【hôm nay có trận gì】Việt Nam chi 121 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm gần 1/3
Gần 100% ô tô con nhập khẩu về cảng Hải Phòng và TPHCM trong tháng 6 | |
Chi 24 tỷ USD nhập máy vi tính, Trung Quốc, Hoa Kỳ tăng mạnh nhất | |
Nhập khẩu từ Hoa Kỳ tăng mạnh gần 1 tỷ USD |
Cơ cấu thị phần từ 3 thị trường lớn ở châu Á trong tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước 6 tháng đầu năm 2019. Biểu đồ: T.Bình. |
55,4% kim ngạch từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản
Tháng 6, tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước đạt 19,49 tỷ USD, giảm 15,9%, tương đương 3,7 tỷ USD so với tháng 5 trước đó.
Trong đó, giảm mạnh ở các nhóm hàng như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 510 triệu USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng giảm 456 triệu USD; vải các loại giảm 252 triệu USD; xăng dầu các loại giảm 212 triệu USD...
Tính đến hết tháng 6, trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 120,94 tỷ USD, tăng tới 9,88 tỷ USD, tương ứng tăng 8,9% so với 2 quí đầu năm 2018..
Xét theo thị trường về khu vực, trong châu luc, châu Á chiếm thị phần áp đảo với 80,4% kim ngạch nhập khẩu cả nước trong 6 tháng đấu năm nay.
Đáng chú ý, riêng thị trường lớn nhất là Trung Quốc chiếm đến 29,5% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước với con số 35,7 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ 2018.
2 thị trường lớn khác nằm ở châu Á là Hàn Quốc với kim ngạch 22,5 tỷ USD, chiếm thị phần 18,6%.
Thị trường Nhật Bản đạt 8,8 tỷ USD, chiếm 7,3%.
Như vậy, riêng 3 thị trường lớn ở châu Á chiếm tới 55,4% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước trogn 6 tháng đầu năm.
Tuy nhiên, khác với sự tăng trưởng mạnh của thị trường Trung Quốc, 6 tháng đầu nă nay kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc và Nhật Bản sụt giảm so với cùng kỳ 2018 với các con số lần lượt là – 0,8% và – 0,7%.
Tại châu Á, Việt Nam cũng nhập khẩu hàng hóa nhiều từ ASEAN. 6 tháng đầu năm, các thị trường ASEAN cung cấp lượng hàng hóa trị giá 16 tỷ USD, chiếm thị phần 13,3% kim ngạch nhập khẩu cả nước, tăng 4,6% so với cùng kỳ 2018.
Trong các khu vực còn lại, Việt Nam nhập 10,7 tỷ USD hàng hóa từ châu Mỹ, chiếm thị phần 8,9%.
Thị trường châu Âu đạt 8,7 tỷ USD, tương đường thị phần 7,2%, trong đó riêng Liên minh châu Âu (28 quốc gia) chiếm 6,9 tỷ USD, tương đương 5,7%.
Khu vực châu Đại Dương đạt 2,5 tỷ USD, chiếm 2,1%; châu Phi đạt 1,8 tỷ USD, chiếm 1,5%.
24 nhóm hàng “tỷ USD”
Hết tháng 6, có tới 24 nhóm hàng chính đạt trên 1 tỷ USD, chiếm 83% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.
Trong đó có 3 nhóm hàng đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD.
Số thuế từ mặt hàng ô tô đạt 21.515 tỷ đồng, tăng 17.415 tỷ đồng, tương đương tăng 424,77% so với cùng kỳ năm trước. Mặt hàng dầu thô đạt 4.955 tỷ đồng, tăng 3.621 tỷ đồng, tương đương tăng 271,5% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, số thu từ 2 mặt hàng này trong 6 tháng đầu năm đạt 26.470 tỷ đồng, tăng 21.036 tỷ đồng (tương đương tăng 387%) so với cùng kỳ năm 2018. |
Trong đó máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng lớn nhất với kim ngạch đạt 23,9 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường chủ yếu cung cấp nhóm hàng này gồm: Hàn Quốc với kim ngạch 8,61 tỷ USD, tăng nhẹ 0,5% so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ 2 là Trung Quốc với 5,84 tỷ USD, tăng 69,8%; thị trường Đài Loan với 2,42 tỷ USD, tăng 38,4%; thị trường Hoa Kỳ với 2,2 tỷ USD, tăng 48,6%...
