会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bxh latvia virsliga】Vẹn nguyên tình thầy trò, tình đồng chí…!

【bxh latvia virsliga】Vẹn nguyên tình thầy trò, tình đồng chí…

时间:2024-12-23 14:53:39 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:592次

Ngày họp mặt của Trường Bổ túc Văn hóa Công Nông cấp II,ẹnnguyntnhthầytrtnhđồbxh latvia virsliga III Hậu Giang ai đến dự cũng cảm nhận được sự ấm áp, chân tình và xúc động, đã có những cái ôm thật chặt, những giọt nước mắt hạnh phúc đã rơi sau bao nhiêu năm gặp lại...

Các giáo viên và học viên vui mừng ngày gặp gỡ.

Ngày vui nhất

Nhìn những cái cúi chào thành kính của ông Nguyễn Quốc Ca, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, trước thầy cô giáo của mình, rồi những cái ôm, cái nắm tay siết chặt của đồng chí Nguyễn Hữu Tình, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy với thầy cô giáo, các bạn bè, học viên cùng trường thời ấy, ai cũng thấy ấm lòng. Chỉ một hành động nhỏ nhưng mọi người cảm nhận được dù ở cương vị, vị trí nào, thì với họ thầy cô luôn là sự kính trọng, tôn vinh và là niềm tự hào của bao lớp học trò.

Đưa mắt nhìn xung quanh, rồi chốc chốc lại bắt tay, gật đầu với những lời chào của cựu học viên đến tham dự buổi họp mặt, bà Nguyễn Hồng Châu, cán bộ phòng tổ chức của trường ngày ấy, chia sẻ: “Với tôi, đây là ngày vui nhất trong đời mình. Bởi ở cái tuổi xế chiều này (74 tuổi) mà tôi vẫn còn gặp lại được các đồng nghiệp của mình, được gặp các em học viên thân yêu ngày nào. Nhìn các em, tôi thấy như mình được sống lại cái thời còn sinh hoạt trong môi trường sư phạm. Lúc đó điều kiện cơ sở vật chất, phòng lớp còn thiếu thốn nhiều nhưng tình cảm đồng nghiệp, thầy trò với nhau thắm thiết lắm. Tôi thấy mừng vì các anh, chị học viên hiện nay là lãnh đạo ở cương vị cao nhưng lòng yêu thầy, kính thầy, trọng thầy cô luôn cao, không thấp hơn cương vị của họ”.  

Ngày gặp gỡ, hàn huyên tâm sự về cuộc sống gia đình, tình yêu nghề với các bạn học của mình ngày nào, ông Trần Trung Hiếu, cựu học viên của trường, hiện nay là Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang, nhớ lại: “Tôi thấy mình rất may mắn khi được học tại trường. Cũng nhờ sự nghiêm túc trong việc học đã rèn cho tôi tác phong làm việc nghiêm túc, dứt khoát và hết lòng vì công việc hiện nay. Ngày họp mặt luôn là một ngày ý nghĩa và nhiều cảm xúc”. Ban Liên lạc của trường trong 9 lần tổ chức họp mặt luân phiên tại Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, đã có 5 lần ông Hiếu tham dự cùng thầy cô, bạn bè mình. Ông Hiếu là 1 trong những học viên khóa đầu tiên khi trường được thành lập năm 1975. Ông học bổ túc từ lớp 1 đến lớp 12 chỉ trong thời gian hơn 4 năm.

Bữa sáng hôm họp mặt cuối tuần qua, dù chuông báo hiệu đã đến giờ họp vang lên khá nhiều lần để mọi người tập trung vào hội trường nhưng các thầy cô, học viên vẫn nấn ná lại để hỏi thêm nhau vài câu, nhắc lại vài kỷ niệm và nhìn nhau thêm một chút. Gần 500 giáo viên, học viên tề tựu về đây hôm nay tuổi đã xế chiều, nên ai cũng bịn rịn, sợ phút chia tay đến sớm quá. “Còn nhớ, còn góp nhặt thêm những kỷ niệm ngày ấy giờ là một niềm vui, là động lực để tiếp tục cống hiến cho đời, cho xã hội”, bà Phạm Thị Ngọc Ánh, nguyên là Hiệu trưởng trường (giai đoạn 1988-1990), hiện nay là Phó Chủ tịch Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo thành phố Cần Thơ, chia sẻ.

