【soi keo burnley】Khuyến cáo các biện pháp phòng lây nhiễm virus A/H5N8 sang người
Lực lượng chức năng liên ngành kiểm tra, giám sát gia cầm sống tại chợ buôn bán gia cầm. (Ảnh: TTXVN)
Theo thông tin từ Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), trong tháng 11-2014, việc cơ quan y tế tại Đức và Hà Lan thông báo ghi nhận hai ổ dịch cúm A/H5N8 tại hai trang trại gia cầm đã làm dấy lên quan ngại về sự lây lan của chủng virus cúm này tại các nước khu vực châu Âu.
Trước diễn biến tình hình dịch bệnh cúm gia cầm A/H5N8 tại châu Âu và một số nước khu vực châu Á, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các tổ chức quốc tế tiếp tục dõi sát tình hình diễn biến dịch cúm A/H5N8 trên gia cầm và ở người để có các biện pháp ứng phó kịp thời.
Kết quả xét nghiệm cho thấy virus cúm A/H5N8 tại châu Âu có cấu trúc gen tương tự như virus phát hiện ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản vào tháng 1-2014 và bắt nguồn từ sự tái tổ hợp các virus bao gồm cả virus cúm gia cầm A/H5N1 hiện vẫn lưu hành ở Châu Á.
Theo các chuyên gia, virus cúm A/H5N8 gây tỷ lệ tử vong cao ở gà, đặc biệt là gà tây, tuy nhiên tỷ lệ thấp hơn ở vịt (khoảng 20%) và không gây các biểu hiện ốm, chết ở vịt trời. Chủng virus cúm A/H5N8 được ghi nhận rải rác trên các đàn gia cầm và chim hoang dại từ năm 2010 đến nay tại một số nước khu vực châu Á, trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Theo thông báo của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật châu Âu (ECDC), đến nay trên thế giới chưa ghi nhận trường hợp nào ở người, tuy nhiên chủng virus này có thể lây truyền từ gia cầm sang người.
Những người có nguy cao nhiễm chủng virus này là người trực tiếp tiếp xúc, chăm sóc, giết mổ hoặc xử lý gia cầm nhiễm bệnh. Cho tới nay mặc dù chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh trên người, tuy nhiên các chuyên gia y tế cho rằng người sau khi phơi nhiễm cần được theo dõi sức khỏe ít nhất 10 ngày để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh cũng như để xác định không bị nhiễm virus trong quá trình làm việc.
Để chủ động các biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm sang người, Bộ Y tế khuyến cáo người dân:
1. Không giết, mổ gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân.
2. Không ăn tiết canh, không ăn thịt gia cầm chưa được chế biến kỹ.
3. Khi phát hiện có gia cầm ốm, chết phải báo kịp thời cho chính quyền địa phương.
4. Nếu xuất hiện các biểu hiện cúm có liên quan đến tiếp xúc với gia cầm, đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời./.
Theo TTXVN
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Đề nghị kỷ luật nguyên Trưởng Công an TP Chí Linh Lê Văn Thoan
- ·Việt Nam, Cambodia to further expand cooperation
- ·Museum honours Italian doctor who identified SARS in Việt Nam
- ·Việt Nam, Cambodia seek to further facilitate cross
- ·Viettel đã “đưa” 5 Bộ, ngành lên cổng thông tin một cửa quốc gia
- ·Communist Party of Việt Nam's information portal launched
- ·Việt Nam, Belgium enjoy fruitful 50 years of ties: diplomats
- ·Mekong River countries work together to build climate change
- ·1500 người cùng nhau đi tìm 'Đường về hạnh phúc'
- ·54 defendants, including high
- ·Hoa Lư khiếu nại gói thầu 35 nghìn tỷ, ACV báo cáo Thủ tướng trước ngày 22/8
- ·Promising future of Việt Nam
- ·Prime Minister hosts China’s Guangxi party leader
- ·NA Chairman offers development suggestions to Bình Thuận
- ·35 công ty doanh thu cao nhất thế giới năm 2024
- ·Party General Secretary hails cooperation with China’s Yunnan Province
- ·Public Security Minister visits Japanese Coast Guard
- ·50th anniversary of Việt Nam
- ·ABBANK bổ nhiệm ông Phạm Duy Hiếu làm Tổng Giám đốc
- ·Cabinet members agree on extending e