【kq bayer leverkusen】Phá sản và câu chuyện thời điểm trong sản xuất sản phẩm dệt may xanh
Doanh nghiệp dệt may hiện thực “giấc mơ” cung cấp trọn gói sản phẩm Doanh nghiệp dệt may “lấn sân” thị trường thời trang nội |
Đầu tư công nghệ hiện đại sản xuất sản phẩm tái chế,ásảnvàcâuchuyệnthờiđiểmtrongsảnxuấtsảnphẩmdệkq bayer leverkusen sản phẩm thân thiện môi trường là xu hướng đang được doanh nghiệp dệt may trong nước quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, sản xuất xanh ở mức độ nào vẫn là vấn đề khó. “Bởi lẽ, trong xanh hóa sản xuất nếu doanh nghiệp đi nhanh hơn thị trường có thể có thiệt hại về tài chính, khi năng lực cung của hàng hoá dệt may xanh lớn hơn cầu, nhưng đi chậm hơn thị trường thế giới chắc chắn không có vị trí trong chuỗi cung ứng mới”, ông Lê Tiến Trường- Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam nói.
Vấn đề này không chỉ là thách thức với doanh nghiệp trong nước mà có khó với cả những “ông lớn” nước ngoài. Như trường hợp của Renewcell - doanh nghiệp chuyên tái chế quần áo cũ thành nguyên liệu đầu vào kéo sợi viscose và lyocell tại Thụy Điển, đã tuyên bố phá sản vào đầu tháng 3/2024.
Phá sản và câu chuyện thời điểm trong sản xuất sản phẩm dệt may xanh (Ảnh minh họa) |
Nhìn nhận về sự việc này, đại diện Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho rằng, việc sản xuất các sản phẩm thời trang bền vững không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Chi phí sản xuất, đặc biệt là việc sử dụng vải tái chế và nguyên liệu thân thiện với môi trường, thường cao hơn so với quy trình sản xuất truyền thống, kéo theo giá bán cao trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm xanh nhìn chung còn yếu. Điều này đặt ra một thách thức lớn cho Renewcell, với nguy cơ làm tăng chi phí hoạt động và giảm lợi nhuận.
Theo các chuyên gia, sản xuất xanh, sử dụng sản phẩm tái chế là xu hướng không thể cưỡng lại khi Chính phủ nhiều nước đã đưa ra những cam kết chặt chẽ về giảm phát thải carbon. Hơn nữa, các tiêu chuẩn xanh về môi trường, sản xuất, lao động… cũng đang dần được luật hoá tại những thị trường nhập khẩu hàng hoá lớn nói chung, hàng dệt may nói riêng.
Tuy nhiên, cái khó của doanh nghiệp dệt may trong triển khai sản xuất xanh, theo ông Lê Tiến Trường là sự chậm lại trong thực thi một số quy định phát triển bền vững tại những quốc gia nhập khẩu lớn khi thị trường cầu yếu.
Điển hình tại Liên minh châu Âu, ngày 24/4/2024, Nghị viện châu Âu đã thông qua Chỉ thị về thẩm định tính bền vững của doanh nghiệp (CSDDD). Trước đó, thỏa thuận này đã phải trải qua nhiều cuộc thảo luận sâu rộng, do đó dẫn đến một văn bản thỏa hiệp hạn chế phạm vi lập pháp được đề xuất ban đầu và kéo dài thời gian ban hành. Thay vì chỉ nhắm vào Liên minh châu Âu và các doanh nghiệp mẹ có hơn 500 nhân viên và doanh thu ròng toàn cầu là 150 triệu euro (160 triệu USD) thì CSDDD sẽ được áp dụng cho các công ty có hơn 1000 nhân viên và doanh thu trên toàn thế giới cao hơn 450 triệu euro (481 triệu USD). Các quốc gia thành viên sẽ có hai năm để chuyển các quy định mới thành luật quốc gia của mình. Các quy định mới sẽ áp dụng dần dần đối với các công ty trong khu vực từ năm 2027.
