【ty le tai xiu】Lo chạy đua, doanh nghiệp điện máy rơi vào bế tắc
Khuyến mãi như không
Khuyến mãi, tặng quà, và mạnh nhất vẫn là giảm giá lên tới 50%... vẫn là những chiêu thức đang được nhiều siêu thị điện máy áp dụng để “hút khách”. Thế nhưng, theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS), mặc dù hầu hết các siêu thị điện máy liên tục đưa ra những chương trình khuyến mãi, nhưng người tiêu dùng lại tỏ ra khá thờ ơ. Nhiều khách hàng cho rằng, mua hàng khuyến mãi nhưng giá vẫn đắt hơn sản phẩm cùng loại trên thị trường, nên khuyến mãi cũng như không.
Dẫn chứng về điều này, ông Hùng cho biết, một khách hàng đã khiếu nại lên VINASTAS rằng, vào ngày 13-12-2013 có mua một tivi Samsung Led 40F5000 tại một siêu thị bán hàng giảm giá, với giá niêm yết là 11,49 triệu đồng giảm xuống còn 8,7 triệu đồng (tức giảm hơn 2,5 triệu đồng). Tuy nhiên, khi xem thông tin giá cả tại một siêu thị khác, vị khách hàng này “ngã ngửa” là sản phẩm này còn có giá thấp hơn 100.000 đồng, thậm chí là siêu thị này không có chương trình khuyến mãi. Tương tự, một khách hàng khác mua ti vi LG tại một trung tâm điện máy ở TP. Biên Hòa (Đồng Nai) với giá niêm yết là 23,9 triệu đồng, được giảm giá 2 triệu đồng kèm tặng một ổ cứng 800.000 đồng. Nhưng khi đến một cửa hàng khác, chiếc ti vi này chỉ được bán với giá 20,4 triệu đồng. Có những trường hợp, người tiêu dùng còn “mất tiền oan” khi mua phải các sản phẩm điện tử, điện máy bị làm giả về nguồn gốc xuất xứ. Dù nhãn mác được ghi là sản xuất tại Nhật Bản, Mỹ… song thực chất là hàng Trung Quốc, hoặc hàng Trung Quốc giả nhãn mác hàng Việt Nam.
Ngoài việc lừa dối khách hàng bằng khuyến mãi, giảm giá (nhưng thực chất là không giảm), ông Nguyễn Mạnh Hùng còn cho rằng, các dịch vụ hậu mãi cũng không được các nhà bán hàng thực hiện đúng cam kết: “Phần lớn hàng điện tử, điện máy là có bảo hành và dịch vụ hậu mãi, nhưng những tranh chấp thường xảy ra trong khâu này. Trong nhiều trường hợp, việc thực hiện chưa tốt, nhà bán hàng thường đổ lỗi cho người tiêu dùng để thoái thác việc sửa chữa, thay thế”... Ông Nguyễn Phương Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh cũng thừa nhận rằng: “Có những trường hợp khi đăng ký chương trình khuyến mãi rất hoành tráng, nhưng thực tế triển khai lại không đúng như đăng ký. Năm 2013 chúng tôi đã xử lý nhiều DN vi phạm kiểu này”.
Từ bỏ chạy đua bằng mọi giá
Với sức tiêu thụ tăng do đời sống của người dân ngày một nâng cao cùng với lộ trình giảm thuế đối với các mặt hàng tiêu dùng theo cam kết của Việt Nam, thị trường bán lẻ đang trở nên ngày một sôi động. Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, thị trường điện máy hiện có 35 DN tham gia nhưng có 5 DN đứng đầu thị trường bán lẻ điện máy là Nguyễn Kim, Thế giới di động, Điện máy chợ Lớn, Phan Khang và Trần Anh, trong đó chiếm thị phần lớn nhất là Trung tâm điện máy Nguyễn Kim. Tuy nhiên, thị phần của 5 DN hàng đầu này cũng chỉ chiếm 35,82% thị trường bán lẻ điện máy ở Việt Nam. Một thông tin đáng mừng hơn nữa được bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam chia sẻ, ở thời điểm hiện tại chưa có nhà bán lẻ nào chiếm quá 10% thị phần điện máy. Điều này cho thấy thị trường điện máy trong nước còn rất tiềm năng.
