【kqbd nhật 2】Con đường Eurozone còn lắm chông gai
Dù mức tăng trưởng không cao và không đồng đều,đườngEurozonecònlắmchôkqbd nhật 2 song những kết quả vượt bậc trong lĩnh vực công nghiệp, ngành bán lẻ và kinh doanh đã phần nào cho thấy dấu hiệu chắc chắn về khả năng Eurozone đang dần thoát khỏi suy thoái. Giới phân tích cho rằng, đây là một tín hiệu đáng mừng không chỉ đối với châu Âu mà cả nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, chặng đường phía trước của Eurozone không chỉ trải toàn hoa hồng mà còn nhiều chông gai và thách thức.
Hơn ba năm qua, những khó khăn kéo dài của "lục địa già" đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế toàn cầu vì châu Âu vẫn được biết đến là một trong những đầu tàu kinh tế và khu vực thương mại lớn nhất thế giới. Cuộc khủng hoảng nợ công đeo đẳng trong Eurozone đã khiến tăng trưởng kinh tế của Mỹ, Nhật Bản và nhiều nơi khác sụt giảm khi người tiêu dùng và giới kinh doanh châu Âu phải cắt giảm chi tiêu.
Sở dĩ Eurozone có thể khép lại "kỷ nguyên suy thoái" chủ yếu là nhờ tốc độ tăng trưởng GDP ấn tượng của hai nền kinh tế đầu tàu lớn nhất khối là Đức và Pháp.
Mức tăng trưởng ấn tượng 0,7% mà "đầu tàu" Đức đạt được chủ yếu nhờ nhu cầu trong nước tăng khi người tiêu dùng mạnh tay chi tiêu và Chính phủ nới lỏng chính sách kinh tế khắc khổ. Ngoài ra, lĩnh vực đầu tư được cải thiện đáng kể so với quý trước, xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu cũng là những yếu tố giúp nền kinh tế lớn nhất châu Âu có thêm sức mạnh. Thành tích này đã giúp đưa tốc độ tăng trưởng GDP của nước Đức vượt lên hàng đầu trong nhóm 7 nước công nghiệp phát triển.
Khác với Đức, quốc gia vốn được xem như một hình mẫu cho phát triển bền vững thì tin vui đến từ nước Pháp là khá bất ngờ. Trong suốt một thời gian dài vừa qua, nền kinh tế của đất nước hình lục lăng liên tiếp tăng trưởng âm cùng với nhiều chính sách cải cách gây tranh cãi. Thậm chí, mới đây Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) còn lên tiếng chỉ trích nước này đi sai đường, khi cho tăng thuế để giảm thâm hụt ngân sách. Những người lạc quan nhất cũng chỉ dám dự đoán kinh tế Pháp, nếu có tăng, cũng chỉ ở mức khoảng 0,2%. Do đó, con số 0,5% do Eurostat công bố là một tin vui ngoài sự mong đợi của Pháp. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng hai năm qua, chủ yếu nhờ lĩnh vực tiêu dùng trong nước tăng mạnh; tiếp đó là xuất khẩu, sản lượng hàng hóa và dịch vụ cũng bắt đầu tăng. Đây cũng là cơ sở để Bộ trưởng Kinh tế Pháp Pierre Moscovici khẳng định nền kinh tế nước này đã "bắt đầu phục hồi".
Mặc dù vậy, sự ngạc nhiên lớn nhất lại đến từ Bồ Đào Nha. Sau những ngày tháng dài chìm trong suy thoái với núi nợ công khổng lồ, một trong số những nền kinh tế nhỏ và yếu nhất khu vực đã lội ngược dòng ngoạn mục với việc đạt tốc độ tăng trưởng lên tới 1,1%. Đây là một kết quả ít ai ngờ tới, bởi Bồ Đào Nha là một trong năm thành viên Eurozone phải viện đến gói cứu trợ trị giá hàng tỷ euro từ các chủ nợ quốc tế để tránh nguy cơ phá sản.
Cho dù Eurozone đã thoát suy thoái, nhưng cuộc khủng hoảng nợ chắc chắn chưa qua. Theo ông Jonathan Loynes, Kinh tế trưởng khu vực châu Âu của Capital Economics, việc Eurozone trở lại với đà tăng trưởng nhẹ chưa thể giải quyết các vấn đề kinh tế và tài khóa trầm trọng tại nhiều quốc gia thành viên. Còn nhà kinh tế trưởng Howard Archer của INS Global Insight nhận định sự phục hồi của Eurozone sẽ bị hạn chế bởi những “trở ngại nghiêm trọng” từ các nước đang gặp khủng hoảng nợ công. Những trở ngại này là chính sách tài khóa vẫn thắt chặt (cho dù một số nước đã được phép linh hoạt hơn), điều kiện về tín dụng tiếp tục chặt chẽ và lĩnh vực ngân hàng còn nhiều vấn đề lớn, thất nghiệp ở mức cao và sức mua của người tiêu dùng vẫn trầm lặng.
Trước những lý do như vậy, Ủy ban châu Âu (EC) trong tháng 11-2013 đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2014 của eurozone, đồng thời cảnh báo nhu cầu ở các thị trường mới nổi có thể không mạnh như dự đoán và chiều hướng thất nghiệp sẽ tiếp tục tăng. Theo đó, tăng trưởng kinh tế ở khu vực này sẽ giảm xuống 1,1% trong năm 2014, giảm so với mức dự báo 1,2% đưa ra trước đó. Dự báo này cho thấy sự phục hồi kinh tế ở khu vực này vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Ủy viên EC phụ trách các vấn đề kinh tế Olli Rehn cho rằng, việc củng cố tài chính và tiến hành cải tổ cơ cấu trong EU đã tạo nền tảng cho sự phục hồi nhưng vẫn còn "quá sớm để tuyên bố chiến thắng".
Khánh Linh
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Bé trai 22 tháng tuổi bị bác sĩ tát đỏ mặt tại phòng khám vì 'cơn nóng giận nhất thời'
- ·Huyện Vị Thủy: Phát huy phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc
- ·Hướng đến môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em
- ·Nêu cao đạo đức công vụ trong hệ thống cơ quan bảo hiểm xã hội
- ·Thủ tướng: Doanh nghiệp là trung tâm đổi mới sáng tạo của ngành công thương
- ·Dựng cột viễn thông, 4 người bị điện giật chết
- ·Bàn giao mái ấm thanh niên
- ·Phát huy quyền trẻ em
- ·Phát triển thêm được 24.700 người tham gia BHXH tự nguyện chỉ trong 1 ngày ra quân
- ·Thấp thỏm lo sạt lở
- ·Một nữ tiếp viên hàng không Vietnam Airlines dương tính với Covid
- ·Đào tạo học viên billiards miễn phí
- ·Nhộn nhịp thị trường mùa thả diều
- ·Huyện Phụng Hiệp: Hiệu quả từ mô hình phòng, chống tội phạm tại trường học
- ·Nổ nhà máy hóa chất, hàng chục người bị thương
- ·Từng bước kéo giảm hộ nghèo
- ·Tăng cường công tác tiêu độc khử trùng
- ·Thu phí bảo vệ môi trường hơn 410 triệu đồng
- ·BHXH Việt Nam và KCOMWEL ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giai đoạn 2020
- ·“Bãi rác” ngay ngã ba đường