Trường Bổ túc Văn hóa Công Nông cấp II, III Hậu Giang được xem như cái nôi đào tạo nhân tài cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Cái nôi đào tạo nhân tài

Trường Bổ túc Văn hóa Công Nông cấp II, III Hậu Giang tiền thân là Trường Bổ túc Văn hóa Công Nông cấp I, II Hậu Giang, được thành lập vào năm học 1975-1976, theo chủ trương của Tỉnh ủy Hậu Giang (lớn), với mục tiêu nâng cao trình độ văn hóa cho đội ngũ cán bộ. Trường tiếp quản cơ sở Trường tư thục Đồng Tiến của chế độ cũ (nay là Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ). Hiệu trưởng đầu tiên của trường là thầy Nguyễn Thành Điểm. Đến năm học 1976-1977, trường chính thức lấy tên là Trường Bổ túc Văn hóa Công Nông cấp II, III Hậu Giang. Năm học này, số học viên của trường tăng vọt. Bà Phạm Thị Ngọc Ánh, nguyên là Hiệu trưởng trường, cho biết: “Nguyên nhân số lượng học viên tăng theo lời thầy Trần Đăng, Hiệu trưởng giai đoạn đó là do Tỉnh ủy đồng ý cho sáp nhập Trường Lý Tự Trọng trong chiến khu ra, khoảng hơn 300 học sinh. Trong số này có một số học viên đã ra công tác, đi bộ đội nay cũng được quay trở lại tiếp tục học. Năm học này có khoảng 500 học viên. Phần lớn được bố trí ăn ở nội trú trong trường, một số ít ra bán trú. Được tỉnh cấp gạo, học phí để ăn học như chế độ cán bộ, công nhân viên”. 3 năm học: 1977-1978, 1978-1979 và 1979-1980 là thời hoàng kim nhất của trường.

Ông Trần Đăng, nguyên Hiệu trưởng của trường (giai đoạn 1976-1977), nhớ lại: “Lúc này chủ trương của Tỉnh ủy quy tụ học sinh các trường Thiếu sinh quân (Quân khu 9) ở Vị Thanh, Trường Bổ túc Công Nông cấp II Sóc Trăng, Trường Nguyễn Việt Hồng tập trung về trường. Giai đoạn này trường đào tạo hàng ngàn học viên theo học hệ bổ túc 2 năm 3 lớp. Thời kỳ này, thi đậu đại học cực kỳ khó, nhất là các trường đại học lớn của Thành phố Hồ Chí Minh nhưng học viên của trường ở 3 khóa này đa số đều đậu vào các trường đại học danh tiếng như: Đại học Bách khoa, Đại học Y Dược, Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

Để phù hợp với tình hình mới, ngoài việc vẫn duy trì hệ cán bộ được các cơ quan, ban, ngành cử đi học, trường đã tuyển sinh mở rộng thêm đối tượng là con em các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng học chương trình phổ thông. Trước năm 1980, trường đào tạo 2 năm 3 lớp, sau năm 1980 có thêm hệ phổ thông trung học mỗi năm 1 lớp. Đến năm học 1988-1989, thời điểm này số cán bộ, nhân viên cơ quan gửi đi đào tạo giảm dần. Số con em gia đình chính sách, gia đình có công có đủ điều kiện vào học các trường phổ thông nên Tỉnh ủy Hậu Giang đã quyết định không chiêu sinh tiếp mà chuyển sang loại hình Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng. Đến hết năm học 1989-1990, Trường Bổ túc Văn hóa Công Nông cấp II, III Hậu Giang chính thức kết thúc nhiệm vụ lịch sử của mình.

