【soi kèo bóng đá ngoại hạng anh tối nay】Việt Nam sẽ là nước công nghiệp phát triển hay là quốc gia phát triển?
Sáng 26/2,ệtNamsẽlànướccôngnghiệppháttriểnhaylàquốcgiapháttriểsoi kèo bóng đá ngoại hạng anh tối nay Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) tổ chức tọa đàm Khởi động báo cáo đánh giá đa chiều, góp phần tư vấn cho Việt Nam trong việc xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ dự và có bài phát biểu gợi mở nhiều vấn đề quan trọng. Cùng dự có lãnh đạo các Bộ Ngoại giao, Bộ KH&ĐT, Giám đốc Chương trình đánh giá đa chiều (MDCR) của OECD, Đại sứ-Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam và nhiều chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học trong và ngoài nước.
OECD: ‘Tiền’ không phải là điều quan trọng nhất
Khai mạc tọa đàm, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đánh giá cao sự hỗ trợ của OECD hướng tới khởi động Báo cáo đánh giá quan trọng này. Theo Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn, hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã có bước tiến dài trên con đường phát triển, được Liên Hợp Quốc đánh giá là một trong những quốc gia phát triển ấn tượng, không chỉ về y tế mà cả giáo dục, y tế.
Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn cho rằng, trong một thế giới đang dịch chuyển nhanh và sâu sắc, Việt Nam đứng trước những vận hội mới để phát triển nhanh, bền vững hơn, song cũng phải xử lý nhiều vấn đề mới và phức tạp về kinh tế-xã hội, môi trường, văn hóa. Đó là yêu cầu cấp thiết về nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất và sức cạnh tranh, năng lực tự chủ và khả năng chống chịu, bảo vệ môi trường và bản sắc văn hóa trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng. Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi những quốc gia như Việt Nam muốn vươn lên cần đổi mới mạnh mẽ về tư duy, phương thức phát triển.
Đưa ra một góc nhìn từ bên ngoài về quá trình đổi mới và phát triển của Việt Nam, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam Ousmane Dione đánh giá, Việt Nam là nước có bước phát triển đáng khích lệ nhất trên thế giới kể từ khi đổi mới diễn ra đến nay, không ngừng đi lên và tăng trưởng, chuyển mình, thay đổi cơ cấu và cất cánh.
Tuy nhiên, ông Dione cho rằng, dù đạt tốc độ tăng trưởng cao, nhưng chất lượng tăng trưởng là vấn đề còn phải bàn để củng cố cơ sở nền tảng trở thành nước phát triển trung bình và thu nhập cao đến năm 2035.
Ông Jan Rielaender, Giám đốc Chương trình đánh giá đa chiều (MDCR) của OECD cho biết, thông qua hỗ trợ Việt Nam xây dựng báo cáo, OECD muốn đưa quan hệ đối tác giữa hai bên lên tầm cao mới. Nội dung quan trọng của báo cáo này là thể hiện tinh thần học hỏi lẫn nhau giữa các quốc gia trên con đường phát triển để giúp Việt Nam phát triển.
Thông qua Báo cáo MDCR, Việt Nam sẽ có cơ hội tận dụng kinh nghiệm và những kiến thức về cải cách của các quốc gia khác, đồng thời 53 quốc gia thành viên của OECD cũng có cơ hội hiểu Việt Nam hơn, học hỏi từ thành công và thách thức Việt Nam.
Ông Jan Rielaender nhìn nhận: “Đã lâu có sự đồng thuận lớn cho rằng GDP là mục tiêu quan trọng nhất đối với phát triển. Tuy nhiên, ngày nay có nhiều thứ phải quan tâm hơn thay vì chỉ quan tâm đến tiền. Đó là sự tăng trưởng bao trùm, trong đó mọi người dân trong một quốc gia được phát triển hết tiềm năng và sống một cuộc sống xứng đáng. Đó là phát triển phải hài hòa với tự nhiên, tôn trọng những giới hạn. Cần coi các mục tiêu phát triển bền vững là một trong các mục tiêu quan trọng và phải đạt được vào năm 2030”.
Nhìn về bước phát triển của Việt Nam từ năm 1986 đến nay, ông cho biết, nhiều nước muốn học tập Việt Nam. “Nhiều thành viên ở OECD biết rằng Việt Nam có những thành tích vượt trội hơn hầu hết các nước về PISA (cách đo lường chất lượng giáo dục căn bản của một quốc gia) của chúng tôi. Chúng tôi rất muốn tìm hiểu xem làm sao các bạn làm được điều đó”, ông nói.
