【alanyaspor đấu với galatasaray】Nghề gác kèo ong trong lịch sử khai phá vùng đất Cà Mau
Nghề gác kèo ong đã xuất hiện ở vùng đất Cà Mau từ hàng trăm năm qua, khi con người đặt chân lên vùng đất này để khai phá, định cư và xây làng, lập ấp. Vì cuộc mưu sinh, những thế hệ lưu dân có nguồn gốc, hoàn cảnh khác nhau đã tìm đến đây, buộc phải “nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá” để tồn tại. Nghề gác kèo ong lấy mật cũng từ đó mà hình thành.
Nghề gác kèo ong đã xuất hiện ở vùng đất Cà Mau từ hàng trăm năm qua, khi con người đặt chân lên vùng đất này để khai phá, định cư và xây làng, lập ấp. Vì cuộc mưu sinh, những thế hệ lưu dân có nguồn gốc, hoàn cảnh khác nhau đã tìm đến đây, buộc phải “nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá” để tồn tại. Nghề gác kèo ong lấy mật cũng từ đó mà hình thành.
Sử liệu ghi lại, những lớp người đầu tiên đến Cà Mau đều là dân lưu tán từ khắp nơi về đây sống quần tụ thành làng, xóm. Theo sách “Gia Ðịnh thành thông chí” của Trịnh Hoài Ðức: “…cõi phía Nam nước Việt khi mới khai phá thì có lưu dân nước ta cùng Ðường nhân, tục xưng người Thanh, cũng như người Tứ di, người Tây Dương, Cao Miên, Ðồ Bàn… những người các nước ấy đến cư ngụ chung lộn… Nếu có khách đến nhà, đầu tiên gia chủ dâng trầu, cau, sau dâng tiếp cơm, bánh, tiếp đãi trọng hậu, không kể thân sơ, quen, lạ, tông tích ở đây, ắt đều thu nạp khoản đãi…”. Thiên nhiên ưu đãi nhưng vô cùng khắc nghiệt đã buộc những lớp người đến vùng đất này khai phá phải đoàn kết, tương trợ lẫn nhau để chống chọi với thú dữ, muỗi mòng, rắn rít… và nhiều mối đe doạ khác. Từ đó mà hình thành đặc điểm, tính cách người Cà Mau có tính tình cởi mở, thẳng thắn, hiếu khách, “trọng nghĩa khinh tài”, “thi ân bất cầu báo”…
Lấy ong mật. Ảnh: TRỌNG THẮNG |
Từ trước năm 1708 đã có nhiều lưu dân tụ họp sinh sống thành những trục dân cư rải rác từ Rạch Giá đến Cà Mau. Lúc bấy giờ, Mạc Cửu là một thương gia người Trung Hoa đến khai mở vùng đất Thuỷ Chân Lạp đã quy tụ dân cư và lập thành bảy xã thôn. Ðến năm 1736, dưới sự điều hành của Mạc Thiên Tích (con trai Mạc Cửu) thì việc khai phá vùng đất Cà Mau mới được đẩy mạnh. Theo chủ trương của các Chúa Nguyễn, quá trình ổn định dân cư và xã hội của vùng đất phía Nam được chính quyền Ðàng trong rất quan tâm, điển hình là việc thành lập hai trấn: Trấn Ðịnh và Vĩnh Trấn (sau đổi thành hai dinh An Giang và Long Hồ) nối liền với trấn Hà Tiên đã tạo điều kiện cho lưu dân các nơi khác vào Cà Mau khai phá. Ðịa bạ Hà Tiên của triều đình nhà Nguyễn xác định địa giới hành chính của hai xã ở tổng Ðịnh Kiên và sáu xã thôn ở tổng Thanh Giang là những nơi thuộc “hoàng lạp”, nghĩa là khu vực khai thác sáp và mật ong.
Thời Pháp thuộc, một số khu vực dân cư sinh sống tại vùng đất này phải chịu một loại thuế gọi là thuế “hoàng lạp” do chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đặt ra. Thuế “hoàng lạp” hay “thuế tổ ong” được đánh vào những người sinh sống bằng nghề “gác kèo ong” ở Cà Mau.
Ở Cà Mau, nghề gác kèo ong tập trung nhiều nhất ở ba huyện: U Minh, Thới Bình, Trần Văn Thời, thuộc khu vực rừng tràm U Minh. Thời điểm mùa bông tràm nở từ tháng 12 đến tháng 5 âm lịch cũng là mùa con ong rừng bay đi hút mật làm tổ. Ðây là thời điểm người dân vào rừng gác kèo và đi lấy mật, người dân làm nghề ở các địa phương còn gọi là “đi ăn ong”.
Một trong những nét độc đáo của nghề gác kèo ong là cách thức tổ chức theo “hội nghề nghiệp”. Những người làm nghề gác kèo ong thường tập hợp lại thành một tổ chức gọi là tập đoàn “Phong Ngạn”, mỗi thành viên của tập đoàn được phân chia từng khu vực cụ thể, với quy định rạch ròi, nghiêm ngặt: khi vào rừng, với bất kỳ lý do gì đều phải báo cho ít nhất một người trong tập đoàn biết; mỗi đoàn viên phải chịu trách nhiệm canh giữ không để lửa cháy ở khu vực của mình; không trộm mật từ kèo ong của người khác... Quy định này đảm bảo an toàn về tính mạng cho từng thành viên trong tập đoàn, nếu có bất kỳ sự cố gì xảy ra cũng kịp thời ứng cứu. Ngoài ra, họ còn có trách nhiệm giữ gìn và bảo quản an toàn cho rừng để các thành viên trong tập đoàn khai thác nghề gác kèo ong phát triển bền vững.
