây quỹ chi hội” ở ấp 7B2, xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy đã góp phần chia sẻ, tương trợ. Trong đó, có hoạt động nhân văn là tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người có hoàn cảnh khó khăn.
Từ số tiền bán phế liệu hàng quý, mô hình đã giúp đỡ 2 hội viên có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật có thẻ BHYT.
Trong căn nhà tình thương nồng ấm nghĩa tình, chị Lâm Thị Thùy Dương, ở ấp 7B2 đang ru đứa con trai nhỏ chưa đầy 12 tháng tuổi ngủ. Với gia đình chị, căn nhà là tài sản vô giá, là niềm mơ ước bấy lâu của hai vợ chồng. Hoàn cảnh khó khăn, lại thêm hai con nhỏ nên mọi gánh nặng kinh tế trong gia đình đều do một tay chồng chị cáng đáng. Vì vậy, dẫu căn nhà lá đã dột nát, phải che cao su để tránh nắng, tránh mưa nhưng vì chữ nghèo nên đành bất lực. Chia sẻ trước khó khăn ấy, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Vị Thanh đã vận động hỗ trợ gia đình mái ấm tình thương trị giá khoảng 20 triệu đồng. Chị Dương bộc bạch: “Được hỗ trợ căn nhà để ở, vợ chồng tôi cảm ơn mọi người nhiều lắm. Ngoài ra, tôi còn được tặng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) để phòng ngừa những lúc ốm đau, bệnh tật. Với những gia đình khá giả, mua BHYT là chuyện dễ, nhưng với gia đình khó khăn như chúng tôi đó là chuyện không dễ dàng gì. Bởi thu nhập từ việc làm thuê của chồng cũng chẳng được bao nhiêu vì công việc ở miền quê lúc có lúc không. Do đó, chuyện dành dụm ra khoản tiền để mua BHYT cũng là chuyện khó với gia đình”.
Với mong muốn chia sẻ, giúp đỡ những chị em phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Vị Thanh đã bàn bạc, suy nghĩ thực hiện mô hình nào đó để giúp hội viên có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật đau yếu có được tấm thẻ BHYT để chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Theo chị Nguyễn Thị Bé Ngọc, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Vị Thanh, lúc đó, chúng tôi suy nghĩ sao không động viên các hội viên phân loại rác thải từ các gia đình, thu gom phế liệu từ vệ sinh môi trường rồi bán đi để mua thẻ BHYT tặng các hội viên có hoàn cảnh khó khăn. Khi đưa vấn đề này ra bàn ở chi hội ấp 7B2, ngay lập tức được các hội viên đồng tình hưởng ứng. Thế rồi, hàng quý bên cạnh việc họp bàn việc giúp đỡ nhau phát triển sản xuất, nuôi dạy con khỏe, con ngoan... thì các hội viên còn đưa phế liệu đến góp nộp, bán lấy tiền mua thẻ BHYT để trao tặng.
Theo bà Nguyễn Thị Phương, Chủ nhiệm mô hình, từ số tiền bán phế liệu, mỗi quý chúng tôi mua 2 thẻ BHYT cho hai chị có hoàn cảnh khó khăn, mỗi thẻ có thời hạn 3 tháng. Cứ thế, cứ 3 tháng lại bán phế liệu, rồi mua thẻ BHYT tiếp tục. Nếu tháng nào số tiền bán phế liệu không đủ mua BHYT, thì các thành viên của mô hình sẽ đóng góp thêm, để cùng chung tay giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
Cũng nhờ được tặng thẻ BHYT, bà Ngô Thị Bảy, ở ấp 7B2, có điều kiện để khám và điều trị bệnh. Bà Bảy đã lớn tuổi, mang nhiều thứ bệnh trong người lại sống có một mình. Cuộc sống khó khăn, nên những khi trở bệnh, bà chỉ mua thuốc uống chứ không có tiền để vào bệnh viện hay trung tâm y tế để khám, chữa bệnh. Biết được hoàn cảnh khó khăn của bà, ban chủ nhiệm mô hình đã xem xét, quyết định tương trợ bà tấm thẻ BHYT. “Tôi cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của mọi người nhiều lắm, nếu không có sự giúp sức này, biết đến khi nào tôi mới có được tấm thẻ BHYT để trị bệnh. Lớn tuổi cứ hay bị bệnh, bây giờ giá dịch vụ y tế cao quá, hộ khó khăn như chúng tôi nếu không có BHYT thì không tiền đâu mà chữa bệnh”, bà Bảy chia sẻ.
Ngoài mua BHYT để hỗ trợ chị em có hoàn cảnh khó khăn, các thành viên trong mô hình còn vận động gạo, nhu yếu phẩm để trao tặng. Cùng với đó vận động tập, sách, quần áo cũ, để hỗ trợ cho mọi người.
Từ khi thành lập đến nay, mô hình “Thu gom phế liệu gây quỹ chi hội” tại ấp 7B2 đã giúp đỡ 2 người tham gia BHYT liên tục. Với cách làm này, không chỉ giúp những hoàn cảnh khó khăn có được tấm thẻ BHYT để chăm sóc tốt cho sức khỏe, có điều kiện chữa bệnh mà còn góp phần giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu BHYT được giao hàng năm. Chị Nguyễn Thị Bé Ngọc, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Vị Thanh, cho biết: “Mô hình “Thu gom phế liệu gây quỹ chi hội” tại ấp 7B2 rất ý nghĩa, không chỉ giúp hỗ trợ chị em trong việc mua BHYT mà còn góp phần làm cho người dân từng bước thay đổi thói quen vứt rác bừa bãi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do phế liệu và túi ni-lông gây ra. Trong năm 2021 này, ngoài tiếp tục duy trì hoạt động của mô hình tại ấp 7B2, chúng tôi dự định sẽ nhân rộng sang các ấp còn lại trên địa bàn”.
Bài, ảnh: CẨM LÌNH
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Hơn 3.500 hộ nông dân tham gia mô hình Cánh đồng lớn
- ·Quảng Bình: Mưa to diện rộng, nước lũ tiếp tục dâng gây ngập lụt
- ·Cái gốc của cơ chế
- ·Chung kết cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Hoàn vũ Việt Nam 2024
- ·Bảo đảm an toàn điện mùa mưa, bão
- ·Tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp hướng về đồng bào vùng bão, lũ
- ·Giám đốc Sở GD
- ·Cả nước tiếp tục chung tay vì người nghèo
- ·Long An xin chủ trương lập quy hoạch TP.Tân An mở rộng địa giới hành chính
- ·Việc giải cứu nông sản cho thấy cơ chế liên kết 5 nhà vẫn chưa hiệu quả
- ·Ban Kinh tế Trung ương khảo sát tình hình thực hiện Nghị quyết 19
- ·Bế tắc chính trị hậu bầu cử ở Israel đến hồi kết ?
- ·Bảo đảm quyền bình đẳng giữa nhà đầu tư
- ·Trung Quốc cảnh báo trả đũa khiến Australia tê liệt
- ·Giá xăng dầu hôm nay 23/7/2024: Trượt dốc
- ·Châu Phi đối mặt với nguy cơ thảm kịch từ dịch Covid
- ·Cấp thiết ban hành Luật Phí và lệ phí
- ·Logistics
- ·Năm 2024: Long An phấn đấu 8 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
- ·Mỹ phát thông điệp cứng rắn đến Iran