【kèo châu âu là sao】Abbott, Friso, Mead Johnson không phải là sữa bột
Trong thời gian gần đây,ôngphảilàsữabộkèo châu âu là sao các hàng sữa đồng loạt thay đổi tên gọi, không còn gọi là sữa mà đổi thành sản phẩm dinh dưỡng công thức, trong khi nhân viên tư vấn của các hãng vẫn khẳng định là sữa bột khiến người tiêu càng "không biết đâu mà lần". Trao đổi với báo chí ông Lê Văn Giang - Phó cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế cho biết
PV: Trên thị trường hiện nay, các nhãn sữa như Abbott, Friso, Enfa... đồng loạt đổi tên từ sữa bột thành sản phẩm dinh dưỡng, thức ăn công thức... và theo quan điểm của nhiều người thì đây là một chiêu lách luật để tránh kê khai tăng giá. Xin ông cho biết quan điểm của Cục An toàn Thực phẩm về vấn đề này?
Ông Lê Văn Giang: Các hãng sữa phải thay đổi tên gọi vì đó không phải là sữa bột, và đây là việc làm bắt buộc các doanh nghiệp phải làm.
Vì thứ nhất, theo Quy chuẩn về sữa bột số QCVN 5-2: 2010/BYT có hiệu lực từ ngày 1/1/2011 thì sữa bột phải tuân theo tiêu chí protein 34% và được phân ra làm 4 loại: sữa bột, cream bột, whey bột và sữa bột gầy có bổ sung chất béo thực vật.
Cho nên các sản phẩm trước kia vẫn gọi là sữa nhưng chi tiêu protein trong sản phẩm không đủ 34 phần trăm thi phải đổi tên.
Thứ hai theo Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/9/2006 quy định về ghi nhãn hàng hóa và thông tư số 9/2007/BKHCN ngày 6/4/2007, yêu cầu tên sản phẩm phải thể hiện đúng bản chất của sản phẩm. Cho nên những sản phẩm nào hết hạn thì phải công bố lại, phải đổi tên cho phù hợp.
Còn vấn đề khai báo giá thì cần yêu cầu các sản phẩm sử dụng cho trẻ em, không chỉ các sản phẩm sữa bột phải kê khai báo giá mà sau khi đổi tên thành các sản phẩm dinh dưỡng công thức cũng phải kê khai báo giá.
PV: Mặc dù không phải là sữa bột nhưng nhân viên tư vấn qua đường dây nóng của nhãn Abbott, Friso, Mead Johnson và nhân viên bán hàng tại các đại lý vẫn tư vấn cho khách hàng là sữa bột. Theo ông, như vậy là đúng hay sai?
Ông Lê Văn Giang: Như vậy là sai, vì cái gì cũng phải nói đúng, sản phẩm dinh dưỡng công thức thì phải gọi là sản phẩm dinh dưỡng công thức, không thể gọi là sữa bột được.
Các trường hợp tư vấn sai như vậy gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng, nếu bắt được thì phải xử lý nghiêm.
PV: Qua vụ việc sữa dê Danlait và nhiễu tên các loại sữa, người tiêu dùng đang hoang mang lo lắng và đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của cơ quan quản lý trong việc quản lý sữa. Ông có đánh giá gì về vấn đề này?
Ông Lê Văn Giang: Các hãng sữa trước khi được bán ra thị trường đều phải đảm bảo các quy định kiểm tra nghiêm ngặt của cơ quan quản lý. Đầu tiên là phải cung cấp hồ sơ sản phẩm chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm, tính an toàn của sản phẩm và các thông tin liên quan.
Thứ hai, khi nhập khẩu vào Việt Nam thì sản phẩm phải được đơn vị kiểm tra Nhà nước về thực phẩm nhập khẩu và cơ quan thú y kiểm tra. Nếu đạt tiêu chuẩn thì mới được cấp giấy chứng nhận, còn không đạt thì không được thông quan. Đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức cũng vậy, chỉ được thông quan khi có đầy đủ giấy tờ như trên.
Khi có được toàn bộ giấy chứng nhận đó mới được đưa qua đơn vị hải quan để kiểm tra. Đây là một quy trình rất chặt và không chỉ một mình ngành Y tế quản lý mà còn liên quan đến nhiều cơ quan quản lý chuyên ngành khác. Và mỗi lô hàng trước khi được nhập khẩu và bày bán thì phải đảm bảo tuân thủ quy định này, chứ không có chuyện chỉ kiểm tra một lần duy nhất khi mới nhập khẩu vào.
PV: Đã có không ít lời kêu ca, phàn nàn về chất lượng sữa hiện nay trong đó có những thông tin đúng và thông tin chưa đúng, và theo nhiều người là do sự quản lý lỏng lẻo của cơ quan quản lý. Cục có giải pháp gì đối với vấn đề này?
Ông Lê Văn Giang: Cục An toàn Thực phẩm có hẳn một phòng ban để theo dõi thông tin báo chí và dư luận. Thông qua đó, có những điều tốt hay không tốt thì Cục đều phải lắng nghe. Người dân có quyền nói, có quyền kêu... đó là quyền của người dân. Còn trách nhiệm của cơ quan Nhà nước thì phải nghe, ghi nhận và đưa ra những thông tin đúng và chính xác nhất đến báo chí và người dân. Đó là trách nhiệm của cơ quan quản lý.
Cũng chính từ đó mà Cục đã đưa ra rất nhiều biện pháp để cung cấp đầy đủ thông tin đến người tiêu dùng. Ví dụ như: Cục thường xuyên đăng những thông tin chính thức trên webside của Cục, trên báo chí, Cục đã trả lời trực tiếp trên báo và truyền hình... tất cả những thông tin đó Cục đã thông tin kịp thời để cơ quan truyền thông và người dân được tiếp cận những văn bản pháp quy của Nhà nước.
PV: Xin cảm ơn ông!
Theo ĐV
(责任编辑:La liga)
- ·Bảo hiểm BSH và G7 Taxi ký hợp tác chiến lược
- ·PM Nguyễn Xuân Phúc holds meetings at ASEAN Summit
- ·Vietnamese
- ·Prime Minister hosts new Lao ambassador
- ·Hơn 419 triệu cổ phiếu VietBank lên sàn UPCoM
- ·Party official receives Cambodian guest
- ·Transport ministers work towards 'no boundaries or borders' ASEAN: Deputy PM
- ·Party official receives New Zealand finance minister
- ·Tăng cường thanh tra, ngăn chặn nguy cơ thuốc giả xâm nhập vào thị trường
- ·PM attends plenary meeting of 35th ASEAN summit
- ·Đây là sai lầm lớn nhất về tiền bạc và lời khuyên của tỷ phú
- ·Second Level
- ·PM receives Kazakhstan’s lower house leader
- ·Party official receives Cambodian guest
- ·Nóng: Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh từ 15h chiều nay
- ·Foreign ministry rejects internet report
- ·Việt Nam attends FEALAC foreign ministers’ meeting
- ·Việt Nam values relations with France: Party official
- ·Gửi tiết kiệm kì hạn 6 tháng nên gửi ngân hàng nào để được hưởng lãi suất cao nhất
- ·Deputy PM supports issuance of Hà Nội declaration by transport forum