【số liệu thống kê về sc freiburg gặp bayern】Xây nhà cho ong
Người Giẻ Triêng ở thôn 6,số liệu thống kê về sc freiburg gặp bayern xã Phước Lộc (huyện Phước Sơn, Quảng Nam) truyền đời cách làm tổ “dụ” ong về để lấy mật, vừa cải thiện kinh tế gia đình, vừa góp sức giữ rừng.
Những “ngôi nhà” cho ong được người Giẻ Triêng “xây dựng” trên mỗi gốc thân cây.
Đời sống khá giả nhờ ong
Thôn 6, xã Phước Lộc là ngôi làng nằm lọt thỏm giữa thung lũng dưới chân núi Ngọc Linh, nơi giáp ranh với tỉnh Kon Tum. Người ta biết đến thôn 6 với nhiều biệt danh: làng tự lập, làng nuôi ong. Theo lý giải của ông Lưu Huyền Thoại, Chủ tịch UBND xã Phước Lộc, người dân ở đây từ bao đời nay đều bám vào rừng để sống. Họ chưa bao giờ ỷ lại, trông chờ vào chính quyền mà luôn có cách để vươn lên. Đó là điều hiếm có đối với các làng bản ở vùng cao.
Làng vỏn vẹn 35 hộ dân sinh sống, với những nếp nhà gỗ ẩn mình giữa núi rừng. Nơi đây được thiên nhiên ưu đãi khí hậu mát mẻ nên rau quả trồng được quanh năm, trên rừng có nhiều loài hoa sinh trưởng. Đời sống người dân chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên, thế nhưng lại khá giả hơn so với các ngôi làng khác trong xã.
“Người dân ở đây khấm khá lên là nhờ nghề nuôi ong do cha ông truyền lại từ bao đời nay. Trước thì lấy mật ong đem đổi gạo muối. Nay, khi nhiều người biết đến danh tiếng mật ong nơi đây thì bán lấy tiền mua sắm vật dụng gia đình. Nói chung, cũng không khi nào bị đói cả”, già làng Hồ Văn Đồng cười nói.
Cách người dân ở đây lấy mật ong rừng hết sức độc đáo cũng khá nhẹ nhàng. Theo già Đồng bật mí, vào khoảng đầu tháng 2 âm lịch, khi tiết trời ấm áp, người dân vào rừng chuẩn bị bọng để dụ đàn ong về làm tổ. Người dân thường chọn những thân cây lớn, nằm gần bờ suối, có nhiều bóng mát, những loại cây rừng có mùi hương để làm bọng, dụ ong. Hàng năm, dân vừa đục tạo bọng mới, vừa kiểm tra lại các bọng cũ xem có cái nào bị hư hại để sửa chữa và... chờ ngày khai thác mật. Bọng ong được đục trên thân cây, cách mặt đất chừng 1m, sâu khoảng 40cm và rộng 25cm. Sau khi dụ ong vào bọng, người ta tìm chọn các viên đá dưới suối để đậy miệng bọng, rồi lấy đất bịt kín kẽ hở xung quanh, chỉ chừa lại 1 - 2 lỗ nhỏ bằng ngón tay cho ong chui vào làm tổ.
“Các cây được chọn để làm tổ phải đủ lớn, đủ độ cứng để khi tiến hành đục bọng xây tổ cho ong, cây không bị chết. Bọng càng lớn thì lượng mật càng lấy được nhiều”, già Đồng tiết lộ.
Sau khi hoàn thành đục bọng trên thân cây, người Giẻ Triêng ra bờ suối, chọn những viên đá có kích thước phù hợp, mài cho vừa khớp với miệng bọng và gắn lại, như một cánh cửa, lúc đó ngôi nhà cho ong hoàn thành.
“Ở dọc miệng bọng, phải chừa các lỗ nhỏ để ong có thể chui ra, chui vào làm tổ, lấy mật. Mỗi viên đá như là việc đánh dấu chủ quyền của loài ong mật, nên cần phải được chọn lựa kỹ càng. Và mỗi viên đá đó sẽ gắn bó với cái nhà của nó suốt cả cuộc hành trình, thậm chí kéo dài hàng chục năm. Năm nay bỏ viên đá này, năm sau bỏ viên đá khác thì đàn ong sẽ bỏ tổ, không về đó làm mật nữa”, già Hồ Văn Nhỏ bật mí.
