【uk88 top】Gỡ khó trong giao dịch tài chính cho các trường đại học
Tuy nhiên,ỡkhótronggiaodịchtàichínhchocáctrườngđạihọuk88 top việc huy động nguồn tài chính qua các giao dịch tài chính còn có những hạn chế.
Thu nhập từ giao dịch tài chính chủ yếu là lãi tiền gửi
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh cho biết, mặc dù cơ chế tự chủ cho phép các trường được vay vốn và sử dụng quỹ hỗ trợ phát triển hoạt động sự nghiệp để góp vốn liên doanh, liên kết, tuy nhiên việc khai thác nguồn thu này để mở rộng và nâng cao dịch vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học ở một số trường gần như không có. Nguyên nhân là do chưa có hệ thống văn bản hướng dẫn đầy đủ việc vay vốn và sử dụng quỹ hỗ trợ phát triển hoạt động sự nghiệp đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo.
Tương tự, Trường Đại học Hà Nội trong thời gian qua tuy đã có nhiều hoạt động liên doanh, liên kết, chủ động mời các hiệp hội, doanh nghiệp lớn của nước ngoài vào làm việc ký kết thỏa thuận hợp tác với nhà trường, nhưng đại diện trường này cũng cho biết, các văn bản hướng dẫn thực hiện hoạt động kết nối doanh nghiệp với nhà trường còn hạn chế và chưa cụ thể.
Theo ý kiến của đại diện một số trường, hiện nay Nhà nước vẫn chưa có cơ chế hỗ trợ cụ thể cho các trường ĐHCL thực hiện thí điểm tự chủ được vay vốn ưu đãi, hoặc được hỗ trợ lãi suất để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Ngoài ra, việc huy động vốn từ các tổ chức tín dụng và các tổ chức cá nhân khác nhằm hỗ trợ việc cung cấp dịch vụ giáo dục đại học (GDĐH) theo nhu cầu của đơn vị vẫn còn hạn chế, do chưa có văn bản hướng dẫn để tổ chức thực hiện đúng quy định.
Bên cạnh đó, mức độ tự chủ của các trường ĐHCL hiện nay chưa cao, chính vì vậy hoạt động đầu tư tài chính của các trường này còn rất hạn chế. Thu nhập từ hoạt động tài chính của các trường chủ yếu chỉ là lãi tiền gửi.
Cần có hướng dẫn cụ thể
Từ thực tế trên, ông Nguyễn Trọng Nghĩa có đề xuất Nhà nước cần ban hành quy định pháp lý hướng dẫn cụ thể việc vay vốn và sử dụng vốn vay của trường đại học làm cơ sở cho trường tiếp cận và sử dụng được nguồn vốn tín dụng.
Theo ông Bùi Văn Huyền - Viện trưởng Viện Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nhà nước cần ban hành các quy định về huy động vốn từ các tổ chức tín dụng và các tổ chức, cá nhân khác trong xã hội đầu tư cho GDĐH theo khả năng, nhu cầu của các cơ sở GDĐH. Theo đó, các trường ĐHCL cần quan tâm huy động vốn vay từ các chương trình kích cầu của địa phương, vay của các tổ chức tín dụng phục vụ phát triển cơ sở vật chất và hoàn trả lại bằng nguồn thu hợp pháp của nhà trường.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần ban hành các quy định cụ thể hướng dẫn về việc liên doanh, liên kết, đặc biệt là tiến tới hình thành các doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong các trường ĐHCL để ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học của cơ sở GDĐH, góp phần kiểm chứng, đánh giá được giá trị thực tiễn của các công trình nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học, nhà giáo. Đồng thời, chuyển giao công nghệ mà vẫn đảm bảo lợi ích lâu dài cho nhà trường và cá nhân nhà nghiên cứu khoa học, hạn chế lãng phí khi những kết quả nghiên cứu khoa học có giá trị thực tiễn cao nhưng không có nguồn lực hỗ trợ để được ứng dụng vào thực tiễn.
Mặt khác, nhà trường cần liên kết với doanh nghiệp, địa phương trong sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao được đào tạo, khả năng nghiên cứu khoa học, công nghệ. Bên cạnh đó, mỗi cơ sở GDĐH nỗ lực tối đa để nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học theo xu hướng tiếp cận với thế giới để có thể liên kết với cơ sở GDĐH nước ngoài trong nghiên cứu khoa học hoặc nhận các dự án nghiên cứu của các tổ chức quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.
Bà Lê Thị Minh Ngọc - Giảng viên Học viện Ngân hàng cho biết, một số quốc gia và vùng lãnh thổ như Singapore, Hongkong (thuộc Trung Quốc) đã cho phép các trường đại học được vay vốn từ ngân hàng thương mại và thị trường tài chính; cho phép sở hữu, bán nhà cửa được hiến tặng và tự đầu tư; khuyến khích các trường đại học tìm kiếm các nguồn vốn khác, đặc biệt là từ doanh nghiệp. Do đó, để tăng tính chủ động trong việc huy động nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học, Nhà nước cần sớm ban hành các chính sách cụ thể hướng dẫn về cơ chế hỗ trợ các trường được vay vốn ưu đãi hoặc hỗ trợ lãi suất cho các dự án đầu tư sử dụng vốn vay của tổ chức tín dụng theo quy định; hỗ trợ các trường tiếp cận trực tiếp các nguồn vốn ODA cho đầu tư phát triển. Đặc biệt, Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất cho các trường thuộc lĩnh vực có khả năng xã hội hóa thấp như khoa học cơ bản, nông lâm…
Bùi Tư
(责任编辑:Thể thao)
- ·Thông tin mới nhất về quy định chụp ảnh chủ thuê bao di động
- ·Nơi đón năm mới đầu tiên trên thế giới
- ·Tôn vinh áo dài Việt
- ·“Hội ngộ cùng HGTV”
- ·Soi kèo góc Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
- ·Mai Cát Vi
- ·Đa dạng hoạt động chào đón xuân mới
- ·Những “ông vua” chân đất
- ·“Dù làm 1000 cuốn sách, không được để có một sai sót nào xảy ra"
- ·“Chúng tớ ăn Mặt trăng rồi !”
- ·Không được iOS 11 hỗ trợ, iPhone 5 sẽ sớm bị Apple khai tử?
- ·Báo Hậu Giang điểm tin sáng 11
- ·“O Sen” Ngọc Mai
- ·Báo Hậu Giang điểm tin sáng 2 – 9: Ngôi làng may cờ Tổ quốc
- ·Mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM
- ·Đại Nam thực lục
- ·Uyển Ân: Thoát mác em gái người nổi tiếng
- ·Nâng tầm tác phẩm văn học, nghệ thuật
- ·Agribank và 10 thành tựu nổi bật năm 2024
- ·Sống lại dấu xưa !