会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【u19 torino】Tiếp tục nỗ lực bảo tồn và lan tỏa giá trị của Áo dài Huế!

【u19 torino】Tiếp tục nỗ lực bảo tồn và lan tỏa giá trị của Áo dài Huế

时间:2024-12-23 23:58:11 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:721次

VHO - Sáng ngày 23.11,ếptụcnỗlựcbảotồnvàlantỏagiátrịcủaÁodàiHuếu19 torino tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Tri thức may, mặc Áo dài Huế”. Đây là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thứ 4 của địa phương này

Tiếp tục nỗ lực bảo tồn và lan tỏa giá trị của Áo dài Huế  - ảnh 1
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Quý Phương trao Bằng chứng nhận "Tri thức may, mặc Áo dài Huế" là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho lãnh đạo Sở VHTT. Ảnh: S.THÙY

Ngày 9.8.2024, Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã có Quyết định số 2320/QĐ-BVHTTDL công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Tri thức may, mặc Áo dài Huế”. Đây là di sản chung của cộng đồng, do cộng đồng nắm giữ và chung tay bảo vệ, phát huy giá trị.

Áo Ngũ thân, tiền thân của áo dài Việt Nam hiện đại vốn ra đời ở Đàng Trong, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân. Đây là kết quả của sự sáng tạo của cư dân Việt trên con đường Nam tiến, mở rộng cương thổ đất nước về phía Nam.

Từ năm 1744, vị chúa Nguyễn đời thứ 8 là Nguyễn Phúc Khoát đã quyết định chọn loại trang phục này làm thường phục cho toàn thể nhân dân Đàng Trong (từ sông Gianh Quảng Bình đến hết vùng đất miền Nam hiện nay).

Đầu thế kỷ XIX, trong thời kỳ đất nước thống nhất, Hoàng đế Minh Mạng lại tiếp tục chọn áo Ngũ thân làm trang phục chung cho toàn thể nhân dân Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ 1837-1945, áo Ngũ thân rất phổ biến ở cả hai miền Nam Bắc, và được xem là Quốc phục của người Việt.

Trải qua thời gian dài hơn 300 năm, các thế hệ nghệ nhân xứ Huế đã tích lũy nhiều tri thức may, mặc áo dài. Đó không chỉ thuần túy là chuyện áo quần mà đặc biệt đã được biểu tượng hóa rõ nét hệ chuẩn mực giá trị thẩm mỹ và đạo đức, luân lý của xã hội.

Trong cuộc sống hiện đại, Áo dài Huế vẫn được nhiều đối tượng sử dụng, phổ biến nhất là học sinh, sinh viên, viên chức, thanh niên, rồi cả đến những lớp người trung niên, cao niên, chị em làm nghề buôn bán nhỏ ở các cửa hiệu, ở ngoài chợ...

Tiếp tục nỗ lực bảo tồn và lan tỏa giá trị của Áo dài Huế  - ảnh 2
Lãnh đạo Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế khen thưởng các cá nhân, đơn vị có đóng góp tổ chức thành công Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế năm 2024. Ảnh: S.THÙY

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Những năm trở lại đây, Sở đã phát động và đẩy mạnh việc gìn giữ và phục hưng áo dài truyền thống (bao gồm cả áo dài nam và áo dài nữ) không chỉ trong cộng đồng nhân dân mà còn cả ở khối cơ quan nhà nước.

Ngành văn hóa đã nỗ lực nghiên cứu, xây dựng và triển khai đề án “Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam” với nhiều nội dung phong phú. Ngày 29/3/2023, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra quyết định phê duyệt đề án này, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai có hiệu quả hoạt động quảng bá, tôn vinh áo dài Huế, thúc đẩy kinh tế, du lịch phát triển, khẳng định áo dài Huế trong cộng đồng quốc tế, hướng đến phát triển thương hiệu “Huế - Kinh đô Áo dài”.

Niều hiệu may đo áo dài Huế tập trung ở các vùng Gia Hội, Kim Long, Vĩ Dạ, Phủ Cam... Đây là những vùng đất có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, dân cư tập trung đông đúc và nơi sinh sống của các gia đình, dòng họ có truyền thống may đo áo dài Huế.

