【hà nội vs khánh hòa】Tỷ trọng đóng góp của kinh tế xanh sẽ đạt 1,8% GDP
Diễn đàn kinh tế xanh: phát triển kinh tế trong bối cảnh biến đổi khí hậu vừa được tổ chức tại Hà Nội. Ảnh: T.P |
Vì thế, phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang là vấn đề bức thiết của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đây là xu thế của toàn thế giới và phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn đã và đang được nhiều quốc gia hướng tới.
Theo UNEP (Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc), một nền kinh tế xanh có thể được coi là nền kinh tế có lượng phát thải carbon thấp, sử dụng tài nguyên hiệu quả và bao trùm xã hội.
Ở Việt Nam, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm trong thời gian qua, đang là hướng đi tích cực nhằm giảm thiểu những tác động rủi ro của biến đổi khí hậu.
Nhằm cụ thể hóa các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế xanh hướng đến sự ổn định, bền vững, thịnh vượng của đất nước, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày càng phức tạp, vừa qua, Báo điện tử VOV tổ chức “Diễn đàn kinh tế xanh: Phát triển kinh tế trong bối cảnh biến đổi khí hậu” tại Hà Nội với mong muốn đây sẽ là nơi để các nhà lãnh đạo, nhà khoa học, DN và cộng đồng cùng thảo luận, trao đổi thông tin và đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của Nhân dân, cộng đồng về vai trò, ý nghĩa cũng như những thách thức khó khăn, vướng mắc, đồng thời đưa ra những cơ hội, chính sách mới trong phát triển kinh tế xanh bền vững gắn với biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
Ông Đặng Huy Đông - Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Viện trưởng Viện Quy hoạch và Phát triển, cho biết tổng lượng phát thải rác sinh hoạt cả nước hiện nay là 65.000 tấn/ngày. Khoảng 30% lượng rác này được đốt, phát thải gần 10 triệu tấn CO2 mỗi năm, còn 70% chôn lấp phát thải khoảng 5 triệu tấn CO2 mỗi năm.
Ông Đặng Huy Đông đưa ra đề xuất Việt Nam cần bắt đầu bằng việc quy hoạch đô thị ưu tiên giao thông công cộng, hạn chế giao thông cá nhân, hạn chế dần và đi đến cấm xe chạy xăng, dầu trong đô thị. Việc quy hoạch nhà máy xử lý rác thải đô thị theo mô hình phân tán, ứng dụng công nghệ khí hóa, sẽ giúp giảm phát thải hàng trăm triệu tấn khí nhà kính mỗi năm.
Hội Liên hiệp phụ nữ xã Minh Quang, huyện Ba Vì, Hà Nội xây dựng mô đình Ngôi nhà xanh. Ảnh: T.P |
TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế nhấn mạnh biến đổi khí hậu là thách thức toàn cầu, đòi hỏi nguồn lực khổng lồ để chuyển đổi sang nền kinh tế xanh. Các giải pháp bao gồm chuyển đổi ngành công nghiệp, tăng cường quy định ESG (môi trường, xã hội, quản trị) và các cam kết quốc tế như COP26, COP27, COP28. Ông chỉ ra, cơ hội đầu tư vào lĩnh vực này rất lớn, ước tính hàng chục nghìn tỷ USD toàn cầu, tập trung vào các dự án thân thiện môi trường (năng lượng tái tạo, quản lý chất thải, nông nghiệp xanh, vận tải bền vững).
Ông Cấn Văn Lực đề xuất các giải pháp về ban hành Danh mục “Phân loại xanh” cơ chế đánh giá tác động môi trường, chính sách định hướng hành vi và hỗ trợ tài chính (thuế, phí, lãi suất, quỹ chuyển đổi xanh), thu hút đầu tư tư nhân, xây dựng hệ sinh thái tài chính xanh (mô hình 5Is), thành lập thị trường tín chỉ carbon, đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở dữ liệu.
Theo TS. Cấn Văn Lực, đối với tín dụng xanh, Việt Nam cần xây dựng quỹ tái cấp vốn, quy trình thẩm định chuyên biệt và đào tạo cán bộ. Chứng khoán xanh cũng cần hoàn thiện cơ sở hạ tầng thị trường, hỗ trợ DN phát hành và tăng cường tuyên truyền. Mặt khác, việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam cũng là mục tiêu quan trọng để thu hút đầu tư quốc tế. Việt Nam đang tích cực tham gia vào quá trình này. Về pháp lý, nhiều văn bản thúc đẩy tín dụng xanh đã được ban hành. Tổng dư nợ tín dụng xanh đạt 665 nghìn tỷ đồng (khoảng 4,5% tổng dư nợ) và dư nợ được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đạt 3,2 triệu tỷ đồng (hơn 22% tổng dư nợ) tính đến tháng 9/2024.
Kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế tất yếu | |
Thúc đẩy kinh tế số, kinh tế xanh của Thủ đô |
(责任编辑:La liga)
- ·Mở rộng diện tích lúa chất lượng cao
- ·BMW cà khịa Tesla sau màn ra mắt thảm họa của Cybertruck
- ·Siêu xe thể thao như sắt vụn 'hét' giá gần 50 triệu
- ·Vẻ đẹp hớp hồn của các xe ô tô cổ trên các góc phố nẻo đường Cuba
- ·Ngày càng phát huy giá trị của mục tiêu 'ích nước
- ·Ford Ranger Raptor sắp được cảnh sát Anh đưa vào biên chế
- ·Đặng Lê Nguyên Vũ góp 3 siêu xe dự đại tiệc Ferrari cùng đại gia Sài Gòn
- ·New York công bố kế hoạch thu phí xe ôtô đi vào trung tâm thành phố
- ·Vì sao nên lựa chọn dịch vụ đặt taxi Nội Bài giá rẻ của Taxi Đức Anh
- ·Mua Vios được tặng 2 năm bảo hiểm
- ·Tiếp tục tổ chức đấu thầu vàng phiên thứ 9, giá tham chiếu 88,9 triệu đồng
- ·Những con đường đất đỏ dưới tán rừng đại ngàn Tây Nguyên
- ·Sẽ triển khai thí điểm Chương trình Giáo dục mầm non mới ở 20 tỉnh, thành phố
- ·Không còn chạy đua mã lực, các hãng so kè kích cỡ màn hình trên xe
- ·Chuyên gia ‘mách nước’ 3 dấu hiệu nhận biết khu đô thị có tiềm năng phát triển vượt bậc
- ·Thị trường ô tô: Khan hàng nhưng vẫn giảm giá
- ·Bất ngờ với 150 xe Maybach được bán tại Việt Nam
- ·Ô tô lắp ráp trong nước giữ giá, khách hàng chờ xe nhập khẩu
- ·Mua vé tàu Tết Nhâm Thìn qua mạng: nghẽn liên tục
- ·GLC cán mốc 5.000 xe tại Việt Nam