Ðã có rất nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật đề cập đến nghề gác kèo ong như một nghề độc đáo chỉ có ở rừng U Minh, dân làm nghề này được gọi là dân phong ngạn, hoặc ví von là nghề ăn theo hướng gió. Theo các thợ rừng có kinh nghiệm, nghề gác kèo ong tự nhiên có thể thu hoạch mật sáu lần trong một năm, từ ba đến bốn lần trong mùa khô, từ hai đến ba lần trong mùa mưa. Trung bình, mỗi lần lấy mật có thể thu về từ ba đến năm lít mật trên một kèo ong, có nhiều kèo ong thu được trên 10 lít mật.
Khác với mật do ong hút từ nhuỵ các loài cây ở các vùng miền khác, mật ong Cà Mau có hương vị đặc biệt của hoa tràm. Mật trong, vàng và gần giống như nước cam, để lâu không đổi màu và không biến chất, đặc biệt là nó không bao giờ đọng lại chất đường. Chất lượng mật giữa mùa khô và mùa mưa khác nhau. Mật ong mùa khô có màu nước trà đậm đặc, sánh trong như dầu dừa, có nhiều sáp ong trên mặt. Mật ong mùa mưa có màu nước trà nhạt hơn, vì trong hoa tràm có nước mưa.
Nghề gác kèo ong ở Cà Mau là một dạng nghề truyền thống hết sức đặc biệt, ẩn chứa trong đó những tri thức dân gian, những kinh nghiệm quý báu về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, ở đây là hệ sinh thái rừng tràm. Nhiều thế hệ cư dân Cà Mau đã gắn bó và thích nghi, sống hài hoà với môi trường thiên nhiên, hưởng lợi từ thiên nhiên một cách bền vững.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế, hệ sinh thái tự nhiên đang bị đe doạ bởi việc canh tác nông nghiệp và lâm nghiệp thâm canh. Vốn tri thức địa phương đang dần bị mất đi, không có cơ hội trao truyền cho thế hệ mai sau, dẫn đến nghề gác kèo ong có nguy cơ bị thất truyền. Vì vậy, các ngành các cấp cần có sự quan tâm thích đáng trong quy hoạch phát triển bền vững rừng ở Cà Mau, bên cạnh đó cần nghiên cứu, bảo tồn nghề gác kèo ong phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ phát triển du lịch địa phương./.
Huỳnh Thăng
(责任编辑:Thể thao)
- ·Sự thật nguồn gốc cây ‘quái thú’ chở qua nhiều tỉnh thành trên quốc lộ 1A
- ·Điện Biên xuất hiện nhiều điểm sạt lở, đã có người tử vong vì đất vùi lấp
- ·Tránh chuyện đỗ xe, cãi vã ở làn 120km/h, cần bộ quy tắc ứng xử trên cao tốc?
- ·21 hộ dân chưa đồng ý nhận tiền đền bù dự án hơn 238 tỷ đồng tại Bắc Ninh
- ·Đo lường Việt Nam trước sự thay đổi về đơn vị đo lường quốc tế SI
- ·Một trung tâm đăng kiểm ở Bà Rịa
- ·Cận cảnh đàn chim cổ rắn quý hiếm xuất hiện tại Đồng Nai
- ·Hà Nội, TPHCM đứng trước nguy cơ mỗi nơi còn 2 trung tâm đăng kiểm hoạt động
- ·Nữ đại gia vừa lái xe sang vừa rải hơn 300 triệu đồng xuống đường gây xôn xao
- ·Nhân dân khắp mọi miền tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- ·TP.Hạ Long (Quảng Ninh): Kiên quyết xử lý các đối tượng lôi kéo, kích động tiểu thương bãi thị
- ·2 nội dung tài xế có thể phải thi lại khi giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm
- ·Dự báo thời tiết 10 ngày tới: Miền Bắc mưa lớn dồn dập, Trung Bộ nắng nóng
- ·Nạn nhân tập dưỡng sinh kể lúc nhánh cây rơi 2 người tử vong ở công viên Tao Đàn
- ·Standard Chartered: Việt Nam cần 111,1 tỷ USD cho các Mục tiêu Phát triển Bền vững đến năm 2030
- ·Hiện trường vụ sạt lở giữa lúc trời nắng ở Tà Xùa khiến 1 người tử vong
- ·Lái xe ngược chiều trên cao tốc phải bị trừ hết 12 điểm trên giấy phép lái xe
- ·5 Ủy viên Bộ Chính trị, 1 Ủy viên Ban Bí thư, 4 Ủy viên Trung ương đã thôi chức
- ·Lễ Quốc khánh 2/9: Thủ tướng có Công điện yêu cầu đảm bảo an toàn giao thông
- ·Trừ điểm giấy phép lái xe, tài xế nhận thông báo và xem số điểm còn lại ở VNeID