会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bảng xếp hạng hạng 2 nhật bản】Chỗ “đói” tiền đầu tư dự án, nơi hoang phí nghìn tỷ nhà đất công sản!

【bảng xếp hạng hạng 2 nhật bản】Chỗ “đói” tiền đầu tư dự án, nơi hoang phí nghìn tỷ nhà đất công sản

时间:2024-12-23 16:47:49 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:856次

4 năm Nghị quyết,đóibảng xếp hạng hạng 2 nhật bản không thu được một đồng nào

Khoảng sân của căn nhà số 185/4 đường Phạm Ngũ Lão (quận 1, TP.HCM) đang được chủ quán ăn gần đó tận dụng làm nơi giữ xe. Toàn bộ phần còn lại của khối nhà không được sử dụng. Vị trí căn nhà (diện tích đất 76,8m2, diện tích sàn sử dụng 386,4m2) đắc địa ngay khu phố Tây Bùi Viện - Phạm Ngũ Lão, cách mặt đường lớn và công viên 23/9 vài bước chân. Tham khảo trên một website nhà đất, ở vị trí tương đương mức giá bán từ 500-700 triệu đồng/m2. 

Tương tự, căn nhà số 547 đường Hồng Bàng (quận 5) nằm mặt tiền đường lớn trung tâm quận nhưng cũng để không từ hơn 4 năm nay. Cánh cửa rỉ sét, bức tường mốc meo của khối nhà 4 tầng (diện tích đất 61,5m2, diện tích sàn sử dụng 183m2) khiến nhiều người không khỏi “xót của”. Mức giá giao dịch BĐS tương đương khoảng 350-400 triệu đồng/m2. 

Cả hai địa chỉ nhà đất nêu trên thuộc Viện Cơ học và Tin học ứng dụng (thuộc Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam), chỉ cần nhẩm tính sơ có thể thấy giá trị 2 công sản bỏ hoang đã khoảng trên dưới 60 tỷ đồng.

Nhà đất công sản tại đường Hồng Bàng, quận 5 đã bỏ không nhiều năm nay (ảnh: Trần Chung)

Theo thống kê của Phòng Quản lý Công sản (Sở Tài chính TP.HCM), tính đến ngày 31/12/2017, tổng số nhà đất thuộc khối Trung ương trên địa bàn TP là khoảng 2.000 địa chỉ. Thời điểm đó, khối các đơn vị Trung ương mong muốn tiếp tục quản lý, sử dụng đối với 1.307 địa chỉ. Cho đến nay, vẫn không ai đo lường hiệu quả sử dụng của khối công sản ước tính cả nghìn tỷ này.

Từ ngày 15/1/2018, Nghị quyết 54/2017/QH2014 về “Thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM” chính thức có hiệu lực. Theo đó, ngân sách TP.HCM sẽ được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Trung ương quản lý nằm trên địa bàn thành phố. Khoản thu trên sẽ được dùng để đầu tư hạ tầng kinh tế-xã hội thuộc nhiệm vụ đầu tư công của chính thành phố.

Tinh thần Nghị quyết là muốn có thêm nguồn lực cho TP.HCM nhưng qua thực tế hơn 4 năm qua, đến khi Nghị quyết sắp hết hiệu lực mà địa phương này vẫn không phát sinh được khoản thu tiền sử dụng đất khi bán các tài sản công thuộc diện nêu trên. Chỉ duy nhất 2 địa chỉ nhà tại Phạm Ngũ Lão và Hồng Bàng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bán nhưng do vẫn chưa thực hiện được việc bán nên TP.HCM chưa phát sinh 50% khoản thu theo Nghị quyết 54.

Lý giải nguyên nhân của tình trạng này, một thành viên của HĐND TP.HCM cho biết, quy định của Bộ Tài chính đã có nhưng quản lý tài sản công mới chỉ dừng ở mức danh mục. Trong khi, điều quan trọng là hiện trạng và giá trị tài sản lại chưa được quản lý. “Làm sao các bên liên quan dám thực việc điều chuyển, bán, cho thuê hay hợp tác đối với nhà đất công sản của Trung ương khi chưa rõ các thông tin”, vị này nói.

“Đói” tiền đầu tư nhưng khai thác công sản kém hiệu quả

Báo cáo Kinh tế vĩ mô TP.HCM do Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) và Viện Nghiên cứu phát triển Công nghệ ngân hàng ĐHQG-HCM nhận định, khoản thu đặc thù của Nghị quyết 54 từ quản lý tài sản công do cơ quan Trung ương quản lý, sử dụng trên địa bàn TP.HCM chưa thành hiện thực, chủ yếu do tính chất phức tạp cần sự phối hợp giữa các Bộ, ngành. Đến nay, chưa tạo được dòng tiền vào cho ngân sách cả Trung ương lẫn TP.HCM từ chính sách. Trong khi đó, thành phố đang đứng trước nguy cơ hết room tín dụng, vướng mắc trong khâu huy động vốn vay để có thể triển khai hàng loạt chương trình, dự án đầu tư công trọng điểm cấp thiết sắp tới. 

