【kq tq】Gia hạn lần 2 điều tra chống lẩn tránh phòng vệ thương mại đường mía
Gia hạn điều tra chống lẩn tránh phòng vệ thương mại đường mía thêm 2 tháng | |
Hướng dẫn áp dụng C/O đối với mặt hàng đường mía nhập khẩu | |
Thủ tục nhập khẩu đường mía không bị áp thuế chống bán phá giá |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Ngày 21/9/2021, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2171/QĐ-BCT điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía từ các nước Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myamar.
Trong quá trình điều tra, Bộ Công Thương nhận được nhiều ý kiến của các bên liên quan về các khía cạnh của vụ việc.
Để đảm bảo việc điều tra được tiến hành một cách toàn diện, khách quan, đánh giá đầy đủ thông tin mà các bên liên quan cung cấp, căn cứ Điều 82 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 943/QĐ-BCT gia hạn thời hạn điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía thêm 2 tháng.
Theo đó, thời hạn kết thúc điều tra vụ việc là ngày 21/7/2022.
Trước đó, ngày 18/3/2022, Bộ Công Thương cũng đã ban hành Quyết định số 348/QĐ-BCT gia hạn thời hạn điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại với một số sản phẩm đường mía thêm 2 tháng. Khi đó, thời hạn kết thúc điều tra vụ việc là ngày 21/5/2022.
Sự việc này bắt nguồn từ ngày 9/2/2021, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 477/QĐ-BCT áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.
Sau đó, ngày 15/6/2021, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1578/QĐ-BCT áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức đối với một số sản phẩm đường mía nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ Thái Lan.
Sau khi Việt Nam khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp với đường mía từ Thái Lan từ tháng 10/2020 đến tháng 6/2021, số liệu nhập khẩu của cơ quan hải quan cho thấy lượng nhập khẩu đường được khai báo là có xuất xứ từ 5 nước ASEAN nói trên trong giai đoạn đã tăng mạnh so với giai đoạn 9 tháng trước đó.
Cụ thể, lượng nhập khẩu tăng từ 107.600 tấn lên 527.200 tấn; trong khi đó, lượng nhập khẩu đường có xuất xứ từ Thái Lan vào Việt Nam đã giảm gần 38%, từ 955.500 tấn xuống còn 595.000 tấn.
Ngay khi lượng đường nhập khẩu từ một số nước ASEAN (ngoài Thái Lan) có dấu hiệu gia tăng, Bộ Công Thương đã tham vấn, hỗ trợ Hiệp hội Mía đường Việt Nam cũng như ngành sản xuất đường mía trong nước thu thập thông tin, số liệu, xây dựng hồ sơ yêu cầu điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại với sản phẩm đường mía.
(责任编辑:La liga)
- ·Tiểu thuyết kinh dị liệu có được lột xác trong năm 2025?
- ·Lợi ích khi dùng VNeID tích hợp giấy chuyển tuyến, hẹn tái khám
- ·Bụng bia có thể khiến quý ông "yếu" đi 46% về mặt này
- ·Bệnh nhân tự mua thuốc bên ngoài, trường hợp nào được BHYT thanh toán?
- ·Cuộn thép nặng 20 tấn đè sập cabin xe container giữa giao lộ TP.HCM
- ·Đi khám vì sưng đau vú, phát hiện mắc dạng ung thư tiến triển nhanh
- ·Bỗng dưng giảm ham muốn "chuyện ấy", bàng hoàng phát hiện khối u não
- ·Chuyên gia nâng ngực chia sẻ những thông tin về "tân trang" vòng 1
- ·Quận Hoàn Kiếm và 176 xã của Hà Nội thuộc diện phải sáp nhập
- ·Bệnh van tim kéo dài: Đừng để khi trái tim mệt mỏi mới bắt đầu quan tâm
- ·Vụ chồng bị khởi tố vì ném hỏng điện thoại của vợ: Điện thoại là tài sản chung hay riêng?
- ·Hà Nội: Thêm bệnh viện 1.500 tỷ đồng đi vào hoạt động
- ·Điều gì phá hủy gan nhiều nhất?
- ·Tạm đình chỉ công tác Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TPHCM
- ·3 người bị chém trong vụ tranh nhau ‘giật’ đồ cúng ở TPHCM
- ·Thịt gà có nhiều cholesterol không?
- ·Sỏi san hô 5,5cm được loại sạch nhờ kỹ thuật tán sỏi hiện đại, không mổ mở
- ·Những ai không nên ăn hành tím?
- ·Ô tô tải đâm vào hộ lan cao tốc Nội Bài
- ·Nguồn nhiễm độc chì bủa vây trẻ em Việt: Tác động nghiêm trọng đến trí não