【tỷ số a rập xê út hôm nay】Mùa xuân của bác sĩ là nụ cười của bệnh nhân
(CMO) Tết là thời điểm đẹp nhất, mọi người nôn nao chờ Tết để được sum họp cùng gia đình. Thế nhưng, trong thời điểm đẹp nhất ấy, có những con người vẫn luôn từng ngày, từng giờ thầm lặng cống hiến, hy sinh hạnh phúc cá nhân để giành giật sự sống cho người bệnh trước lưỡi hái tử thần… Họ là những chiến sĩ áo trắng, ngày đêm đồng hành cùng bệnh nhân ở mọi thời điểm và trong mọi hoàn cảnh.
Vài lần tôi có dịp trải nghiệm đêm trực tại bệnh viện cùng bác sĩ ở Bệnh viện Sản - Nhi. Về đêm, khi mọi người an giấc, riêng bác sĩ và điều dưỡng ở các khoa của bệnh viện luôn trong tư thế sẵn sàng để kịp thời xử lý khi có bệnh nhân nhập viện. Tôi phần nào hiểu được những vất vả trong công việc của họ…
Một lần ở Khoa Cấp cứu Bệnh viện Ða khoa tỉnh. Nghe cái tên "cấp cứu" thôi đã sợ, vào bên trong càng sợ hơn khi phải chứng kiến ranh giới mong manh giữa sự sống, cái chết của bệnh nhân nặng do tai nạn giao thông; hay những bệnh nhân liên quan đến tim mạch với những tiếng la thất thanh vì đau đớn, đến tiếng rên yếu ớt cùng những ánh mắt cầu cứu tội nghiệp của bệnh nhân trước nguy cơ thập tử nhất sinh. Môi trường làm việc luôn đặt bác sĩ trong tình thế áp lực (áp lực từ mức độ nguy hiểm của bệnh nhân, áp lực từ người nhà bệnh nhân đôi khi có những hành động không kiểm soát); riêng trong chuyên môn đòi hỏi người bác sĩ với tinh thần trách nhiệm cao, chẩn đoán chính xác bệnh để có phác đồ điều trị hợp lý.
Bác sĩ CKI Dương Quang Trường, Phó khoa Cấp cứu Bệnh viện Ða khoa tỉnh, chia sẻ: "Ðặc thù của khoa cấp cứu, bác sĩ trực theo ca, không có lễ, Tết và thứ Bảy, Chủ nhật… Khi chọn nghề này, bản thân tôi đã chấp nhận và chuẩn bị tâm lý đón nhận tất cả niềm vui, nỗi buồn của nghề. Nghề y là một nghề cao quý nhưng cũng vô cùng khó khăn, vất vả với nhiều áp lực mà không phải ai cũng có thể thấu hiểu và thông cảm được. Ðó là những áp lực đến từ chính công việc hàng ngày; áp lực học tập, nghiên cứu; áp lực của người nhà bệnh nhân… Ngày thường số bệnh cấp cứu nhập viện đã trên 100 trường hợp, những ngày Tết, lượng bệnh cao gấp 2-3 lần.
Bác sĩ CKI Dương Quang Trường, Phó khoa Cấp cứu Bệnh viện Ða khoa tỉnh thăm hỏi sức khoẻ bệnh nhân. |
Bác sĩ CKII Mã Nhơn Khiêm, Trưởng khoa Hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện Ða khoa tỉnh, cho biết: "Với đặc thù là khoa trị bệnh nặng, lượng bệnh hàng ngày trên 35 bệnh nhân thì có khoảng 20 ca phải hỗ trợ thở máy nên cần theo dõi, kiểm tra sức khoẻ liên tục. Ngày thường, y, bác sĩ đã khá vất vả, ngày Tết lượng bệnh nặng từ các khoa khác dồn về, đội ngũ y, bác sĩ vất vả hơn rất nhiều. Cán bộ, nhân viên của khoa hầu như không bao giờ được nghỉ trọn vẹn 3 ngày Tết cùng gia đình. Mùa xuân của bác sĩ sẽ là sự bình an thể hiện trong ánh mắt, nụ cười của bệnh nhân, nhìn họ dần bình phục, được ra viện, sum họp với gia đình… là điều hạnh phúc và thành công nhất.