Tại Tọa đàm “Đề xuất và kiến nghị một số vấn đề triển khai Nghị quyết 54/2017/QH14”, PGS.TS Vũ Hải Quân - Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại biểu Quốc hội khóa XV, khẳng định, việc khai thác, sử dụng tài sản công trên địa bàn TP.HCM chưa hiệu quả, trong khi đây là nguồn thu rất quan trọng.

Một tài sản công có vị trí đắc địa tại đường Phạm Ngũ Lão, quận 1 đã bỏ không và bị tận dụng làm chỗ để xe (ảnh: Trần Chung)

Ông dẫn chứng, Đại học quốc gia TP.HCM là đơn vị sự nghiệp công lập đang thực hiện mạnh tự chủ đại học, do vậy ngân sách chi thường xuyên ngày càng giảm. Trường có quỹ đất cả nội thành gồm 3 trường thành viên là: Đại học KH-TN, KH-XH&NV và Đại học Bách Khoa. Tuy nhiên, cơ chế cho phép đồng khai thác, sử dụng đất tài sản công chưa rõ ràng, kể cả khi trường muốn hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học cũng chưa thực hiện được. Nếu khai thác hiệu quả tài sản công sẽ góp phần đa dạng hóa nguồn thu của trường. Tương tự, khi TP.HCM có thể tận dụng nhà đất công sản sẽ mang lại nguồn lực đáng kể cho địa phương để tái đầu tư vào hạ tầng.

Còn theo GS.TS Nguyễn Thị Cành, từ hàng chục năm nay, hàng loạt nhà đất công sản để treo là một lãng phí cực lớn. Ai cũng hiểu rằng, địa phương quản lý công sản sẽ hiệu quả hơn vì biết được tài sản đó cần dùng vào việc gì do nằm ngay tại địa bàn. Dẫu vậy, các cơ quan Trung ương lại muốn nắm giữ nhưng để đó và không thể sử dụng, khai thác hết. Số lượng công sản khá nhiều, phần lớn bỏ không.

GS. Cành đề nghị, để khai thác hiệu quả, tài sản công nằm địa phương nào thì cần giao cho địa phương đó quản lý. Ví dụ, khi giao nhà đất công sản của Trung ương cho TP.HCM quản lý, sẽ thành lập quỹ để phát triển tài sản nhằm sử dụng có hiệu quả khối tài sản này. Quỹ sẽ điều tiết thanh toán bù trừ với Bộ Tài chính trong trường hợp các cơ quan đại diện Trung ương muốn thuê mặt bằng hoạt động tại TP.HCM.

“Vì thành phố sử dụng tài sản công làm quỹ nên khi các đơn vị Trung ương cần thuê văn phòng tại TP.HCM thì địa phương sẽ làm việc với Bộ Tài chính để bù hoàn cho chi phí đó. Sau khi nộp về ngân sách Trung ương, nguồn tiền còn lại trong quỹ sẽ phục vụ tái thiết hạ tầng kinh tế-xã hội tại chỗ. Tôi kiến nghị vậy cả chục năm rồi nhưng mãi chưa thực hiện được”, bà Cành nói.

Nguồn tiền hơn 300 nghìn tỷ ách tắc, loạt dự án trọng điểm ngưng trệNghị quyết 54 sắp hết hiệu lực vào cuối năm 2022 nhưng hiện vẫn chưa có dự thảo Nghị quyết mới thay thế, dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ trần nợ công sẽ bị hạ xuống đối với TP.HCM.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Nước nhiễm xăng, kiểm tra thế nào?
  • Quý I/2023, Việt Nam nhập khẩu ô tô nguyên chiếc nhiều nhất từ thị trường nào?
  • Nhiều tiếng nổ lớn trong vụ cháy tiệm sửa xe ở Hà Nội nghi do pháo lậu
  • Đổi mới kiểm tra chất lượng hàng hóa tại cửa khẩu: Bước đột phá trong cải cách
  • Đặt trước iPhone 16 series với ngàn ưu đãi
  • Khắc phục triệt để những hạn chế, bất cập trong thi THPT quốc gia
  • Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp sẵn sàng xuất khẩu
  • Không có căn cứ tội nhận hối lộ trong vụ công an nhận tiền
推荐内容
  • Tình yêu đem ra đánh bạc…
  • Lạng Sơn: Hoàn thành xuất cấp hơn 244 tấn gạo hỗ trợ giáp hạt
  • Thực thi Hiệp định CPTPP: Nội luật hóa các quy định còn khó khăn
  • Lai Châu: Phấn đấu hết quý III, 100% đơn vị sử dụng ngân sách tham gia dịch vụ công trực tuyến
  • Lấy chồng kém 14 tuổi? Không bao giờ!
  • Khó khăn về thị trường và đơn hàng, xuất nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2023 giảm 16,7%