Người dân phải tham gia vào đổi mới và được thụ hưởng thành quả đổi mới
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao việc OECD tích cực phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và Chính phủ Việt Nam để sớm khởi động quá trình xây dựng Báo cáo đánh giá quốc gia đa chiều của Việt Nam. Đây là báo cáo quan trọng được xây dựng với phương pháp đánh giá khách quan, độc lập, đa chiều, liên ngành, liên lĩnh vực về các chính sách phát triển của Việt Nam, từ đó đưa ra các tư vấn, khuyến nghị cho Chính phủ Việt Nam để xây dựng Chiến lược phát triển của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
Phó Thủ tướng dẫn lại một số nhận định về Việt Nam của các tổ chức quốc tế và đề nghị OECD, các cơ quan quốc tế và các bộ, ngành cần làm rõ bằng các số liệu cụ thể. Trong đó, dữ liệu đáng chú ý là theo báo cáo của Tập đoàn McKinsey (tháng 9/2018), Việt Nam là một trong 18 nền kinh tế đang nổi có thành tích phát triển “vượt trội” trong 50 năm qua. Việt Nam luôn nằm trong nhóm nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao ở châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới trong nhiều năm liền. Quy mô kinh tế Việt Nam (240,5 tỷ USD) hiện đứng thứ 44 thế giới theo GDP danh nghĩa và thứ 34 theo sức mua tương đương. Việt Nam từng bước trở thành một trong những công xưởng của thế giới về cung ứng hàng điện tử, dệt may, da giầy, điện thoại di động.
Ngoài phát triển kinh tế, Phó Thủ tướng khẳng định Chính phủ luôn có quan điểm nhất quán rằng sự nghiệp đổi mới của Việt Nam sẽ không bao giờ đạt được thành công nếu không có sự đồng tình hưởng ứng và tham gia của đông đảo người dân và bản thân sự nghiệp đổi mới cũng không có ý nghĩa nếu như những thành quả của đổi mới không đến được với mọi tầng lớp nhân dân.
Chính vì vậy, theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, bên cạnh thúc đẩy tăng trưởng về kinh tế, Việt Nam đặc biệt coi trọng phát triển các lĩnh vực xã hội khác, tạo điều kiện cho người dân tham gia phát triển kinh tế-xã hội và thụ hưởng các thành quả của phát triển. Trong suốt thời gian dài, thu ngân sách chỉ tăng 10-12% thì tổng chi ngân sách nhà nước cho an sinh xã hội vẫn luôn đạt 23-25%. Theo Báo cáo của UNDP năm 2018, Việt Nam đạt nhiều tiến bộ về phát triển con người và giảm nghèo đa chiều; chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đã tăng liên tục trong 27 năm qua với điểm số tiệm cận nhóm nước có chỉ số phát triển con người cao.
Trên tinh thần phát triển bao trùm, Phó Thủ tướng đề nghị các đại biểu thảo luận về sự phát triển của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045 theo hai cách tiếp cận: Hướng đến một nước có nền công nghiệp phát triển hoặc mục tiêu hướng đến là một nước phát triển. Phó Thủ tướng mong muốn OECD nghiên cứu Việt Nam nên tiếp cận theo hướng nào và Việt Nam nằm ở trình độ nào trong nhóm nước công nghiệp hay nước phát triển, các tiêu chí và quan điểm phát triển trong thời gian tới cần cụ thể như thế nào?
Theo Phó Thủ tướng, Việt Nam có ý chí và khát vọng vươn lên, nhưng phải làm sao khơi thông và giải phóng nguồn năng lượng to lớn này để Việt Nam phát triển bứt phá. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào các chiến lược, chính sách sẽ triển khai trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2021-2030 mà Chính phủ đang chỉ đạo các bộ, ngành nghiên cứu xây dựng, có sự đóng góp của OECD và các tổ chức quốc tế./.
Theo Chinhphu.vn
(责任编辑:World Cup)
- ·Sắp cưới, thú nhận khả năng 'chuyện ấy'
- ·Nhịp cầu tri thức nối liền các vùng đất
- ·Cân nhắc số lần ngắt quảng cáo trong chương trình phim truyện
- ·Cặp tượng Garuda diệt rắn Tháp Mẫm
- ·Người đàn bà điên yêu con nhất mực
- ·Tập huấn nghiệp vụ công tác tư pháp
- ·Việt Nam chưa nhận đủ thông tin để đánh giá toàn diện tác động của kênh đào Funan Techo
- ·Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 5
- ·Giá vàng miếng SJC lao dốc tới 2,35 triệu đồng, người mua lỗ nặng
- ·157 tác phẩm vào chung khảo Giải báo chí quốc gia lần thứ XVII
- ·Kinh tế tăng trưởng khả quan
- ·Việt Nam sẽ xem xét tham gia Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương
- ·157 tác phẩm vào chung khảo Giải báo chí quốc gia lần thứ XVII
- ·Kinh tế Thủ đô vượt qua khó khăn, tiếp tục phát triển
- ·Bơm tiền gần 300.000 tỷ, vẫn như ‘gió vào nhà trống’?
- ·Trạm tương tác thông minh giúp du khách khám phá di sản văn hóa Huế
- ·Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
- ·Những buổi ngày xưa vọng nói về
- ·Tăng cường kiểm soát giết mổ động vật
- ·Ra mắt phim “Đi về miền huyền thoại“