【lich bđ anh】Khẩn cấp kiểm soát chất lượng thủy sản xuất khẩu
38 thị trường trả về
Số liệu của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho hay,ẩncấpkiểmsoátchấtlượngthủysảnxuấtkhẩlich bđ anh 9 tháng của năm 2015, Việt Nam có tới 542 lô hàng thủy sản của 110 công ty xuất khẩu (XK) bị 38 nước trả về.
Khẩn cấp kiểm soát chất lượng thủy sản xuất khẩu để không để các thị trường áp dụng biện pháp kiểm soát chặt 100% lô hàng
Trung bình mỗi doanh nghiệp Việt có 5 lô hàng không đảm bảo chất lượng bị từ chối nhập khẩu.
Nếu xét theo thị trường, Mỹ là nước cảnh báo nhiều nhất với 95 lô bị cảnh báo trong khi cả năm ngoái tổng số là 66 lô. Đặc biệt, số lượng lô hàng bị cảnh báo vi phạm chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh ở Mỹ là 35 lô, tăng gần 6 lần so với cả năm 2014.
Tại thị trường Nhật Bản, số lô hàng thủy sản Việt Nam bị cảnh báo từ đầu năm đến hết tháng 9 là 27 lô (cả năm ngoái là 21 lô), cao hơn so với Thái Lan (12 lô) và Trung Quốc (12 lô).
Cục Quản lý Chất lượng Nông, Lâm sản và Thủy sản (Bộ NN&PTNT) khẳng định mức độ ATTP của thủy sản Việt Nam chưa được cải thiện, thậm chí tỷ lệ vi phạm dư lượng hóa chất, kháng sinh của thủy sản Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng. Do đó, có thể dẫn tới việc bị áp dụng các biện pháp kiểm soát bất lợi đối với thủy sản Việt Nam.
Nguyên nhân khiến số lô hàng bị trả về tăng vọt từ đầu năm đến nay, theo Cục Quản lý Chất lượng Nông, Lâm sản và Thủy sản, một trong những nguyên nhân chính của việc thủy sản Việt Nam còn bị cảnh báo nhiều về dư lượng hóa chất, kháng sinh chủ yếu xuất phát từ khâu nuôi.
Đánh giá tình hình, ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông, Lâm sản và Thủy sản cho hay, trước thông tin việc cảnh báo của các thị trường cần phải hết sức bình tĩnh. “Thực sự trong 9 tháng đầu năm 2015, có gia tăng việc cảnh báo của một số thị trường nhưng một số thị trường cũng giảm cảnh báo. Tựu chung, 9 tháng đầu năm, sự cải thiện chất lượng thủy sản xuất khẩu chưa rõ nét, các thị trường cảnh báo nếu không có biện pháp quyết liệt sẽ phải chịu hậu quả”, ông Nguyễn Như Tiệp nói.
Theo ông Nguyễn Như Tiệp, hậu quả nếu các doanh nghiệp không cải thiện được chất lượng các sản phẩm thủy sản xuất khẩu sẽ là các thị trường sẽ áp dụng biện pháp tăng cường kiểm tra. Trong trường hợp tần suất kiểm tra 100% lô hàng thì rủi ro càng nhiều hơn. Hậu quả xấu nhất là có thể dẫn đến một số thị trường đình chỉ xuất khẩu. Tuy nhiên, ông Tiệp cũng chia sẻ, đây không phải là lần đầu tiên bị cảnh báo, ở những lần trước các doanh nghiệp đã chấn chỉnh, cải thiện kịp thời để không bị áp dụng các biện pháp chặt chẽ.
Cần biện pháp khẩn cấp
Về các giải pháp, theo các cơ quan chức năng, tình hình là tương đối nguy cấp và cần có biện pháp tổng hợp khẩn cấp để giảm thiểu tồn dư hóa chất trong thủy sản. Ông Nguyễn Như Tiệp cho rằng, các biện pháp khẩn cấp này vừa để phục vụ đợt cao điểm an toàn thực phẩm nông sản mà Bộ NN&PTNT đang triển khai vừa giảm thiểu cảnh báo ở các thị trường xuất khẩu, tránh trường hợp bị các thị trường cảnh báo chặt hơn. “Chúng tôi sẽ áp dụng mạnh mẽ các biện pháp để tránh trường hợp xấu nhất”, ông Tiệp khẳng định.
Trước tình hình đáng báo động trên, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cảnh báo, việc lạm dụng hóa chất, kháng sinh trong thủy sản nếu không khắc phục tốt sẽ có nguy cơ mất thị trường và ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu thủy sản Việt Nam. “Giải pháp cấp bách từ nay đến cuối năm là xây dựng và triển khai một chương trình đặc thù, kiểm soát sự lạm dụng hóa chất, kháng sinh trong thủy sản, tập trung vào sản phẩm tôm nước lợ, cá tra”, Thứ trưởng Vũ Văn Tám nói.
Theo đó, Thứ trưởng Vũ Văn Tám chỉ đạo Cục Quản lý Chất lượng Nông, Lâm sản và Thủy sản, Cục Thú y nghiên cứu, đưa ra những chế tài xử lý, như xem xét công khai các doanh nghiệp, kể cả các đơn vị kinh doanh vật tư cố tình vi phạm; xử lý nghiêm các đường dây buôn lậu hóa chất, kháng sinh cấm.
Hiện, sản phẩm thủy sản Việt Nam đang có mặt tại 120 nước trên thế giới, kể cả các thị trường có yêu cầu rất chặt chẽ. Điều này chứng tỏ chất lượng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam rất tốt. Tuy nhiên, với việc cảnh báo lần này các doanh nghiệp cần có các giải pháp khẩn cấp quyết liệt và triệt để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thủy sản trên thị trường thế giới.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Đoàn tàu metro Bến Thành
- ·Đà Nẵng đồng lòng dệt hiện thực từ những giấc mơ
- ·TP.HCM rà soát doanh nghiệp, người lao động khó khăn để hỗ trợ
- ·Việt Nam và Trung Quốc nhất trí thúc đẩy hoàn thành dự án đường sắt Cát Linh
- ·Kiểm tra ma tuý tài xế vụ tai nạn khiến 3 người CLB HAGL tử vong
- ·Cả nước xuất siêu gần 21 tỷ USD
- ·Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao
- ·Đứng trên vai người khổng lồ, cha đẻ Phúc Long đang thành công thế nào
- ·Hơn 182 tỷ đồng nâng cấp loạt bến đỗ sân bay Tân Sơn Nhất
- ·Bế giảng lớp Trung cấp lý luận chính trị không tập trung khóa 129
- ·Honda Việt Nam khuyến mại lớn trong tháng 1
- ·Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
- ·Danh sách các tỷ phú thừa kế hàng tỷ USD từ các gia tộc giàu có và quyền lực nhất nước Mỹ
- ·Giám đốc công nghệ Grab từ chức sau 7 năm gắn bó, đầu quân cho startup tiền ảo
- ·SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam
- ·Top 15 tỷ phú giàu nhất thế giới làm giàu từ ngành công nghiệp xanh, Elon Musk là người dẫn đầu
- ·Lào Cai tham gia xúc tiến tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm xoài, nhãn Sơn La
- ·Tổ chức lễ kết nạp 8 đảng viên trong Công ty Cổ phần Khử trùng Việt Nam
- ·Bài học đắt giá của nữ CEO từng gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam
- ·40 tỉnh, thành phố có bí thư ứng cử đại biểu Quốc hội