【lịch thi đấu vô địch quốc gia hàn quốc】Danh ca Khánh Ly: 'Mỹ Linh rất giỏi, mong em đừng chê tôi ít học'
Gần 1.000 khán giả xếp hàng chật cứng để thấy tận mắt nữ danh ca,ánhLyMỹLinhrấtgiỏimongemđừngchêtôiíthọlịch thi đấu vô địch quốc gia hàn quốc nàng thơ nhạc Trịnh, nhân vật lịch sử Khánh Ly ở tuổi 78 trong tâm thế sẵn sàng cho sự chia tay.
Đêm nhạc không chia bố cục cụ thể nhưng các nhạc phẩm khá dễ thấy tương ứng với 3 giai đoạn âm nhạc của Trịnh Công Sơn. Mở màn chương trình, bà hát liên khúc nhạc phẩm về các nàng thơ: Tình xa, Diễm xưa, Còn tuổi nào cho em, Hạ trắng, Mưa hồng, Như cánh vạc bay, Gọi tên bốn mùa,...
Tuổi 78, phong độ Khánh Ly không thể như xưa nhưng tinh thần của bà không thay đổi. Đó là giá trị vô hình chỉ có thể được cô đúc bằng năm tháng bà sống trên đời, bằng tất thảy vui buồn, vinh hiển, đắng cay, những người bà gặp, câu chuyện bà thấy, những hành trình bà qua... Tải vào giọng hát, giá trị ấy vượt qua những phán xét hay dở, đúng sai phổ thông. Nhất là, chuyện Khánh Ly xuống phong độ vốn diễn ra nhiều năm nay do tuổi cao sức yếu.
Ông Dung, 65 tuổi, nói: "Tôi đã đi một quãng đường xa đến đây để gặp Khánh Ly, chỉ cần gặp thôi rồi về cũng được". Ông như nhiều khán giả khác, không đến đây để nghe Khánh Ly trưng trổ nốt cao, hơi dài hay cộng minh vang rền. Gần 1.000 người, phần lớn là khán giả cao - trung nhiên, đến để gặp Khánh Ly, nhìn bà để nhớ lại những quãng đời xưa cũ, nghe giọng bà để mở lại những ngăn khóa ký ức đã ngủ quên từ lâu.
Nhiều năm qua, Khánh Ly vẫn chỉ diện áo dài, đeo những chiếc vòng tay cũ kỹ.
Tuy phong độ không như thời đỉnh cao, Khánh Ly bất ngờ xuất thần ở chương các nhạc phẩm Da vàng. Nếu bà diện chiếc áo dài trắng xám khi hát các tình khúc của nàng thơ, thì ở chương nhạc Da vàng, đó là chiếc áo dài đen tuyền với dây đeo cây thánh giá bạc trước ngực. Bà uy nghi, nghiêm cẩn trong từng bước chân, cử chỉ, từng con chữ được phát âm.
Khánh Ly bỗng hát với nội lực như 20 năm trước. Dường như, tinh thần cho bà vay mượn nội lực ấy. Bà đã hát bài Người già em bé, Ngủ đi con, Xin cho tôi,... gieo vào người nghe những phức cảm khó diễn đạt.
Mỹ Linh và ban nhạc Sài Gòn là điểm sáng của chương trình. Mỹ Linh hát 2 bài của Trịnh Công Sơn là Còn mãi tìm nhauvà Xin trả nợ người, một số nhạc phẩm của Phạm Duy và hòa ca cùng Khánh Ly bản Tiếng sáo Thiên thai.
Khánh Ly cho hay, bà "ganh tỵ" với người trẻ như Mỹ Linh. Bởi, họ có tuổi trẻ, vẻ đẹp, học hành bài bản âm nhạc. Bà nói với Mỹ Linh: "Em rất giỏi. Trong khi tôi thuộc lớp đi trước ít học hành, không biết nhạc, chỉ biết hát. Đứng chung sân khấu, Linh không chê tôi không biết gì, tôi đã cảm ơn em nhiều lắm".
