【trận đấu granada cf】Đào tạo nghề gắn với nhu cầu xã hội
Thay đổi nhận thức về học nghề
Em Trần Tiến Đạt đang học lớp công nghệ ôtô do Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Lộc Ninh liên kết với Trường cao đẳng Bách Khoa Sài Gòn đào tạo tại trung tâm. Đạt cho biết,Đagraveotạonghềgắnvớinhucầuxatildehộtrận đấu granada cf gia đình vẫn có thể trang trải cho em học lên tiếp như bạn bè cùng trang lứa, nhưng em quyết định chuyển hướng vừa học văn hóa vừa học nghề. Theo em, ngành học này hiện nhu cầu tuyển dụng khá lớn, có thể xin việc sau khi tốt nghiệp và hơn hết học chương trình này giúp em giảm được thời gian. Tiến Đạt chia sẻ: Sau 3 năm, em có thể ra trường vừa hoàn thành chương trình phổ thông vừa có bằng trung cấp nghề, từ đó đi làm sớm hơn, tìm kiếm công việc có thu nhập ổn định cho mình.
Các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đang từng bước đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo gắn với nhu cầu thị trường. Trong ảnh: Một buổi trao đổi chính sách liên quan đến giáo dục nghề nghiệp giữa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội với các đơn vị giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh
Chương trình giáo dục nghề nghiệp bậc trung cấp hoặc cao đẳng liên thông từ trung cấp đang được triển khai tại nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh. Lựa chọn hướng đi này, các em vừa có thể tiếp tục học tập theo chương trình giáo dục phổ thông, vừa được đào tạo kỹ năng trung cấp hoặc cao đẳng nghề. Em Hồ Sỹ Thanh Phong, học viên Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Lộc Ninh cho biết: Trung tâm gần nhà nên rất thuận lợi cho em trong quá trình học tập. Sau khi hoàn thành chương trình phổ thông, em cũng đồng thời hoàn thành lớp trung cấp nghề. Sau đó, muốn liên thông cũng dễ dàng và dễ tiếp cận thị trường lao động để phụ giúp cha mẹ.
Học trung cấp nghề sau khi tốt nghiệp THCS không còn là hướng đi xa lạ với học sinh. So với 3 năm học THPT rồi tiếp tục học ngành nghề, thì chỉ cần 2 đến 3,5 năm học tại trường nghề các em đã hoàn thành chương trình bậc THPT và có chứng nhận trung cấp nghề. Em Trần Ngọc Hải, lớp cao đẳng ôtô, Trường cao đẳng Miền Đông bộc bạch: Em nghĩ khi lựa chọn ngành nghề học mình phải có định hướng rõ ràng. Bản thân em thấy học nghề thì khoảng thời gian tiến tới công việc sẽ ngắn hơn.
Chọn ngành học phù hợp năng lực
Chọn ngành nghề phù hợp là một trong những bước đầu tiên trên hành trình định hướng tương lai, đóng góp cho xã hội của thế hệ trẻ hiện nay. Vậy nên, việc chọn được ngành học theo sở thích, niềm đam mê, phát huy năng lực bản thân và đáp ứng nhu cầu thị trường lao động là điều mà hầu hết học sinh và phụ huynh quan tâm. Em Trần Văn Gia Bảo, Khoa Kế toán, Trường cao đẳng Bình Phước chia sẻ: Em chọn ngành học xuất phát từ sở thích của bản thân và gia đình cũng muốn em học ngành này.
Thầy và trò Trường cao đẳng Bình Phước trong giờ thực hành kỹ thuật - Ảnh: Trương Hiện
Còn em Trương Thị Mỹ Duyên, lớp cao đẳng kế toán, Trường cao đẳng Miền Đông cho rằng: Khi lựa chọn học nghề trước tiên em hướng tới tiếp cận việc làm sớm hơn. Sau này có công việc ổn định, em có thể học lên để đáp ứng yêu cầu công việc.
Ngày nay, việc lựa chọn học trung cấp hoặc cao đẳng nghề trở thành xu hướng được phụ huynh quan tâm và học sinh lựa chọn. Điều này giúp người học sớm tiếp cận thị trường lao động. Thế nhưng, các em cần “định vị” được sở thích, năng lực thực tế của mình để chọn được ngành học phù hợp. Bà Nguyễn Bích Liên, Phó Hiệu trưởng Trường cao đẳng Bình Phước nhấn mạnh: Khi các em lựa chọn đúng ngành nghề sẽ phát triển được khả năng, sở trường bản thân một cách tốt nhất. Do đó, việc định hướng các em lựa chọn ngành nghề phù hợp cần có sự chung tay của thầy cô và phụ huynh.