Ngày 30/4/2024, Hội đồng châu Âu chấp thuận việc trì hoãn áp dụng đầy đủ Chỉ thị Báo cáo Phát triển Bền vững của doanh nghiệp (CSRD) và việc triển khai Tiêu chuẩn báo cáo bền vững của châu Âu (ESRS) cho yêu cầu về tiêu chuẩn cụ thể theo ngành của CSRD trong hai năm sau thời hạn ban đầu. Theo quyết định này, việc áp dụng các tiêu chuẩn báo cáo bền vững chung cho công ty ngoài Liên minh châu Âu sẽ trì hoãn đến năm 2026. Tùy thuộc vào kết quả của cuộc bầu cử tại khu vực vào tháng 6/2024, các sáng kiến bền vững khác cũng có thể bị trì hoãn.
Một lần nữa nhấn mạnh về tính thời điểm cho triển khai sản xuất xanh, lãnh đạo Tập đoàn Dệt may Việt Nam nhận định, việc phá sản của các doanh nghiệp tiên phong trong sản xuất nguyên liệu xanh, bền vững cũng như việc tạm hoãn thực thi, giảm bớt đối tượng bị tác động trong bối cảnh thị trường yếu cho thấy bài học về sự quan trọng của việc xác định đúng thời điểm đầu tư liên quan đến phát triển bền vững. Đi trước, đi sớm nhưng sai thời điểm nhu cầu có thể hấp thụ cũng đem đến rủi ro thất bại cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, việc chuẩn bị kỹ càng và sẵn sàng chuyển đổi là rất cần thiết. Do đó, lãnh đạo Tập đoàn Dệt may Việt Nam khuyến nghị, doanh nghiệp cần có một chương trình nghiên cứu và phát triển bài bản. Từ đó, mới có thể tạo ra các giải pháp sáng tạo, tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, xã hội.
Việc tiến hành hoạt động nghiên cứu và phát triển cũng giúp doanh nghiệp duy trì được sự cạnh tranh và tiên phong trong ngành công nghiệp thời trang, đồng thời đáp ứng được những yêu cầu bền vững ngày càng tăng từ phía người tiêu dùng.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Xuất nhập khẩu 9 tháng năm 2019 của Việt Nam đạt 45,5 tỉ USD
- ·Tu bổ Nhà hát Thành phố: Cần thực hiện bài bản và thường xuyên!
- ·Ngăn chặn vi phạm bản quyền trên không gian mạng
- ·Dự kiến sự kiện quốc tế tuần từ ngày 23 đến 29/5
- ·Người tiểu đường phải cắt cụt chi vì dùng thuốc lá ngâm chân
- ·Cựu thành viên ban nhạc Cá Hồi Hoang Thành Luke ra tiểu thuyết đầu tay
- ·Phát động phong trào xây dựng Cộng đồng tiêu dùng nông nghiệp sạch
- ·768 sản phẩm sữa đăng ký giá tối đa
- ·Cấm uống rượu bia nơi công cộng: Liệu có khả thi?
- ·Lều Phương Anh kể kỷ niệm được nhạc sĩ Phạm Tuyên dỗ dành
- ·Hà Nội đã làm thẳng được đường cong các ca nhiễm Covid
- ·Infographics: Năm 2021 cả nước có hơn 249.000 biên chế
- ·Song Hye Kyo và Bi Rain thời đóng 'Ngôi nhà hạnh phúc'
- ·Các con nhảy theo Thành Trung trong 'Anh trai vượt ngàn chông gai'
- ·Kỹ thuật trồng cây Bòn Bon Thái năng suất cao, cải thiện kinh tế gia đình
- ·Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh: Truy thu thuế lớn từ thanh tra, kiểm tra chuyên đề
- ·Tỷ lệ lạm phát ở Đức lên mức cao nhất trong 40 năm qua
- ·Tâm lý khách du lịch đã có nhiều thay đổi sau dịch
- ·Bảo hiểm xã hội tạo điều kiện thuận lợi tối đa giúp bệnh nhân nghi nhiễm virus Corona
- ·Bộ Tài chính giành giải Nhất Hội thi tin học khối CBCC trẻ toàn quốc