Sau 15 năm hoạt động, trường đã đào tạo hơn 10.000 lượt học viên tốt nghiệp bổ túc văn hóa cấp II, cấp III. Trong số này đã có nhiều thế hệ học trò thành đạt như ông Trần Văn Chuyện, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng; ông Huỳnh Thanh Tạo, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang… Ông Nguyễn Hữu Tình, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, cựu học viên của trường, chia sẻ: “Bên cạnh việc dạy chữ, trường còn được xem là một tổ chức được rèn luyện toàn diện. Với đội ngũ thầy cô giáo nhân hậu, giỏi chuyên môn, yêu nghề, các thầy cô đã trang bị cho các thế hệ học viên đầy đủ kiến thức, kỹ năng đáp ứng tốt nhu cầu công việc”.

Hòa cùng không khí vui tươi, ấm áp hướng đến kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11), buổi họp mặt hôm nay đã trở nên ý nghĩa, thân tình hơn. Bởi sự tri ân chân thành của các học viên dành cho thầy cô giáo của mình. Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” vẫn mãi được duy trì và cháy sáng trong tim từng thế hệ học trò, nhưng qua mỗi lần họp mặt cũng có những ưu tư… Bà Võ Hồng Phấn, cựu học viên của trường, thổ lộ: “Tôi thấy tiếc khi mỗi lần họp thì thầy cô tham gia ngày càng giảm. Giảm không phải vì thầy cô không muốn đi mà vì thầy cô không thể đi nữa bởi tuổi cao sức yếu cũng có, có thầy cô đã ra đi mãi mãi cũng có. Vì thế còn khả năng đi được tôi sẽ đi họp mặt với thầy cô”.

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Lữ Văn Hùng: Đây là ngày của lòng biết ơn.

“Ngày họp mặt hôm nay đã là dịp để các thế hệ học trò trường gửi những lời chúc tốt đẹp và sự tri ân đến “những lái đò” cần mẫn với sự nghiệp “trồng người”. Đây chính là ngày họp mặt của lòng biết ơn, của ngàn lời chúc tốt đẹp và triệu đóa hoa tươi thắm mà các thế hệ học trò các trường gửi đến thầy cô mình. Tôi mong rằng với niềm kính yêu tôn trọng đó, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tỉnh nhà ngày càng phát huy truyền thống hiếu học, xứng đáng là niềm tin, sự kỳ vọng mà nhân dân giao phó”.

 

Ngày 11-11, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Ban Liên lạc Chi hội tỉnh Hậu Giang (thuộc Ban Liên lạc Hội Cựu học viên Trường Bổ túc Văn hóa Công Nông cấp II, III Hậu Giang) tổ chức họp mặt thầy cô giáo, cán bộ, công nhân viên, cựu học viên Trường Bổ túc Văn hóa Công Nông cấp II, III Hậu Giang lần thứ IX, năm 2017. Đây là hoạt động được ban liên lạc tổ chức 2 năm 1 lần luân phiên tại 3 tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ, nhằm tri ân những thầy cô giáo đã giảng dạy, là dịp để các học viên gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm trong công việc… Tham dự buổi họp mặt có khoảng 500 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học viên của trường. Lần họp mặt thứ 10 sẽ được tổ chức tại tỉnh Sóc Trăng.

 

Bài, ảnh: CAO OANH

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Khó xử khi ở giữa mẹ và người yêu
  • Việt Nam attaches importance to ties with Cuba: VUFO President
  • Việt Nam views RoK as important, long
  • Field exercise held to improve prospective peacekeepers' capacity
  • Bất hạnh ập lên một gia đình nghèo
  • Deputy PM calls for support from Cuban leader for stronger economic ties
  • PM meets Vietnamese community in US
  • Young people should be contributors rather than consumers in digital era: IPU secretary general
推荐内容
  • Cha mẹ nghèo con khó có cơ hội sống
  • PM delivers policy speech at Georgetown University
  • Top legislator attends first Children's National Assembly mock session
  • Party information
  • Thủ tục chuyển tài sản của người mất cho người còn sống
  • Vice President’s tour boosts bilateral relations with Mozambique, South Africa