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng là nhóm hàng nhập khẩu lớn thứ 2 với tổng kim ngạch đạt 17,65 tỷ USD tăng 13,2%.
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng nhập khẩu trong nửa đầu năm 2019 có xuất xứ chủ yếu từ Trung Quốc với kim ngạch 6,75 tỷ USD, tăng 26,1%; Hàn Quốc đạt 3,22 tỷ USD, tăng 6,8%; Nhật Bản đạt 2,29 tỷ USD, tăng 6,3%...
Nhóm mặt hàng nguyên phụ liệu dệt may, da, giày (bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày) là nhóm “chục tỷ USD” thứ 3 với kim ngạch đạt 12,2 tỷ USD, tăng 3,4%.
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày các loại nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc với trị giá 5,64 tỷ USD, tăng 10,6%; Hàn Quốc với 1,51 tỷ USD, giảm 3,9%; Hoa Kỳ với 1,28 tỷ USD, tăng 21,8%; thị trường Đài Loan đạt 1,19 tỷ USD, giảm 2,4%…
Ngoài ra, một số nhóm hàng nhập khẩu lớn khác có tốc độ tăng trưởng lớn so với cùng kỳ 2018 có thể kể đến là dầu thô và ô tô.
Trong đó, thô tăng 1,48 tỷ USD, tương ứng tăng gần 3,5 lần; ô tô nguyên chiếc các loại tăng 1,35 tỷ USD, tương ứng tăng 5,1 lần… so với cùng kỳ năm 2018.
Nhờ kim ngạch tăng cao, 2 nhóm hàng dầu thô và ô tô đóng góp đáng kể vào số thu ngân sách của ngành Hải quan.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Dịch vụ chuyển nhà
- ·Cục Hải quan Long An: Triển khai hiệu quả các giải pháp tăng thu ngân sách
- ·Nghìn xe container tắc tại cửa khẩu ở Quảng Ninh: Lái xe khổ sở chờ được thông quan
- ·Giá vé máy bay Tết Nguyên đán 2022
- ·Facebook, Google... đã nộp hơn 7.000 tỷ đồng tiền thuế
- ·Việt Nam tham gia phiên rà soát chính sách thương mại của Nigeria
- ·Hàng nhập khẩu gắn mã vạch Việt Nam không phải là căn cứ kết luận giả mạo xuất xứ
- ·Bổ nhiệm lại ông Đỗ Xuân Tuyên giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế
- ·Cảnh báo lỗ hổng phần mềm quản trị website cPanel
- ·Nhiều chuyên gia chung sức triển khai chỉ đạo của Chính phủ về cải cách kiểm tra chuyên ngành
- ·Petrovietnam hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu sản xuất năm 2021
- ·Hàng trăm đặc sản vùng miền, món lạ đổ về Sài thành dụ người sắm Tết
- ·Giá vàng hôm nay 20/12: Mỗi đe doạ lớn, giá vàng tiếp tục tăng
- ·Việt Nam trúng cử Ủy ban Luật Thương mại Quốc tế của LHQ nhiệm kỳ 2025
- ·Gianphoi.com.vn
- ·Khánh Hòa: Truy thu, truy hoàn 123 tỷ đồng qua thanh tra, kiểm tra thuế
- ·Thu ngân sách tại Hải quan Hải Phòng giảm mạnh 15,2%
- ·Dừng làm thủ tục hải quan đối với Công ty cổ phần Đầu tư Tấn Hưng
- ·Quản lý chặt việc mua bán trang thiết bị y tế, thuốc điều trị Covid
- ·TDH bị phạt và truy thu hơn 7 tỷ đồng tiền thuế