Ngày nay, truyền thống may, mặc áo dài được nâng lên, tô điểm thêm bởi những nhà thiết kế, nhà may áo dài Huế nổi tiếng như Tân Nghiệp, Minh Tân, Mỹ Lệ, Thẩm, Hùng, Đoan Trang, Phúc, Thảo Trang, Viết Bảo, Quang Hòa, Thanh Châu, Xuân Thi, Phương Hoa, Thùy Trang, Cuộc, Trương Anh Hào, Bích Thủy, Hồng Đào, Đan Phương, Tuấn, Minh Tiến, Anh Bảo... 

Các khâu kỹ thuật cắt, may, luôn tà, làm nút đều được các nghệ nhân, người thợ may áo dài chăm chút thận trọng. Vì vậy, chiếc áo dài không đơn thuần là sản phẩm may mặc mà là cả một tác phẩm nghệ thuật, chứa đựng giá trị bản sắc văn hóa Huế.

Tiếp tục nỗ lực bảo tồn và lan tỏa giá trị của Áo dài Huế  - ảnh 3
Du khách tìm hiểu các sản phẩm Áo dài Huế. Ảnh: S.THÙY

Áo dài Huế là sự kết hợp tổng hợp của các lĩnh vực dệt, may, thêu, hội họa, thiết kế, thời trang, đích thực là một sản phẩm văn hóa, hướng đến là một sản phẩm công nghiệp văn hoá để phục vụ du lịch. Các dịch vụ may đo áo dài lấy nhanh cho du khách được phát triển, các địa điểm cho thuê áo dài, chụp ảnh với áo dài ngày một nhiều... Qua đó, góp phần tăng doanh thu cho các cơ sở kinh doanh và tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của nghề may đo áo dài.

“Thừa Thiên Huế đang thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa một cách bền vững. Thiết kế, may đo Áo dài vừa là một ngành nghề thủ công lại vừa là một ngành thiết kế sáng tạo đặc biệt, tạo nên những sản phẩm ấn tượng và có tính phổ biến rất cao. Đó là chưa kể rất nhiều các loại phụ kiện, trang sức kèm theo chiếc áo dài”- ông Phan Thanh Hải nhấn mạnh.

Ngoài ra, công nghiệp văn hóa áo dài còn tạo điều kiện phát triển các ngành khác như sản xuất hàng lưu niệm, đồ chơi, phụ kiện, điện ảnh, mỹ thuật… Đây chính là hướng phát triển công nghiệp văn hóa, phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu, tạo công ăn việc làm, mang lại nguồn thu cho doanh nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân, vừa bảo tồn, lan tỏa giá trị mang đậm bản sắc văn hóa Huế.

Lãnh đạo Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế cũng thông tin, trong thời gian tới, sẽ tiếp tục nỗ lực, quyết tâm bảo tồn, phát huy và lan tỏa hơn nữa giá trị của Áo dài trong cuộc sống đương đại. Đồng thời sẽ đề xuất lãnh đạo tỉnh và Bộ VHTTDL cho phép tiến hành việc xây dựng bộ hồ sơ khoa học “Tri thức may, mặc Áo dài Huế” đệ trình UNESCO xem xét ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Theo Nghị định, có 7 Tập đoàn và 12 Tổng Công ty được Chính phủ giao Ủy ban trực tiếp làm đại diện c
  • Phú Yên kiên quyết xóa các điểm nóng về rác thải nhựa
  • Kiểm soát nguồn khí thải công nghiệp, phương tiện giao thông
  • Sử dụng nhựa sinh học, doanh nghiệp đối diện rủi ro kinh doanh
  • Dù đẩy giá tăng thêm 130 triệu đồng, mẫu ô tô Honda này vẫn bán chạy 'ầm ầm' tại VN
  • Doanh nghiệp Việt không ngừng ra mắt các sản phẩm thân thiện với môi trường
  • Đà Nẵng vận động ngư dân phân loại và mang rác về bờ
  • Thừa Thiên
推荐内容
  • Hòa Bình: Cận cảnh nhà 3 tầng đổ nghiêng rồi trôi tuột xuống lòng sông Đà
  • BIDV tổ chức hội thảo về kinh tế xanh
  • Doanh nghiệp Việt Nam và công cuộc thải bỏ chất thải nhựa
  • Đà Nẵng vận động ngư dân phân loại và mang rác về bờ
  • Tụ tập quá khích ở Bình Thuận: Sự thật thông tin 102 người bị bắt, 10 xe máy bị đốt
  • Nguyên tắc 'mua sắm xanh' và xu hướng tất yếu của sản xuất, tiêu dùng xanh