【fc ktp】Chuyển đổi số để hồi phục nhanh hơn trong giai đoạn hậu Covid
Doanh nghiệp tiên phong đổi mới đều trụ vững và phục hồi nhanh hơn | |
Hai giai đoạn phục hồi kinh tế TPHCM |
Hệ thống thông tin điện tử giải quyết thủ tục hành chính đã được hình thành đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương |
Ngày 9/9, IDG Vietnam và Hội truyền thông số Việt Nam tổ chức Hội thảo Quốc gia về Chính phủ điện tử năm 2021 với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ công trực tuyến, phát triển Chính phủ số, thúc đẩy hiệu quả quản lý đô thị thông minh và phát triển thương mại điện tử”. Hội thảo được tổ chức dưới sự bảo trợ của Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông.
Theo ban tổ chức, hệ thống Chính phủ điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Việt Nam đang có sự phát triển vượt bậc. Trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ công trực tuyến, sau hơn một năm triển khai, cổng dịch vụ công đã tích hợp hơn 2.900 thủ tục hành chính của 21 bộ ngành và 63 tỉnh thành. Có hơn 57 triệu hồ sơ được xử lý, qua đó giúp tiết kiệm ngân sách khoảng 8.000 tỷ đồng mỗi năm.
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, năm 2020, thứ hạng phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam đã tăng hai bậc, lên vị trí thứ 86/193 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam vẫn giữ nguyên vị trí thứ 6 trong thứ hạng phát triển Chính phủ điện tử. Điều này khiến cho lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút đầu tư, phát triển đất nước chưa thực sự bứt phá.
Các chuyên gia nhận định, trong giai đoạn tới, để nâng cao năng lực cạnh tranh trong khu vực, Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao hiệu quả Chính phủ điện tử, đồng thời tập trung vào các lĩnh vực nhiều tiềm năng như: đô thị thông minh, thương mại điện tử - hai lĩnh vực được kỳ vọng sẽ góp phần thiết thực trong việc ổn định tình hình kinh tế, xã hội giai đoạn hậu Covid-19...
Về lĩnh vực đô thị thông minh, hiện có 38/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã và đang triển khai triển khai đề án Đô thị thông minh. Việt Nam đã chủ động tiếp cận và định hướng phát triển đô thị thông minh từ khá sớm, bắt nhịp với các quốc gia trên thế giới. Cụ thể, đã tích cực triển khai thực hiện chuyển đổi số, hạ tầng thông tin đã cơ bản được phủ sóng 4G, khả năng tiếp cận các dịch vụ về công nghệ thông tin và tỷ lệ sử dụng các thiết bị di động ở mức khá cao so với thế giới.
Về lĩnh vực thương mại điện tử, thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 đã tăng 16% và đạt quy mô trên 14 tỷ USD. Trong đó, lĩnh vực bán lẻ hàng hóa trực tuyến tăng 46%, gọi xe và đồ ăn công nghệ tăng 34%, tiếp thị, giải trí và trò chơi trực tuyến tăng 18%. Không chỉ vậy, tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2020-2025 được dự đoán là 29% và tới năm 2025 quy mô thương mại điện tử nước đạt 52 tỷ USD.
Đối với việc phát triển Cổng Dịch vụ công, ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính – Văn phòng Chính phủ cho biết, Hệ thống thông tin điện tử giải quyết thủ tục hành chính đã được hình thành đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Từ đó thúc đẩy việc giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4.
Từ tháng 12/2019 đến nay, Cổng Dịch vụ công quốc gia đã cung cấp 3.096 dịch vụ công trực tuyến (trong đó có 1.696 dịch vụ công cho công dân, 1.688 dịch vụ công cho doanh nghiệp); có trên 1 triệu tài khoản đăng ký; số hồ sơ đồng bộ trạng thái là 72 triệu.
Đến nay 100% bộ, ngành, địa phương, 8 tập đoàn, tổng công ty, công ty và 15 ngân hàng, trung gian thanh toán kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia. Số giao dịch trên Cổng là 116.000, với tổng số tiền 258 tỷ đồng cho các dịch vụ thanh toán như phí, lệ phí, BHXH, BHYT, án phí...
Ông Ngô Hải Phan cho biết, thời gian tới các bộ ngành địa phương cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin một cửa, phục vụ cho giải quyết thủ tục hành chính. Trong đó, cần phát triển các nền tảng dùng chung trên Cổng Dịch vụ công quốc gia gồm có cơ sở dữ liệu thủ tục hành chính, nền tảng thanh toán trực tuyến, hệ thống theo dõi, đánh giá chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị… Điều này sẽ giúp tăng cường việc kết nối, chia sẻ, giảm chi phí đầu tư, quản lý hệ thống trùng lặp.
Theo ông Ngô Hải Phan, hiện việc giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử chưa thực sự thuận lợi do tình trạng “mạnh ai nấy làm”, thiếu kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ giải quyết thủ tục hành chính giữa các cơ quan, đơn vị. Do đó, cần đơn giản hóa các thủ tục trước khi đưa lên dịch vụ công trực tuyến. Đồng thời cần giám sát, đánh giá chất lượng giải quyết thủ tục bằng dữ liệu theo thời gian thực, khắc phục kịp thời các hạn chế, bất cập và nâng cao chất lượng phục vụ.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt mức 15% trong năm 2025
- ·Bán online toàn bộ vé xem tuyển Việt Nam đá AFF Cup ở Phú Thọ
- ·VFF có lãi trong năm 2024
- ·Bán online toàn bộ vé xem tuyển Việt Nam đá AFF Cup ở Phú Thọ
- ·Sức mạnh tổ hợp tên lửa kết hợp pháo phòng không Pantsir
- ·Công Phượng lại ghi bàn, dẫn đầu danh sách vua phá lưới giải Hạng Nhất
- ·Tại sao tuyển Việt Nam tới Hàn Quốc chưa đầy 6 tiếng đã phải tập luyện?
- ·Xem tuyển nữ Việt Nam thắng nghẹt thở trước Thái Lan
- ·Bphone bản mạ vàng giá 20,2 triệu đồng được giao hàng trong tuần tới
- ·Sao Thái Lan rớt hạng J1 League
- ·Nhận định, soi kèo Al Zawraa vs Al Quwa Al Jawiya, 23h30 ngày 3/1: Chấm dứt phong độ bất bại
- ·VFF biến động nhân sự trước thềm AFF Cup 2024
- ·Cúp Quốc gia nữ 2024: Huỳnh Như đón sinh nhật không trọn vẹn
- ·Indonesia phủ nhận nhập tịch cựu cầu thủ Inter Milan
- ·Fighting wastefulness: a national imperative
- ·Nguyễn Xuân Son đủ điều kiện dự AFF Cup 2024?
- ·Xem tuyển nữ Việt Nam thắng nghẹt thở trước Thái Lan
- ·Cầu thủ Thanh Hóa chạy vào vòng cấm, vì sao trọng tài không bắt đá lại phạt đền?
- ·Nhân viên quán karaoke ở Đà Nẵng chém khách tử vong
- ·Cúp Quốc gia nữ 2024: Huỳnh Như đón sinh nhật không trọn vẹn