Mặc dù được đánh giá là tiềm năng nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, nếu các DN điện máy vẫn giữ cách bán hàng theo kiểu lừa người tiêu dùng như hiện nay, thì “thượng đế” sẽ còn tiếp tục quay lưng với các chương trình khuyến mãi của các siêu thị điện máy. Hơn nữa, thách thức lớn nhất của các nhà bán lẻ điện máy từ năm 2014 chính là sự cạnh tranh khốc liệt về thị phần tới từ cả 2 phía các nhà bán lẻ nội địa và từ hội nhập kinh tế quốc tế. Theo cam kết gia nhập WTO, từ tháng 1-2015, thị trường Việt Nam có thể sẽ có thêm sự hiện diện của các nhà bán lẻ nước ngoài. khi đó, cuộc cạnh tranh thị phần sẽ khốc liệt hơn đến từ những đối thủ nước ngoài vốn lớn với bề dày kinh nghiệm.
Chiến lược phổ biến của các DN bán lẻ điện máy hiện nay vẫn là giá thấp, phi lợi nhuận... để đấu lại đối thủ. Tuy nhiên, không phải DN nào cũng “trường vốn” để có thể duy trì phương thức kinh doanh theo kiểu “chạy đua” khuyến mãi. Vì vậy, theo khuyến cáo của các chuyên gia, để có thể phát triển bền vững và cạnh tranh hiệu quả, ngay từ bây giờ các hệ thống siêu thị cần có lộ trình phát triển mạnh “nội lực”, giải pháp ổn định tài chính trong dài hạn, củng cố và phát triển mạnh hơn lợi thế mua hàng từ mô hình chuỗi, quản trị tốt khách hàng…
Phan Thu
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Thái Bình: Cách chức Bí thư và hàng loạt cán bộ vì đánh bạc trong trụ sở làm việc
- ·Mạng lưới đường sắt cao tốc Pháp tê liệt vì các vụ phá hoại
- ·Giá cà phê hôm nay 3/12/2024: Giá cà phê trong nước quay đầu giảm mạnh
- ·PDR lãi nửa năm tăng vọt
- ·Tin mới nhất về đường đi của bão số 4 giật cấp 10, tiến thẳng vào miền Bắc
- ·Triển khai TTCK phái sinh: Phòng ngừa rủi ro là ưu tiên hàng đầu
- ·Chuẩn bị nhân lực cho giai đoạn mới
- ·Ukraine dọa phá hủy cầu Crưm, Nga bắn hạ 2 máy bay, 7 tên lửa của Kiev
- ·Hiệu quả mô hình tự liên kết tiêu thụ lúa gạo theo VietGAP
- ·Vỡ đê ở Trung Quốc, nhiều nhà cửa ‘lênh đênh’ giữa nước lũ
- ·Hơn 1.000 ngày Chính phủ đồng cam cộng khổ cùng doanh nghiệp
- ·Vụ tập kích xa kỷ lục của Ukraine vào lãnh thổ Nga làm lộ lỗ hổng phòng không
- ·Thêm đường bay, thêm cơ hội phục hồi
- ·Còn nhiều việc phải làm
- ·Link xem trực tiếp bóng đá U23 Việt Nam vs U23 Oman, giải Tứ hùng cup Vinaphone 2018
- ·Giá vàng hôm nay 05/12/2024: Tăng nhẹ
- ·Doanh nghiệp cơ khí hàng đầu TKV lên UPCoM
- ·Giá bạc hôm nay 27/11/2024: Bạc suy giảm do vai trò trú ẩn bị thất thế
- ·Tin bão mới nhất: Cơn bão Sanba giật cấp 11 thẳng tiến về biển Đông
- ·Cần gỡ vướng trong kiểm tra sau thông quan