Giữ nghề, giữ rừng
Sau khi hoàn thành việc xây nhà cho ong, người dân sẽ chờ đến khoảng tháng 5 âm lịch để vào rừng lấy mật. Làng có 35 hộ dân sở hữu hàng chục, hàng trăm bọng mật ong trong rừng. Theo anh Hồ Văn Thước, người sở hữu hơn 30 tổ ong cho biết, trung bình mỗi năm gia đình anh lấy được 1 - 2 lít mật ong/tổ. “Như vậy, mỗi năm ít nhất cũng được hơn 50 lít mật ong. Hiện nay, giá 1 lít mật ong bán ra là 400.000 đồng vào ngày thường, còn những ngày cận tết thì lên 500.000 đồng hoặc hơn nữa”, anh Thước tâm sự.
Được biết đến là “đại gia” mật ong của làng khi sở hữu gần 200 tổ ong trong rừng, hàng năm già Hồ Văn Yên thu về hàng trăm lít mật. “Vật dụng gia đình, cả 5 đứa con ăn học đàng hoàng cũng nhờ nó đấy”, già Yên cười rồi chỉ tay vào những thùng chứa đầy mật ong đang được cất giữ cẩn thận ở trong kho.
Anh Hồ Văn Đoàn - Trưởng công an xã Phước Lộc, cũng là người dân thôn 6 cho biết, điều đầu tiên để làm tổ cho ong là phải có những gốc cây đủ lớn, đủ cứng. Vì vậy, yếu tố tiên quyết là phải giữ rừng.
“Hàng chục năm nay, ở cái làng này chưa bao giờ xảy ra tình trạng phá rừng. Ý thức bảo vệ rừng của người dân rất cao, bởi có rừng, họ mới giữ được nguồn lợi kinh tế của mình”, anh Đoàn nói.
Từ ngôi làng, mất chừng 20 phút ngược núi là có thể đến được với những tổ ong đang ở trong thân cây. Người dân bảo vệ từng cây nhỏ, để khi lớn có thể trở thành tổ của ong. Bản thân Hồ Văn Thước cũng không nhớ cách lấy mật này có từ bao giờ, khi lớn lên anh đã theo cha đi lấy mật.
“Loại ong mật có đặc tính chọn những cây thân bị mục rỗng, tạo thành bọng rồi chui vào ở. Biết được đặc điểm này, người mình đục cây tạo thành bọng làm nhà cho ong. Vì thế, cây càng lớn càng tốt”, anh Thước chia sẻ.
Hiện tại, mỗi gia đình ở thôn 6 sở hữu hàng chục gốc cổ thụ. Nhà ít cũng 20 gốc, nhà nhiều thì cả mấy trăm gốc. Mỗi lần đi xây nhà cho ong, hay đi lấy mật, nếu thấy dấu hiệu phá rừng, người dân đều báo với chính quyền để kịp thời xử lý.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Lắm mối… tôi chẳng biết chọn ai?
- ·Sinh con đứa mất khi vừa chào đời, đứa bại não, mẹ bất ngờ khi biết lý do
- ·Gần 10 nghìn tấn khoáng sản “xuất ngoại” mỗi ngày, chủ yếu đi Trung Quốc
- ·Luật sư nói gì vụ lái xe tải ‘2 lần cán’ nạn nhân?
- ·Giảm hơn 900 đồng, giá xăng RON95
- ·TP.HCM đối mặt với nguy cơ thiếu nguồn nhân lực vì nhiều người ngại sinh con
- ·Sai lầm thường gặp khiến bệnh xương khớp tăng nặng trong mùa đông
- ·Hà Nội ghi nhận thêm 4 ca Covid
- ·Người trẻ TP.HCM đang chuyển sang thuê nhà đất thay vì chung cư
- ·Ba lý do để không quá lo ngại về lạm phát
- ·Sản xuất lúa 'xanh', chất lượng cao, phát thải thấp
- ·Thông báo khẩn tìm người tới 2 nhà hàng ở Hà Nội, Quảng Ninh
- ·TP.HCM: Thị trường bất động sản gắn liền với đất lên giá
- ·Xuất khẩu da giày đến năm 2020 đạt kim ngạch từ 24
- ·Hải Sản Ông Giàu
- ·Xuất khẩu dược liệu đạt 6 triệu USD mỗi năm
- ·Phát động cuộc thi sáng tác logo thương hiệu quốc gia cho gạo Việt Nam
- ·Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng thêm 14 ca mắc Covid
- ·Dầu phục hồi, vàng nhích nhẹ, chứng khoán tiếp tục lên điểm ở thị trường châu Á
- ·Chủng mới của virus nCoV xuất hiện ở 1.000 người bệnh nhiễm Covid