Đào tạo gắn với thị trường
Trước nhu cầu nguồn nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh có năng lực làm việc, bên cạnh tăng cường thực hành theo quy định của Tổng Cục giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), các đơn vị giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh luôn gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và tăng tính kết nối thị trường lao động, giúp học sinh, sinh viên tiếp cận thị trường lao động đối với từng ngành đào tạo ở trường. Em Phạm Tuấn Duy, sinh viên Khoa Điện công nghiệp, Trường cao đẳng Bình Phước cho biết: Học nghề, ngoài thực hành nhiều, em còn được tham gia các hoạt động trải nghiệm nghề như: tham quan, thực tập tại doanh nghiệp, được các đơn vị tư vấn về thị trường lao động… Em cho rằng những điều này rất bổ ích cho công việc của mình sau này.
Theo các giáo viên, dạy nghề phải gắn với thị trường lao động và nhu cầu xã hội. Quá trình học tập, học sinh, sinh viên được trang cấp những kỹ năng nghề, từng bước đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Doanh nghiệp cũng đã chủ động phối hợp với các trường để tuyển dụng lao động. Ông Nguyễn Huy Đào, Phó Hiệu trưởng Trường cao đẳng Miền Đông khẳng định: Thời gian qua, ngoài tăng cường tư vấn hướng nghiệp, trường rất quan tâm đến thực hành, thực tập và trải nghiệm tại doanh nghiệp cho học sinh, sinh viên. Đặc biệt, công tác này được triển khai sớm hơn những năm trước, nhà trường có hướng thực tập chuyên sâu, thực tập cơ sở trước để các em có trải nghiệm, nắm bắt thị trường lao động, tiếp cận công việc và sau tốt nghiệp có thể đi làm ngay.
Đào tạo nghề hiệu quả, theo kịp thị trường, đáp ứng nhu cầu xã hội sẽ có những “sản phẩm” tốt phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội. Các cơ sở đào tạo nghề đang tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm, trong đó không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu xã hội, đặc biệt phát huy sự tương tác, tự quản lý học tập và khả năng sáng tạo của người học.
Để nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục nghề nghiệp, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đánh giá, rà soát lại nhu cầu người lao động của doanh nghiệp đối với từng ngành nghề, từ đó xây dựng chương trình đào tạo phù hợp. Đồng thời tăng cường giáo dục kỹ năng mềm giúp học sinh, sinh viên ngoài kiến thức chuyên môn còn nắm bắt những kỹ năng về giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết tình huống; tăng cường gắn kết với doanh nghiệp, qua đó giúp người học sau khi đào tạo có cơ hội việc làm cao. Bà Phạm Thị Mai Hương, |
Theo thống kê, công tác đào tạo nghề năm 2024 của tỉnh là 12.000 lao động, đạt 100% kế hoạch năm. Thực tế, đào tạo nghề từng bước đáp ứng nhu cầu xã hội là xu hướng đào tạo hiệu quả, qua đó tăng cơ hội việc làm cho học sinh, sinh viên. Thời gian tới, các đơn vị giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh tiếp tục chủ động tiếp cận doanh nghiệp, góp phần đưa mối quan hệ doanh nghiệp và cơ sở đào tạo từng bước chuyên nghiệp hóa, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo, giúp học sinh, sinh viên thích ứng nhanh với thị trường lao động.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Tình hình Ukraine mới nhất: Nga hỗ trợ các doanh nghiệp thanh khoản nợ nước ngoài
- ·Ấn Độ tịch thu ô tô cũ từ 10
- ·Phí bảo hiểm cao hơn 20
- ·Ô tô tải 'không người lái' lao ra đường, xe sang né vội
- ·Cam kết của EU đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
- ·Xe điện chạy bằng hydro hay pin, loại nào thân thiện với môi trường hơn?
- ·9 mẫu xe gia đình tốt nhất năm 2024
- ·Kiểm soát xe ô tô khi bị trôi bánh
- ·Tin mới nhất vụ MC Minh Tiệp: VTV bất ngờ phát thông báo
- ·Bất ngờ giá xe sang VinFast President cũ, rẻ đến mức khó tin
- ·Người thầy 'chuyển đổi số' và sự bất biến của đạo nghĩa thầy
- ·Xe Camry đi lùi trên cao tốc, nam tài xế khi bị nhắc còn lớn tiếng chửi lại
- ·5 mẫu xe hơi phổ thông giảm giá hàng trăm triệu đồng trong tháng 6
- ·Say sưa chụp ảnh, người đàn ông “đau đớn” nhìn ô tô cổ lăn xuống hồ
- ·Hà Nội: Công nghiệp và xuất khẩu tăng trưởng cao nhất trong 4 năm
- ·Chiếc xe SUV đáng tin cậy nhất sau 5 năm, đối thủ của Honda HR
- ·VinFast ký kết hợp tác với 12 đại lý mới tại Mỹ
- ·Toàn văn báo cáo của Chính phủ về tăng giá điện
- ·Bác sĩ người Úc – anh hùng cuộc giải cứu đội bóng Thái tiết lộ cuộc gọi đầu tiên sau chiến dịch
- ·Lễ diễu hành xe cổ Volkswagen Beetle tại Mexico City