【giai vo dich phap】Bước tiến quan trọng trong giám sát doanh nghiệp nhà nước
Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào DN,ướctiếnquantrọngtronggiámsátdoanhnghiệpnhànướgiai vo dich phap giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và DN có vốn Nhà nước.
PV TBTCVN đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp – Bộ Tài chính, về những nội dung mới, quan trọng của dự thảo.
PV: Thưa ông, dự thảo Nghị định bổ sung nhiều nội dung mới về giám sát như giám sát đầu tư vốn nhà nước, giám sát công ty cấp 2, giám sát đầu tư ra nước ngoài… Xin ông cho biết một số điểm nổi bật trong các quy định mới này?
- Ông Đặng Quyết Tiến:Để phù hợp hơn với tình hình thực tế, Dự thảo Nghị định lần này đã thay đổi một số nội dung cơ bản. Cụ thể là:
Về giám sát công ty cấp 2, theo Nghị định 61/2013/NĐ-CP, giám sát tài chính với các DN theo mô hình công ty mẹ - con chỉ thực hiện đến công ty mẹ. Tuy nhiên, qua thực tiễn cho thấy tình hình tài chính của các công ty cấp 2 lớn có thể ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN. Nghị định 49/2014/NĐ-CP về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với DNNN cũng cho phép cơ quan đại diện chủ sở hữu giám sát tới công ty cấp 2.
Vì vậy, dự thảo thiết kế bổ sung quy định để thực hiện giám sát tới công ty cấp 2, phù hợp với quy định tại Luật Doanh nghiệp. Theo đó, công ty mẹ chịu trách nhiệm lập Báo cáo giám sát tài chính với các công ty con có ảnh hưởng trọng yếu tới tình hình tài chính hoặc có khả năng tạo các rủi ro tài chính với công ty mẹ. Dự thảo cũng quy định tiêu chí xác định công ty cấp 2 trọng yếu cần đưa vào Báo cáo giám sát của công ty mẹ.
Về giám sát hoạt động đầu tư ra nước ngoài, Nghị định 61 đã quy định nội dung giám sát tài chính đối với hoạt động đầu tư vốn ra ngoài DN của DN do Nhà nước làm chủ sở hữu, bao gồm việc đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên, thực tế phần lớn hoạt động đầu tư ra nước ngoài được tiến hành bởi công ty cấp 2, cấp 3. Ngoài ra, nhiều DN có vốn nhà nước cũng tiến hành hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
Trong bối cảnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các DN thời gian qua hiệu quả chưa cao, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, dự thảo quy định riêng các nội dung về giám sát đầu tư ra nước ngoài của DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và DN có vốn Nhà nước. Đối tượng giám sát chỉ bao gồm các dự án có quy mô vốn lớn. Nội dung giám sát được quy định căn cứ đặc thù của hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
Nghị định lần này đã bổ sung quy định cụ thể về “Các dấu hiệu mất an toàn tài chính” và “Dấu hiệu cảnh báo khả năng DN bắt đầu rơi vào tình trạng tài chính khó khăn” của DN. Ông Đặng Quyết Tiến |
Về nội dung giám sát tài chính đối với DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, dự thảo quy định rõ: Tình hình ban hành và thực hiện quy chế tài chính của DN; tình hình chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại DN; việc duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp tại DN theo tiêu chí phân loại DN theo quy định của pháp luật; việc thực hiện kế hoạch thoái vốn, thu hồi vốn nhà nước tại DN; tiêu chí “Việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN”; bổ sung chỉ tiêu về “Tình hình trích nộp lợi nhuận sau thuế của DN theo quy định của pháp luật về quản lý vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại DN”.
PV: Giám sát đặc biệt là một nội dung đã được quy định tại Nghị định 61, tuy nhiên còn nhiều bất cập về các chỉ tiêu đánh giá. Xin ông cho biết những vấn đề này được khắc phục thế nào tại Nghị định mới?
- Ông Đặng Quyết Tiến:Dự thảo Nghị định lần này đã bổ sung quy định cụ thể về “Các dấu hiệu mất an toàn tài chính” và “Dấu hiệu cảnh báo khả năng DN bắt đầu rơi vào tình trạng tài chính khó khăn” của DN. Đồng thời quy định đây là các dấu hiệu cảnh báo để cơ quan chủ sở hữu căn cứ vào đó và tình hình thực tế của DN để có quyết định cuối cùng về việc đưa DN vào diện giám sát tài chính đặc biệt. Dự thảo quy định quy trình chung áp dụng đối với các DN trong diện giám sát đặc biệt để trên cơ sở đó cơ quan chủ sở hữu thống nhất với DN về phương án khắc phục, phương án giám sát cụ thể phù hợp với nguyên nhân đưa DN vào tình trạng mất an toàn tài chính.
