会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bxh ukraina】TPHCM làm gì để vươn lên thành trung tâm tài chính?!

【bxh ukraina】TPHCM làm gì để vươn lên thành trung tâm tài chính?

时间:2024-12-23 21:10:53 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:368次
tphcm lam gi de vuon len thanh trung tam tai chinhTPHCM thu phí ô tô lưu thông khu vực trung tâm để hạn chế ùn tắc?
tphcm lam gi de vuon len thanh trung tam tai chinhTPHCM: Hàng hóa XNK tăng trưởng ổn định tác động tích cực đến số thu
tphcm lam gi de vuon len thanh trung tam tai chinhTPHCM: Hơn 42.000 doanh nghiệp làm thủ tục qua các cảng TPHCM
tphcm lam gi de vuon len thanh trung tam tai chinhTPHCM "thúc" đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
tphcm lam gi de vuon len thanh trung tam tai chinhTPHCM quyết tâm vươn lên thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
tphcm lam gi de vuon len thanh trung tam tai chinh
Việc xây dựng trung tâm tài chính tại TPHCM sẽ giúp thành phố thu hút thêm nhiều tổ chức tài chính, nhà đầu tư lớn.

Cần thiết và xứng đáng

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, việc xây dựng TPHCM thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế là vì cả nước chứ không phải cho riêng TPHCM, vì nó phục vụ cả nước và cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hiện đóng góp hơn 45% GDP, 42% tổng số thu ngân sách cả nước, dịch vụ có giá trị gia tăng chiếm 46%, xuất khẩu chiếm 40%; đầu tư nước ngoài chiếm 56% về tổng dự án và 45% về giá trị đầu tư; kiều hối chiếm 65%. Bên cạnh đó, giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán ở TPHCM chiếm 93,5% của cả nước; 50% doanh nghiệp cả nước nằm ở TP.HCM và nếu tính của cả vùng là 65%.

Phân tích cụ thể hơn về quy mô kinh tế, ông Nguyễn Thiện Nhân thông tin, năm 1999, quy mô kinh tế cả nước là 400.000 tỷ đồng, năm 2000 là 442.000 tỷ đồng thì quy mô kinh tế TP.HCM năm 2010 là 463.000 tỷ đồng. Còn 2005, quy mô kinh tế cả nước là 914.000 tỷ đồng thì năm 2016, quy mô kinh tế TP.HCM là 970.000 tỷ đồng. Điều đó cho thấy, cứ sau mỗi chu kỳ khoảng 10 năm, quy mô kinh tế TPHCM bằng quy mô kinh tế cả nước 10 năm trước đó.

GS.TS Sử Đình Thành, Tổng biên tập Tạp chí nghiên cứu Kinh tế và kinh doanh châu Á - Đại học Kinh tế TPHCM cho rằng, bên cạnh quy mô kinh tế lớn, vị trí địa lý cũng là lợi thế cho TPHCM để hình thành trung tâm tài chính lớn. Bởi tại đây có cảng biển quốc tế kết nối với các nước trong khu vực, nằm trong lõi của vùng kinh tế giàu tiềm năng nhất cả nước.

Theo Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong, với các lợi thế hiện có, định hướng xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại TPHCM là cần thiết, khách quan, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước và của thành phố. Theo đó, người đứng đầu chính quyền TPHCM khẳng định thành phố sẽ nỗ lực hết sức để vươn lên thành trung tâm tài chính quốc tế và khu vực như mục tiêu đã đề ra.

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, dù đi sau, nhưng với trí tuệ của người Việt Nam thì vẫn có thể tận dụng được cơ hội. Ông dẫn chứng, sau gần 10 năm thực hiện quyết liệt đề án chương trình phát triển toán học Việt Nam, vị trí xếp hạng của ngành toán học đất nước so với thế giới đã tăng từ bậc 70 vào năm 2010 lên bậc 35 hiện nay.

Lựa chọn mô hình nào?

Để xây dựng thành công trung tâm tài chính tại TPHCM, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong khẳng định, những yếu tố liên quan đến thể chế, cơ chế, chính sách cũng như tính đặc thù của thành phố so với các địa phương trên thế giới đóng vai trò quyết định.