Bệnh viện Công an tỉnh với quy mô 100 giường bệnh, bình quân mỗi ngày khám và điều trị cho trên 40 bệnh nhân nội trú, 200-250 bệnh nhân ngoại trú (kể cả cán bộ, chiến sĩ, cán bộ hưu trí, người dân và cả phạm nhân). Bác sĩ CKII Châu Thanh Phong, Giám đốc Bệnh viện Công an tỉnh, cho biết: "Nghề y là nghề ưu tiên việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ Nhân dân lên hàng đầu, do đó đôi khi phải chấp nhận gác lại niềm vui riêng vì việc chung, vì cộng đồng. Bệnh nhân thời điểm nào cũng có, nhưng Tết lượng bệnh có xu hướng cao hơn, đòi hỏi đội ngũ bác sĩ phải luôn ở tâm thế sẵn sàng, tận tâm cho việc cứu người. Ðã là bác sĩ chắc rằng ai cũng đã từng hoặc nhiều năm đón giao thừa ở bệnh viện. Khi sức khoẻ bệnh nhân ổn định, anh em tranh thủ thời gian dùng buổi cháo khuya, đón thời khắc năm mới tại đơn vị.
Hệ thống trang thiết bị tại Bệnh viện Ða khoa tỉnh được đầu tư ngày càng hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cán bộ, chiến sĩ trong ngành và Nhân dân. |
Dù biết rằng sự vắng mặt của người thân trong đêm giao thừa là thiệt thòi cho cả gia đình; những người có vợ, chồng làm thầy thuốc cũng sẽ quen dần với việc chồng hay vợ đi trực vắng nhà trong ngày Tết; những đứa trẻ là con y tá, bác sĩ sẽ luôn thiệt thòi vì chẳng mấy khi được cha mẹ chở đi dạo phố, chơi Tết, thoả sức vui chơi như chúng bạn… Bởi những ngày này, những thiên thần áo trắng vẫn còn đang bận bịu chăm sóc bệnh nhân, đó là sự hy sinh thầm lặng và đáng trân trọng./.
Loan Phương
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Đại hội Đảng Bộ Khoa học và Công nghệ lần thứ XXIII: Đoàn kết
- ·Niềm vui của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý khi được… dạy hát!
- ·Tặng bản đồ khẳng định chủ quyền Hoàng Sa cho huyện Hoàng Sa
- ·Đối thoại về công tác chỉnh trang và phát triển đô thị
- ·Bắc Giang: Phó chủ tịch xã bỗng mất tích bí ẩn sau cuộc họp 'đánh giá kiểm điểm'
- ·Huy động các nguồn lực chăm lo cho người nghèo
- ·Vòng sơ tuyển “Chuông vàng vọng cổ” năm 2016: Bình Dương có 20 thí sinh tham gia
- ·Chung kết tháng Hội thi Giọng hát hay karaoke Đất Thủ mở rộng “Mừng Đảng
- ·Tăng mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu từ năm 2022
- ·Huy động các nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng
- ·‘Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong nước về quê dịp Tết, không ngăn sông cấm chợ’
- ·Giải ngân hơn 2 tỷ đồng, giúp các hộ khó khăn có vốn kinh doanh
- ·Chung kết Cuộc thi Âm vang thành phố: Đỗ Quốc Hương đoạt giải nhất
- ·Họp Tiểu ban nội dung tổ chức Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần 2
- ·Tiếp tục sai phạm, Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu bị đưa vào danh sách đen
- ·Trần Thị Thu Ngân đăng quang Hoa hậu Bản sắc Việt toàn cầu 2016
- ·Quy hoạch đồng bộ để thúc đẩy phát triển bền vững
- ·Lòng tự trọng của một lão nông thành phố!
- ·Tham gia EVFTA: Phải tuân thủ tốt yêu cầu nguồn gốc xuất xứ, môi trường và an toàn thực phẩm
- ·Hội thi Giai điệu trái tim huyện Bàu Bàng: Sân chơi hấp dẫn và bổ ích