Phương thức này cho phép sự chủ động của DN, của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong quá trình lựa chọn DN đưa vào diện giám sát tài chính đặc biệt, phương thức xử lý đối với từng DN, tuy nhiên đòi hỏi cơ quan đại diện chủ sở hữu phải có năng lực giám sát tài chính và phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của DN.
Ngoài ra, dự thảo đưa ra phương án chia nhỏ các trường hợp cần đưa DN vào diện giám sát tài chính đặc biệt đồng thời quy định cụ thể phương thức xử lý đối với mỗi trường hợp. Phương án này sẽ thuận lợi cho cơ quan đại diện chủ sở hữu trong quá trình thực hiện nhưng có nhược điểm là không bao quát hết được các trường hợp thực tế một DN có thể rơi vào tình trạng mất an toàn tài chính, phương thức xử lý không linh hoạt.
PV: Đối với các DNNN thuộc những lĩnh vực đặc thù như quốc phòng an ninh, lĩnh vực ngân hàng, Nghị định mới sẽ có quy định điều chỉnh thế nào trong giám sát các DN này?
- Ông Đặng Quyết Tiến:Việc giám sát đầu tư vốn nhà nước vào DN và phạm vi điều chỉnh đã được bổ sung vào dự thảo để phù hợp với yêu cầu giám sát quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN.
Theo đó, ngoài các DN 100% vốn nhà nước và DN có vốn nhà nước, còn bổ sung các đối tượng áp dụng là: Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại DN; các DN thực hiện nhiệm vụ an ninh, quốc phòng theo danh mục được Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành thực hiện giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả và công khai thông tin tài chính theo quy định tại Nghị định này và quy định cụ thể của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
Như vậy, các DN an ninh, quốc phòng thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định cũng phải thực hiện các quy định về giám sát như các DN có vốn nhà nước đã được nêu trong Nghị định.
PV: Một vấn đề lớn được nêu ra khi đánh giá triển khai Nghị định 61 là năng lực giám sát của các bên liên quan. Vậy với những quy định của Nghị định mới, cơ quan quản lý có giải pháp gì để nâng cao năng lực giám sát, cả về số lượng và chất lượng?
- Ông Đặng Quyết Tiến: Để giúp các cơ quan đại diện chủ sở hữu và các DN thực hiện công tác giám sát một cách khoa học, dự thảo Nghị định đã bổ sung các quy định cụ thể về trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu, DN trong việc tổ chức giám sát, như trách nhiệm xác định tiêu chí giám sát phù hợp với tình hình, mục tiêu của từng DN; xây dựng kế hoạch giám sát, xây dựng hệ thống thông tin phục vụ công tác giám sát tài chính….
PV: Xin cảm ơn ông ./.
Hoàng Yến
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Thanh niên chạy xe máy tốc độ cao lạng lách, bốc đầu bị phạt 9,5 triệu
- ·Hyundai Ioniq 9 ra mắt, đi được 620km/lần sạc
- ·Gần 10.000 đồng/kWh khi sạc nhanh cho ô tô điện bằng trụ công cộng
- ·Đối thủ của Corolla Cross đã về Việt Nam, có thể ra mắt tháng này
- ·Công ty cổ phần Chương Dương bị xử phạt do công bố thông tin sai lệch
- ·Đại lý Tesla "bó tay", chủ xe tự sửa lỗi bằng một phụ kiện giá rẻ
- ·Bộ trưởng Giáo dục: Xây dựng ĐH Đà Nẵng thành trung tâm đào tạo lớn của cả nước
- ·Samsung West Lake gây ấn tượng với trải nghiệm công nghệ cao cấp
- ·Ứng dụng AI cho cuộc sống thân thiện với môi trường
- ·Siết xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu, trường đại học kêu khó
- ·FPT khai trương trung tâm xuất khẩu phần mềm lớn nhất Việt Nam
- ·Cuộc gọi lừa đảo tuyển cộng tác viên TikTok, YouTube vẫn hoành hành
- ·Điều kỳ lạ của người đàn ông "số trời định" mỗi khi bấm biển xe cho mình
- ·iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max tiếp tục lộ diện
- ·Người trẻ Việt xài điện thoại 15 giờ mỗi tuần
- ·Lời chúc 20/11 cho mẹ là giáo viên
- ·Tương lai mờ mịt, Nissan có thể sẽ bán đa số cổ phần cho Honda
- ·Cuộc thi tìm ý tưởng cho nhà máy thông minh với tổng giải thưởng 250 triệu đồng
- ·Thứ trưởng Bộ Công an nói nguyên nhân sâu xa vụ nổ súng ở Đắk Lắk
- ·Độ tuổi và quãng đường tốt nhất để người dùng mua được chiếc xe cũ ưng ý