Đồng tình với nhận định này, ông Peter Hồng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, cho biết, sau hội nghị gặp mặt kiều bào của lãnh đạo TPHCM tổ chức cách đây 3 tháng, cộng đồng kiều bào đã gửi gần 450 ý kiến đóng góp cho thành phố. “Điều đó cho thấy ta không thiếu tri thức, nhưng lại thiếu cơ chế” – ông Peter Hồng nhận định. Cụ thể, TPHCM hiện chưa có chính sách mở về thuế, hải quan và tài chính. Theo đó, thành phố cần ưu tiên phát triển nguồn nhân lực tiếp cận được các tập đoàn tài chính lớn, hiểu được ngôn ngữ ngân hàng của các tập đoàn quốc tế và tạo cơ chế rộng rãi, chính sách thuế bài bản, bình đẳng để thu hút đầu tư.

Còn theo ông Trần Đắc Sinh, nguyên Chủ tịch Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM, mặc dù là địa phương nộp ngân sách nhiều nhất nước nhưng tỷ lệ phân chia các khoản thu ngân sách trung ương và địa phương tại TPHCM trong những năm qua lại liên lục giảm, từ 33% năm 2003, xuống 18% từ năm 2017. Ngoài ra, quá trình Chính phủ phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho chính quyền TPHCM chưa đáp ứng được nhu cầu từ thực tiễn cũng là rào cản lớn.

Theo ông Sinh, trung tâm tài chính có môi trường thuận lợi cho việc hoạt động với chi phí thấp, cùng với nền chính trị ổn định, chất lượng cơ sở hạ tầng tốt, đặc biệt là cơ sở hạ tầng tài chính và hệ thống công nghệ tiên tiến thì sẽ có lợi thế trong việc thu hút các tổ chức tài chính lớn. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực cũng là một trong những yếu tố làm nên thành công của các trung tâm tài chính. Ngoài mức độ mở cửa đối với lao động nước ngoài, trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động địa phương cũng là yếu tố quan trọng. Ngoài ra, khuôn khổ pháp luật cần có sự cân bằng. Nếu các quy định quá chặt chẽ sẽ làm giảm tính thu hút và hấp dẫn của thị trường nhưng ngược lại, nếu quá lỏng lẻo sẽ dẫn đến môi trường kinh doanh bất ổn định và chứa đựng nhiều rủi ro.

Trong khi đó, TS Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và quản lý Fullbright cho rằng, trung tâm tài chính phải là một không gian đô thị tập hợp các dịch vụ tài chính, khách hàng và tổ chức cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng, có phạm vi hoạt động và lưu chuyển dòng vốn ra khỏi quốc gia. Theo đó, ông Tự Anh khuyến cáo, nếu TPHCM vẫn bắt đầu lại với phương hướng cũ thì sẽ thất bại. “Phải tìm một cách tiếp cận khác, nương theo biến động và xu thế của khu vực và thế giới, không đi theo con đường truyền thống. Đồng thời cần tìm ra một số “thị trường ngách” để tạo sự khác biệt và đột biến, ví dụ như trung tâm giao dịch hàng hóa hay fintech” – ông Tự Anh gợi ý.

Chia sẻ thêm về những nỗ lực mà TPHCM đang triển khai nhằm vươn lên thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết, hiện TPHCM đang nỗ lực đạt chuẩn quốc tế ở 4 lĩnh vực, gồm: Đào tạo, dịch vụ y tế, môi trường kinh doanh và là địa phương đi đầu trên cả nước trong việc triển khai 5G. Thời gian tới, TPHCM cũng sẽ tăng tốc ở hàng loạt các chương trình như cải cách hành chính để hoàn thiện môi trường đầu tư; đẩy mạnh xây dựng đô thị thông minh, nghiên cứu trí tuệ nhân tạo; hoàn thiện hạ tầng giao thông; tăng tốc các chương trình chống ngập. Bên cạnh đó, TPHCM cũng sẽ đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa quy hoạch đô thị và tiếp tục đẩy mạnh các chương trình khởi nghiệp sáng tạo, trong đó đặc biệt quan tâm tới khởi nghiệp sáng tạo về các công nghệ tài chính…

GS.TS Nguyễn Thanh Tuyền, Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TPHCM:

Triển vọng hình thành trung tâm tài chính quốc tế của TPHCM là rất lớn. Tuy nhiên, việc hiện thực hóa điều trước tiên là phải kiến tạo một nền móng kinh tế tương ứng. Trên cơ sở đó cần có một giải pháp tích cực, nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực tài chính cấu thành trung tâm tài chính quốc tế ở TPHCM. Trung tâm tài chính quốc tế ở TPHCM cũng sẽ khó sớm hình thành nếu Việt Nam không có một chính sách phát triển và hội nhập đích thực cũng như tiến hành công cuộc cải cách hành chính công mà cũng có thể gọi là cuộc “cách mạng” về cơ chế vận hành bộ máy công quyền hiện hữu.

GS.TS Trần Ngọc Thơ, Đại học Kinh tế TPHCM:

Trung tâm tài chính ở các nước luôn là câu chuyện chính sách tầm quốc gia. Điều này đòi hỏi phải có được một sự ủng hộ tuyệt đối từ Trung ương. Phát triển trung tâm tài chính nên được đặt ở tầm quốc sách, thể hiện trong việc chuẩn bị các đề cương các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng sắp đến. Trong khi chờ đợi sự lan toả từ các quyết sách thường đến rất muộn của các bộ ngành, TPHCM sẽ ngày càng bị tụt hậu. Trong khi đó, Fintech được dự báo sẽ làm thay đổi cuộc chơi của các trung tâm tài chính trên toàn thế giới. Đây có thể là một gợi ý cho việc phát triển một trung tâm tài chính của Việt Nam, với TPHCM là điểm đến lý tưởng để triển khai, bước đầu bằng việc tập trung vào lĩnh vực Fintech.

TS. Lê Hồng Giang, Giám đốc Chiến lược đầu tư, quỹ Tactical Global Management, Brisbane, Úc:

Bên cạnh các chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp truyền thống, phát triển hệ sinh thái Fintech sẽ là một hướng mới cho các trung tâm tài chính. Về cơ bản đó cũng là các chính sách khuyến khích phát trển đặc thù cho thế giới startup công nghệ: thu hút các quỹ đầu tư mạo hiểm, các dịch vụ tư vấn trợ giúp, tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu phát triển, hội thảo, workshop công nghệ, thiết lập các văn phòng làm việc chung với hạ tầng thông tin và tính toán mạnh. Việt Nam nói chung, TPHCM nói riêng, khó có cửa trong cuộc đua xây dựng một trung tâm tài chính tầm quốc tế theo cách truyền thống, nhưng thai nghén một vài “kỳ lân” về Fintech có độ phủ quốc tế hoàn toàn nằm trong tầm với. Một công ty công nghệ tài chính thuần Việt là Trusting Social đang tiến gần tới mục tiêu đó và còn nhiều startup khác cũng rất có triển vọng. Đó sẽ là tương lai trung tâm tài chính của TPHCM.

K.K

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Điểm số công khai minh bạch ngân sách năm 2021 của Việt Nam tăng 9 bậc
  • Cấp dưới lập 600 công ty 'ma' giúp Trương Mỹ Lan chiếm đoạt hơn 4.600 tỷ
  • Bắt cóc trẻ em chưa thành, có bị quy tội?
  • Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ Phó trưởng Công an phường ở Huế bị đâm tử vong
  • Chính phủ yêu cầu xem xét, xử lý phản ánh về giá sàn vé máy bay
  • Khởi tố, bắt giam người phụ nữ lừa đảo chiếm đoạt cả chục tỷ đồng
  • Bắt giam kẻ gây tai nạn giao thông chết người rồi bỏ trốn
  • Xét xử kẻ sát hại, phân xác cô gái 17 tuổi ở Hà Nội
推荐内容
  • Nghiên cứu, sản xuất vaccine ngừa COVID
  • Vạch trần thủ đoạn giả mạo Thanh tra Sở Y tế TP.HCM để lừa đảo
  • Bắt nhanh nghi phạm giết tài xế xe ôm trong đêm ở An Giang
  • Bắt 'nữ quái' đất Mỏ lừa đảo 40 tỷ đồng với chiêu trò đáo hạn ngân hàng
  • Chính phủ đồng ý miễn học phí đối với học sinh trung học cơ sở
  • Bắt giam Phó Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà, Thái Bình