Trái ngược với suy nghĩ phổ thông rằng Mỹ Linh hẳn sẽ lấn lướt danh ca gạo cội bằng kỹ thuật và giọng hát giai đoạn đỉnh cao của mình, diva Hà thành đã tôn giọng Khánh Ly bằng tất cả sự kính trọng. Chị hát giọng óc rất mảnh, nhẹ chỉ với nửa hơi, dùng sự uyển chuyển nương theo rồi đưa đẩy giọng khào, lạnh của Khánh Ly. Xuyên suốt nhạc phẩm kinh điển của Phạm Duy, nếu giọng Khánh Ly là cảnh sơn thủy tịch mịch của cõi Thiên thai thì giọng Mỹ Linh ví như làn sương mờ ẩn hiện, ma mị bao phủ cảnh sắc ấy.
Góp phần không nhỏ vào thành công đêm nhạc là phần tấu diễn của ban nhạc Sài Gòn. Không chỉ thể hiện ngón đàn tài hoa, quan trọng hơn, họ đã chiều chuộng Khánh Ly ngay cả không ít lần bà "phiêu quên lối về".
Chương cuối, hai nhạc phẩm gây xúc động nhất có thể là Kinh khổvà Dấu chân địa đàng. Khán giả Việt Nam lầu đầu tiên nghe Khánh Ly hát live Kinh khổ- dấu son âm nhạc của Trầm Tử Thiêng. Còn bài quen thuộc như Dấu chân địa đàng, danh ca và nghìn người hòa làm một, trong biển ánh sáng đèn flash cùng dòng suy tưởng "Mới hôm nào, bão trên đầu, lời ca đau trên cao..." như chuyện vừa xảy ra.
Ở chương này, Khánh Ly diện chiếc áo dài xanh ngọc thạch. Màu dịu, buồn nhưng êm đềm như chính những ca khúc bà hát: Lời buồn thánh, Rơi lệ ru người, rồi khép lại bằng sự hân hoan của Nếu có yêu tôivà Và con tim đã vui trở lại.
Khánh Ly ý thức rõ mình là ai ở tuổi 78. Bà biết mình không còn tuổi trẻ, nhan sắc. Bà tin rằng nghìn người yêu Trịnh Công Sơn không biết tìm ông ở đâu nên đến đây tìm bà; hoặc đến để chào bà trong đêm nhạc mang ý nghĩa chia tay. Dù vậy, bà nói, không bao giờ giải nghệ để giữ lại mình giá trị cuối cùng là giọng hát.
Gia Bảo
(责任编辑:World Cup)
- ·Tân Hiệp Phát thăm, tặng quà các gia đình liệt sỹ và thương binh tại Nghệ An, Hà Tĩnh
- ·Năm 2017, cần hơn 399 tỉ đồng thực hiện Chương trình giảm nghèo
- ·Bảo hiểm xã hội hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam 2016
- ·Bà Nguyễn Thị Tuyến được điều động giữ chức Bí thư Đảng đoàn Hội LHPN Việt Nam
- ·GDP tăng 5,64%: Phản ánh sát thực bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm
- ·Tổng Giám đốc VTV Lê Ngọc Quang làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình
- ·Tiếp tục làm điện hạt nhân Ninh Thuận, bổ sung dự toán chi để tăng lương cơ sở
- ·Trung ương và Quốc hội sẽ họp đầu năm 2025 về tinh gọn bộ máy
- ·Khai trương tuyến xe buýt liên tỉnh TP.HCM
- ·Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Đầu tư vàng sẽ chịu rủi ro, có thể mất tiền
- ·Phó Thủ tướng: Giám sát nợ nước ngoài của từng doanh nghiệp
- ·Cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu để chủ động ứng phó kịp thời
- ·Việt Nam thành lập Tổng lãnh sự quán tại Trùng Khánh, Trung Quốc
- ·Ước mơ đơn giản của người mẹ nghèo
- ·Gỡ thẻ vàng cho thủy sản: Sẽ tăng mức xử phạt vi phạm ngang bằng tiêu chuẩn EC
- ·Thủ tướng: Coi trọng thời gian, trí tuệ, đổi mới để bứt phá, vươn xa
- ·Khi người dân tham gia truy bắt tội phạm…
- ·Ông Phạm Thành Ngại giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau
- ·Tháo gỡ khó khăn về mã số mã vạch trong xuất khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp
- ·Ứng phó nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình